Mục lục Hồ sơ sự kiện số 129 (20-8-2010)
- Cuộc chiến bản quyền
Các cuộc chiến bản quyền luôn là đề tài nóng bỏng thu hút sự chú ý của nhiều người. Đây cũng là vấn đề khiến các hãng nổi tiếng thế giới phải “đau đầu” vì nó không chỉ liên quan tới những khoản tiền bồi thường khổng lồ, mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như sự tồn tại của các hãng đó. Vậy, làm thế nào để hạn chế được những vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền? Đây là bài toán vô cùng hóc búa, đang cần lời giải.
*** Vấn đề và bình luận
Nguyễn Nguyên - Bản quyền truyền hình tại Việt Nam: Sinh sau nhưng “sốt” nhất
Thời gian qua rộ lên những vụ bản quyền truyền hình Việt Nam ồn ào và tốn nhiều giấy mực. Những vụ mua bán bản quyền theo kiểu “thân ai nấy lo, việc ai nấy chạy” đã làm náo loạn thị trường bản quyền truyền hình ở Việt Nam.
Minh Phương - Ngành công nghiệp phần mềm mất 50 tỉ USD mỗi năm
Xót xa trước tình trạng hàng chục tỉ USD thiệt hại mỗi năm, các hãng phần mềm đang đòi thành lập lực lượng cảnh sát chuyên truy lùng tội phạm ăn cắp bản quyền và truy tố ra tòa.
Phạm Nhẫn - Sở hữu trí tuệ trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Thương hiệu không chỉ đơn thuần là biểu tượng, mà còn là giá trị thực sự và sản phẩm của trí tuệ. Bản chất và tính đại diện của thương hiệu là hai nhân tố tác động rất quyết định tới tâm lý của người tiêu dùng. Vì thế, xây dựng được thương hiệu, không ngừng phát triển nó và đặc biệt là bảo vệ nó trong mọi môi trường và trường hợp cạnh tranh là bí quyết thành công đã được công nhận và vận dụng rộng rãi. Trong quá trình ấy, việc vận dụng quyền sở hữu trí tuệ luôn đóng vai trò then chốt.
Đăng Bình - “Vụ kiện tỉ đô” và chiến thắng của “đại gia” truyền thông kiểu mới
Sau hơn ba năm Viacom khởi kiện Google và YouTube vi phạm bản quyền, đòi bồi thường một tỉ USD, Tòa án quận Nam New York (Mỹ) đã ra phán quyết, chiến thắng thuộc về Google. Nhưng “thế lực truyền thông truyền thống” Viacom không phục, và họ tuyên bố tiếp tục kiện “đại gia” truyền thông kiểu mới Google.
*** Bên lề sự kiện
Trung Hoàng - Nước Mỹ với cuộc chiến chống đĩa lậu
Thời gian qua, vấn nạn băng đĩa lậu luôn là nỗi nhức nhối, vấn đề khó giải quyết làm “đau đầu” các cơ quan chức năng, các nhà sản xuất kinh doanh băng đĩa ở Mỹ. Vấn nạn này đã và đang tồn tại dai dẳng trong xã hội Mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của nước này.
Minh Quang - “Đạo tặc” hay “hiệp khách”?
Sự thành công của Đảng Pirate (Hải tặc) Thụy Điển trên chính trường châu Âu tựa như một “mồi lửa” lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt tại Mỹ và một số nước ở châu Âu đã dấy lên phong trào thành lập một tổ chức chính trị chuyên ủng hộ việc sử dụng, download nội dung trên mạng Internet miễn phí. Liệu trong một tương lai không xa, chế độ bản quyền truyền thống hiện nay sẽ còn tồn tại (?)
Thanh Vân - Ngộ nhận của người Trung Quốc về phần mềm lậu
Trung Quốc vốn được mệnh danh là “kinh đô” của đĩa lậu, thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ phần mềm lậu ở đất nước có dân số đông nhất hành tinh lên tới 93%. Dưới đây là một số ngộ nhận về phần mềm lậu mà người Trung Quốc tổng kết trong công cuộc đấu tranh chống phần mềm lậu.
Hoàng Thu - Các “chiêu” chống vi phạm bản quyền
Thời gian gầy đây, số người sử dụng Internet trên toàn cầu tăng mạnh, dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng tải nhạc, phim, copy các bài báo và down-load phần mềm bất hợp pháp,.. đã tăng theo cấp số. Đối mặt với vấn đề đó, nhiều nước đã phải “ra tay” để diệt “đạo tặc”. Tuy nhiên, những biện pháp đó nhiều khi vẫn chỉ mang tính hình thức, cụ thể ngăn chặn được đến đâu, người ta vẫn chưa thống kê được con số cụ thể.
*** Kinh tế và hội nhập
Hải Vũ - Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tiên phong
Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã không ít lần phải đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. Ngược lại, trên sân nhà, gần đây doanh nghiệp của chúng ta cũng đã tham gia nhiều vụ kiện. Có thể nói doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự cảm nhận được “góc khuất” của hội nhập.
Trí Anh - Thiên tai tàn phá hai nền kinh tế mới nổi
Thảm họa cháy rừng ở Nga, lở đất, lũ quét ở Trung Quốc đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hai nền kinh tế mới nổi trong nhóm bộ tứ BRIC (thêm Ấn Độ và Brazil). Không chỉ bị thiệt hại về người, những hậu quả mà thiên tai gây ra đã tàn phá hai nền kinh tế này rất lớn, khó khắc phục trong một sớm một chiều.
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Lê Minh Quang - Liệu có thể bùng nổ chiến tranh lớn Ngày 7-8-2010, lãnh tụ cách mạng của Hòn đảo tự do Fidel Castro có bài diễn thuyết quan trọng tại Quốc hội Cuba, gây sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Nội dung bài diễn thuyết tập trung chủ yếu đánh giá tình hình chính trị quốc tế, trong đó ông cảnh báo Tổng thống Mỹ B.Obama về nguy cơ nổ ra Chiến tranh thế giới thứ III liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran và tình hình căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Lý Mạc Phù - Mục đích thần thánh hóa công cụ
Mùa hè năm nay thật đáng được ghi nhớ đối với người dân ở nước Pháp và chậm nhất thì cũng từ mùa hè này, thế giới bên ngoài phải nhìn nhận nước Pháp bằng con mắt khác. Đó là kết quả của một số biện pháp chính sách đối nội mà Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã và đang tiếp tục thực hiện mà động lực và mục đích chính là ngăn chặn đà sa sút của uy tín cá nhân, cứu vãn triển vọng có thể tái cử trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tiến hành sau hai năm nữa.
Liên Châu - Hàn Quốc: Cải tổ nội các gây tranh cãi
Sự cải tổ nội các mới đây, đợt cải tổ có quy mô lớn nhất kể từ khi lên cầm quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, được cho là diễn biến tất yếu sau khi đương kim Thủ tướng Chung Un-chan từ chức. Tuy nhiên, sự kiện này lại đang gây ra nhiều luồng dư luận khác nhau tại xứ sở kim chi.
Việt Ân - Vụ rò rỉ tài liệu mật lớn nhất của quân đội Mỹ: Kỳ cuối: Julian Assange - kẻ phản chiến cứng đầu
Gạt đi đề xuất ngừng công bố tài liệu mật của Lầu Năm góc, Julian Assange, kẻ cứng đầu đã sáng lập ra trang web chuyên tiết lộ các bí mật quốc gia, khẳng định rằng, WikiLeaks sẽ không dừng lại.
*** Văn hóa - xã hội
Thu Hường - Báo động “bạo hành ngược”
Có một thực tế khá phổ biến, tồn tại lâu nay là các vụ bạo lực gia đình thường xuất phát từ phái mạnh. Nghĩa là, nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình thường là nữ giới, và họ không được bảo vệ một cách kịp thời, bởi luôn cam chịu, nhẫn nại. Thế nhưng, khi một đức lang quân ở Serbia công khai thừa nhận bị vợ đánh đập, thì cái sự “bạo hành ngược” mới được xới lên, hoá ra nó cũng rất đáng báo động.
Trần Nhàn - Nhân chứng bất đắc dĩ
Trong thế giới người mẫu, có nhiều người nổi tiếng và giàu có như Naomi Campbell, nhưng không có ai gây nhiều tai tiếng như cô người mẫu da màu này. Điều kỳ lạ là tính tình hung bạo và mấy lần dính dáng đến pháp luật không hề làm tổn hại đường công danh sự nghiệp của Naomi Campbell. Nếu như những chuyện trước đây đều là chuyện “có gan làm thì có gan chịu”, thì việc bây giờ phải ra trước Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc làm nhân chứng trong vụ xét xử cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor lại là chuyện bất đắc dĩ đối với cô người mẫu nổi tiếng và tai tiếng này.
Nguyễn Viết Tôn - “Vua quạt cổ” đất Hà Thành
Thoạt nhìn từ ngoài phố, nếu không nhận ra những chiếc quạt cổ nằm trong tủ kính, tôi cứ nghĩ đây là cửa hàng... đồng nát. Nhưng khi trò chuyện với ông, tôi mới hiểu niềm đam mê của một người chơi đích thực. Ông là Lê Tấn, một trong những người chuyên sửa chữa, sưu tầm và chơi quạt cổ.
*** Văn học - nghệ thuật
Mỹ An - Vi phạm bản quyền: “Thủy triều đen” của ngành nghệ thuật thứ 7
Theo ước tính, nước Mỹ mỗi năm thiệt hại khoảng 60 tỉ USD vì “đại dịch” ăn cắp bản quyền các sản phẩm trí tuệ như phim, âm nhạc, trò chơi, phần mềm… Ấn Độ tính sơ sơ mỗi năm bị “móc túi” một tỉ USD vì nạn băng đĩa lậu. Theo Học viện Hoạch định Chính sách (IPI) Mỹ, “virus” vi phạm bản quyền đang phát tán ở mức chóng mặt trên thế giới, đặc biệt với sự trợ giúp hữu hiệu của Internet. Đây là lý do khiến hai trung tâm điện ảnh hàng đầu thế giới Hollywoood (Mỹ) và Bollywood (Ấn Độ) đã quyết tâm hợp tác để đối phó với “đại dịch” này.
*** Nhân vật với lịch sử
Võ Thủ Phương - Ngô Bảo Châu - tài năng toán học đặc biệt của thế giới
“Đây là lời khẳng định của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về Giáo sư Tiến sĩ Ngô Bảo Châu.”
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Bài học của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với công cuộc đổi mới  (19/08/2010)
Việt Nam là điển hình thành công về phát triển đất nước  (19/08/2010)
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự mới của chín tỉnh  (19/08/2010)
Bài học của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với công cuộc đổi mới  (19/08/2010)
Sự ngụy tạo của hành động "hạ người để tôn mình"  (18/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay