BIDV lần thứ 7 được vinh danh “Thương hiệu quốc gia”
TCCS - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao biểu trưng “Thương hiệu quốc gia” cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022” được tổ chức ngày 2-11-2022 tại thành phố Hà Nội.
Lần thứ 7 BIDV được vinh danh “Thương hiệu quốc gia” là sự ghi nhận những nỗ lực vượt bậc, sự đóng góp, vai trò và giá trị của ngân hàng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Năm 2003, khi lần đầu tiên được trao danh hiệu này, BIDV có tổng tài sản đạt hơn 90 ngàn tỷ đồng. Đến 30-9-2022, sau 19 năm nỗ lực, BIDV đã phát triển mạnh mẽ, trở thành ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 2,05 triệu tỷ đồng, tăng gấp 23 lần so với năm 2003... Được vinh danh “Thương hiệu quốc gia” cũng là động lực để BIDV tiếp tục nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trên thị trường khu vực và quốc tế.
Trong những năm qua, BIDV đã không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng trải nghiệm tích cực cho khách hàng. BIDV ghi dấu ấn tiên phong với việc ra mắt các ứng dụng, tiện ích ngân hàng điện tử hiện đại như BIDV SmartBanking, BIDV iBank, ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại,...
Năm 2022, với phương châm hành động “Kỷ cương, Hiệu quả, Chuyển đổi số”, BIDV tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm phục vụ trên 15 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Trong hoạt động kinh doanh, BIDV duy trì sự ổn định, an toàn, hiệu quả... Đến hết quý III-2022, BIDV tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất Việt Nam; tổng tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 1,56 triệu tỷ đồng; cho vay khách hàng đạt 1,5 triệu tỷ đồng; chênh lệch thu chi hợp nhất đạt 36.943 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17.677 tỷ đồng..../.
Chương trình “Thương hiệu quốc gia” đến nay đã được tổ chức 8 lần kể từ lần đầu vào năm 2003 với định kỳ 2 năm một lần. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Chương trình tiến hành nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, nâng cao vị thế và giá trị trong từng ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh tế khi Việt Nam ngày càng tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu.
Tuyết Phạm (tổng hợp)
BIDV - Ngân hàng quản lý rủi ro sáng tạo nhất Việt Nam năm 2022  (02/11/2022)
BIDV tích cực triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất  (02/11/2022)
Giá trị thương hiệu BIDV tăng trưởng mạnh  (28/10/2022)
Tăng cường sức mạnh chuỗi cung ứng với giải pháp từ BIDV  (25/10/2022)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm