BIDV - Ngân hàng quản lý rủi ro sáng tạo nhất Việt Nam năm 2022
TCCS - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được Tạp chí International Business Magazine (IBM) trao giải thưởng “Ngân hàng quản lý rủi ro sáng tạo nhất Việt Nam năm 2022” (Most innovative risk management bank of Vietnam in 2022).
Giải thưởng được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các tổ chức tài chính trên thế giới đánh giá độc lập trong hơn 3 tháng với các tiêu chí bao gồm: Hiệu quả hoạt động, nền tảng công nghệ, dịch vụ cung cấp và phương pháp quản lý rủi ro trong việc quản lý, giám sát và các giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19...

Là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam được Tạp chí IBM trao giải thưởng, BIDV đã khẳng định được những nỗ lực và kết quả khả quan trong việc bắt kịp xu hướng quản lý rủi ro của thị trường, và chủ động trong công tác quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế. Với vị thế là ngân hàng thương mại uy tín và lâu đời nhất tại Việt Nam, đến nay, BIDV đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong hoạt động chuyển đổi số quy trình dịch vụ, đón đầu xu hướng thị trường, mang lại trải nghiệm tốt nhất và sự hài lòng của khách hàng. Đặc biệt là việc số hóa trong hoạt động quản lý rủi ro thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng, phát triển các báo cáo giám sát rủi ro tự động, các hệ thống hỗ trợ tính toán tổn thất và các mô hình Machine Learning để nâng cao khả năng dự báo của mô hình xếp hạng tín dụng...
BIDV thực hiện quản lý rủi ro sâu rộng trên tất cả các phương diện: Tín dụng, tín dụng đối tác, hoạt động, thị trường, lãi suất sổ ngân hàng, thanh khoản, tập trung,… thông qua việc toàn diện hóa cơ chế, chính sách quản lý rủi ro. Từ đó, thiết lập các biện pháp và quy trình tiên tiến theo các thông lệ quốc tế, đưa ra các dự báo và các giải pháp ứng phó với rủi ro, đồng thời thực hiện đo lường hiệu quả hoạt động dựa trên rủi ro để tối ưu hóa việc sử dụng vốn, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn CAR.
Với mục tiêu phát triển bền vững, BIDV xác định đẩy mạnh gia tăng chất lượng dịch vụ, đồng thời tích cực, sáng tạo, chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý rủi ro nhằm đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả, phù hợp thông lệ quốc tế. Năm 2019 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro của BIDV khi được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong những ngân hàng tuân thủ Basel II sớm nhất Việt Nam.
Để duy trì những kết quả đã đạt được trong công tác quản trị rủi ro cũng như tiếp tục vận hành tối ưu quy trình quản lý rủi ro tiên tiến trong tương lai, BIDV xác định, yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng. Do đó, ngân hàng đã xây dựng và quán triệt “văn hóa kiểm soát rủi ro” trên toàn hệ thống, từ trụ sở chính đến các đơn vị thành viên, từ các cấp lãnh đạo đến từng cán bộ,... để nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm soát rủi ro, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn và bền vững của BIDV./.
Tuyết Phạm (tổng hợp)
Giá trị thương hiệu BIDV tăng trưởng mạnh (28/10/2022)
Dòng chảy kiến tạo phát triển 65 năm BIDV Hà Nội (25/10/2022)
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Trung ương dâng hương tại Di tích Ban Kiểm tra Khu ủy Khu V
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX