Xuất nhập khẩu hướng tới cán cân thương mại bền vững năm 2020
Tận dụng tốt các FTA
Đưa ra thông tin trên tại Hội nghị tham tán do Bộ Công Thương tổ chức ngày 05-02, tại Hà Nội, ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt tới 425,12 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và mở rộng với trên 200 đối tác thương mại, trong đó có 28 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, qua đó cho thấy sự nỗ lực trong việc mở cửa thị trường cũng như sự cải tiến trong công tác Xúc tiến thương mại.
Theo ông Hưng, không chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà các doanh nghiệp 100% vốn trong nước cũng phát triển tốt. Kết quả thấy rõ từ việc xuất khẩu của nhóm nông, thủy sản có mức đóng góp lớn, khi đạt 25,8 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm trước.
"Với mức xuất siêu năm 2017 là 2,92 tỷ USD, cao hơn mức thặng dự 1,78 tỷ USD của năm 2016, đây là năm thứ hai liên tiếp, cán cân thương mại đạt thặng dự," ông Hưng nói.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã thực hiện đổi mới nhiều công việc, từ cải cách hành chính, đến tinh gọn bộ máy. Đến thời điểm này, các đầu mối của Bộ Công Thương chỉ còn 30 đơn vị trực thuộc giảm 5 đầu mối.
Bênh cạnh đó, cơ quan này cũng đẩy mạnh thực hiện chuyển trọng tâm từ tiền kiểm sang hậu kiểm và có lộ trình thực hiện việc cắt giảm hơn 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh, cũng như xóa bỏ 420 mã HS, trong tổng số 720 mã HS...
Số liệu thống kê cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt hơn các cơ hội do FTA mang lại và xuất khẩu vào các nước có FTA ngày càng tăng. Cụ thể theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, năm 2017, xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 14,2%, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 60% và sang ASEAN tăng 24,3%.
Ngoài ra, tỷ lệ tận dụng ưu đãi tại các thị trường có FTA tiếp tục duy trì ở mức cao, đơn cử như Hàn Quốc là 51%, Ấn Độ là 48%, Nhật Bản là 35%...
Năm 2020 cân bằng cán cân thương mại bền vững
Mặc dù đạt được kết quả cao trong thời gian qua, nhưng các chỉ tiêu đề ra trong thời gian tới hết sức nặng nề. Đơn cử như với giá trị tăng thêm cho ngành công nghiệp từ 2018-2020 phải đạt từ 7,02-7,32%, năm 2019 đạt 7,05-7,4% và 2020 là 7,1-7,6%, trong khi đến 2020 có thể cân bằng cán cân thương mại một cách bền vững.
Cụ thể hơn, ông Hưng cho biết, không chỉ xuất siêu 1 hoặc 2 năm như thời gian vừa qua, mà quan trọng hơn từ năm 2020 cán cân thương mại sẽ nghiêng về phía Việt Nam trong một giai đoạn dài. Hơn nữa, việc xuất siêu sẽ có đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, thay vì là các doanh nghiệp FDI như hiện nay.
"Bộ Công Thương sẽ tập trung vào 3 đột phá chiến lược, cụ thể là việc xây dựng hoàn thiện thể chế nhằm thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp công nghiệp, cũng như chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành từ đó nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức mạnh của nền kinh tế," Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Dương Duy Hưng nói.
Trong khi đó, Thứ trưởng Trần Quốc Quánh cũng nhấn mạnh tới 5 nội dung, trong đó ông lưu ý tới việc đổi mới mô hình quản lý Nhà nước, theo hướng giải phóng tiềm năng, tức là tạo thêm các cơ chế để doanh nghiệp có nhiều động lực phát triển.
Không những thế, việc đổi mới phương thức cũng cần tập trung phát triển kinh tế tư nhân, bởi doanh nghiệp trong lĩnh vực này rất quan tâm đến hiệu quả và họ càng tham gia vào sản xuất kinh tế nhiều thì nền kinh tế càng năng động.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước cũng như chú trọng nội cầu và chú trọng hơn nữa đến việc hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dù năm 2017 xuất khầu đạt con số tăng trưởng rất cao nhưng duy nhất thị trường châu Phi giảm, do vậy Thứ trưởng đề nghị, thời gian tới xuất khẩu phải tăng trên tất cả các thị trường. Ngoài ra, các thị trường nhập siêu nhiều như Trung Quốc, Hàn Quốc... cần đề ra các giải pháp để xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.
"Không một thị trường nào được phép giảm, các đồng chí đi đâu cũng phài suy nghĩ, tìm tòi bằng mọi giá để xuất khẩu tăng," lãnh đạo Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho các tham tán./.
Phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin  (05/02/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 29-01 đến ngày 04-02-2018  (05/02/2018)
Nóng bỏng năm 2017, trước thềm Xuân 2018: Nguyện không hổ thẹn với lịch sử, quyết không phụ sự tin cậy, ủy thác của Nhân dân  (05/02/2018)
Chủ tịch Quốc hội thăm và trao quà Tết tặng bệnh nhi ung thư  (05/02/2018)
Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN  (05/02/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên