Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25-9 đến 01-10-2017)
23:36, ngày 03-10-2017
TCCSĐT - Ngày 27-9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố gói cải cách thuế lớn nhất trong vòng 3 thập kỷ tại nước này, theo đó đề xuất cắt giảm thuế cho phần lớn người dân Mỹ.
Khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nam Phi
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, thời gian gần đây không ít doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra e ngại bởi khách hàng ở châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng thường đề nghị thanh toán theo hình thức trả tiền bằng điện (TT) hoặc giao tiền sẽ giao chứng từ (D/P) trả chậm, giao thành tại cảng đến và không mở thư tín dụng (L/C). Do đó, theo Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, nếu sử dụng hình thức thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam cần phải kèm theo điều khoản tiền đặt cọc (deposit). Tùy từng mặt hàng, doanh nghiệp cần đưa ra các mức phần trăm deposit để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng và tốt nhất là 30% trở lên.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Document Acceptance - nhờ thu chấp nhận chứng từ) đối với các khách hàng ở châu Phi bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị mất hàng.
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, Bộ Công Thương cũng như Thương vụ Việt Nam tại các nước khu vực châu Phi đã nhiều lần hỗ trợ xử lý các sự vụ lừa đảo trong mua bán với các đối tác qua mạng Internet. Không những vậy, Thương vụ cũng đã liên tiếp đưa ra những cảnh báo về hiện tượng lừa đảo thương mại trên mạng đồng thời nêu đích danh các tổ chức, cá nhân lừa đảo ở khu vực này. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, hám lợi, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế nên vẫn có một số doanh nghiệp Việt Nam bị lừa mất tiền.
Theo khuyến cáo của thương vụ, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các đoàn nghiên cứu chính sách, khảo sát thị trường do Bộ Công Thương và các cơ quan xúc tiến thương mại tổ chức. Mặt khác, tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế, các cuộc hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp song phương. Đây là dịp để các doanh nghiệp tìm hiểu thông tin thị trường, gặp gỡ đối tác một cách trực tiếp.
Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi cũng cho hay nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi làm việc với các đối tác Nam Phi do không hiểu văn hóa kinh doanh. Điều này đã dẫn đến những hiểu lầm không đáng có như chậm cập nhật thông tin về các chính sách, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt Nam tại nước sở tại. Vì thế, Thương vụ cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần có sự đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu quy định xuất nhập khẩu, văn hóa kinh doanh, tuyển cán bộ thạo ngoại ngữ và phải kiên trì.
Doanh nghiệp cũng cần xác định tâm lý trước khi ký kết một hợp đồng, cần mất khoảng thời gian từ vài tháng đến nửa năm, thậm chí lâu hơn. Với các đối tác, cần gặp mặt trực tiếp, thiết lập quan hệ thân thiết trước khi tiến hành kinh doanh.
Thương vụ cũng chỉ ra khó khăn về thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang châu Phi bằng đường biển thường mất từ 1 tháng đến 1,5 tháng, dẫn đến chi phí vận tải cao. Hơn nữa, việc thiếu các tuyến đường hàng không trực tiếp dẫn đến giá vé máy bay đi châu Phi cũng cao và thời gian kéo dài. Do vậy, doanh nghiệp nên kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thủ tướng đối thoại chính sách với các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn
Để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, làm cơ sở hoàn thiện chính sách của Chính phủ nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, sáng 30-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tọa đàm-đối thoại chính sách với chủ đề “Chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty có mặt tại buổi tọa đàm và nhấn mạnh đây là những doanh nghiệp thành công nhất trong khối kinh tế tư nhân, có những đóng góp quan trọng vào thành tích phát triển kinh tế của đất nước.
Nhấn mạnh đến mục tiêu buổi tọa đàm, Thủ tướng mong muốn được nghe những khó khăn, vướng mắc mà các tập đoàn, tổng công ty đang gặp phải trong sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng nêu rõ buổi tọa đàm là hành động cụ thể nhằm triển khai Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân thành động lực của nền kinh tế. Đặt vấn đề vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển, phải chăng là những khó khăn, tồn tại trong lĩnh vực về thuế khóa, môi trường kinh doanh, Thủ tướng cũng đặt bài toán trách nhiệm của Nhà nước phải làm gì để thúc đẩy kinh tế tư nhân. Thủ tướng mong muốn được lắng nghe những ý kiến trên tinh thần nói thẳng, nói thật trách nhiệm vì lợi ích chung của đất nước.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, thời gian gần đây không ít doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra e ngại bởi khách hàng ở châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng thường đề nghị thanh toán theo hình thức trả tiền bằng điện (TT) hoặc giao tiền sẽ giao chứng từ (D/P) trả chậm, giao thành tại cảng đến và không mở thư tín dụng (L/C). Do đó, theo Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, nếu sử dụng hình thức thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam cần phải kèm theo điều khoản tiền đặt cọc (deposit). Tùy từng mặt hàng, doanh nghiệp cần đưa ra các mức phần trăm deposit để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng và tốt nhất là 30% trở lên.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Document Acceptance - nhờ thu chấp nhận chứng từ) đối với các khách hàng ở châu Phi bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị mất hàng.
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, Bộ Công Thương cũng như Thương vụ Việt Nam tại các nước khu vực châu Phi đã nhiều lần hỗ trợ xử lý các sự vụ lừa đảo trong mua bán với các đối tác qua mạng Internet. Không những vậy, Thương vụ cũng đã liên tiếp đưa ra những cảnh báo về hiện tượng lừa đảo thương mại trên mạng đồng thời nêu đích danh các tổ chức, cá nhân lừa đảo ở khu vực này. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, hám lợi, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế nên vẫn có một số doanh nghiệp Việt Nam bị lừa mất tiền.
Theo khuyến cáo của thương vụ, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các đoàn nghiên cứu chính sách, khảo sát thị trường do Bộ Công Thương và các cơ quan xúc tiến thương mại tổ chức. Mặt khác, tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế, các cuộc hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp song phương. Đây là dịp để các doanh nghiệp tìm hiểu thông tin thị trường, gặp gỡ đối tác một cách trực tiếp.
Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi cũng cho hay nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi làm việc với các đối tác Nam Phi do không hiểu văn hóa kinh doanh. Điều này đã dẫn đến những hiểu lầm không đáng có như chậm cập nhật thông tin về các chính sách, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt Nam tại nước sở tại. Vì thế, Thương vụ cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần có sự đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu quy định xuất nhập khẩu, văn hóa kinh doanh, tuyển cán bộ thạo ngoại ngữ và phải kiên trì.
Doanh nghiệp cũng cần xác định tâm lý trước khi ký kết một hợp đồng, cần mất khoảng thời gian từ vài tháng đến nửa năm, thậm chí lâu hơn. Với các đối tác, cần gặp mặt trực tiếp, thiết lập quan hệ thân thiết trước khi tiến hành kinh doanh.
Thương vụ cũng chỉ ra khó khăn về thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang châu Phi bằng đường biển thường mất từ 1 tháng đến 1,5 tháng, dẫn đến chi phí vận tải cao. Hơn nữa, việc thiếu các tuyến đường hàng không trực tiếp dẫn đến giá vé máy bay đi châu Phi cũng cao và thời gian kéo dài. Do vậy, doanh nghiệp nên kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thủ tướng đối thoại chính sách với các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn
Để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, làm cơ sở hoàn thiện chính sách của Chính phủ nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, sáng 30-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tọa đàm-đối thoại chính sách với chủ đề “Chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty có mặt tại buổi tọa đàm và nhấn mạnh đây là những doanh nghiệp thành công nhất trong khối kinh tế tư nhân, có những đóng góp quan trọng vào thành tích phát triển kinh tế của đất nước.
Nhấn mạnh đến mục tiêu buổi tọa đàm, Thủ tướng mong muốn được nghe những khó khăn, vướng mắc mà các tập đoàn, tổng công ty đang gặp phải trong sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng nêu rõ buổi tọa đàm là hành động cụ thể nhằm triển khai Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân thành động lực của nền kinh tế. Đặt vấn đề vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển, phải chăng là những khó khăn, tồn tại trong lĩnh vực về thuế khóa, môi trường kinh doanh, Thủ tướng cũng đặt bài toán trách nhiệm của Nhà nước phải làm gì để thúc đẩy kinh tế tư nhân. Thủ tướng mong muốn được lắng nghe những ý kiến trên tinh thần nói thẳng, nói thật trách nhiệm vì lợi ích chung của đất nước.
Cho rằng, thời gian gần đây, khối kinh tế tư nhân có những bước phát triển mạnh mẽ, chiếm số lượng gần tuyệt đối trong tổng số lượng khối các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân, chỉ một số nhỏ có quy mô tương đối khá, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty để tháo gỡ những nút thắt, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển. Những ý kiến từ buổi tọa đàm sẽ góp phần giúp Chính phủ hình thành và hoàn thiện các chính sách, định hướng, qua đó tiếp tục tháo gỡ những vấn đề bất cập, rào cản đang đặt ra đối với phát triển doanh nghiệp.
Buổi tọa đàm là cơ sở quan trọng để triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 nhằm tạo ra một môi trường pháp lý, kinh doanh tốt nhất đưa doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa vào tỷ trọng GDP của đất nước.
Thành lập đoàn kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đoàn công tác làm việc với Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Long An, tập trung vào các nội dung đánh giá thực trạng tình hình, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm. Đặc biệt, đoàn chú trọng kiểm tra kiểm soát với các mặt hàng trọng điểm như thuốc lá, đường. Mặt khác, theo dõi công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường. Cùng đó, kiểm tra, khảo sát, đánh giá công tác quản lý in, cấp phát, sử dụng, giao nhận, thanh toán, tiêu hủy ấn chỉ và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Hơn nữa, không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm và kế hoạch triển khai trong thời gian tới, nhất là các dịp cao điểm, dịp lễ, Tết.
Theo đánh giá của đoàn công tác, các Chi cục đã nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đơn cử như Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14-3-2017 về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu; Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28-3-2017 phê duyệt Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020.
Thống kê cho thấy trong chín tháng năm 2017, Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 4.585 vụ, tổng số vụ vi phạm: 4.108 vụ; tổng số hành vi vi phạm: 5.499 hành vi. Chi cục quản lý thị trường Long An kiểm tra 1.240 vụ, số vụ vi phạm là 777 vụ, thu nộp ngân sách là 7.624,3 triệu đồng; Chi Cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra 2.252 vụ, số vụ vi phạm là 1.102 vụ, tổng giá trị hàng hoá vi phạm là 10,68 tỷ đồng, tổng số tiền thu ngân sách nhà nước là 8,78 tỷ đồng.
Đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá điếu, ba Chi cục đã kiểm tra, phát hiện 961 vụ vi phạm, trong đó chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 558 vụ, tạm giữ 151.080 bao thuốc lá nhập lậu; Chi cục quản lý thị trường Long An kiểm tra phát hiện 193 vụ vi phạm, tịch thu 134.335 gói thuốc lá ngoại; Chi cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra, phát hiện 210 vụ, thu giữ 62.933 gói thuốc lá điếu.
Đối với mặt hàng đường cát, ba Chi cục quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện 69 vụ vi phạm, trong đó chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 32 vụ vi phạm, tạm giữ 157.504kg đường cát. Chi cục quản lý thị trường Long An đã kiểm tra và phát hiện năm vụ vi phạm, tịch thu 17.800kg đường cát do nước ngoài sản xuất; Chi cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra, phát hiện 32 vụ vi phạm, tạm giữ 77.900kg đường cát Thái Lan.
Trước tình hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, không nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn biến phức tạp, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Chi cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường.
Ngoài ra, chi cục quản lý thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra các mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như vũ khí, ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, tài liệu phản động, động vật, thực vật hoang dã, nhóm mặt hàng thiết yếu hàng may mặc, rượu, bia, nước giải khát, mứt, bánh, kẹo, thuốc lá điếu, xăng dầu, thực phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp trong thời gian tới.
Tổng thống Trump đề xuất gói cải cách thuế lớn nhất trong 3 thập kỷ
Ngày 27-9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố gói cải cách thuế lớn nhất trong vòng 3 thập kỷ tại nước này, theo đó đề xuất cắt giảm thuế cho phần lớn người dân Mỹ.
Dẫn phát biểu cùng ngày của Tổng thống Donald Trump cho biết gói cải cách thuế nói trên sẽ mang lại những thay đổi mang tính cách mạng để người dân Mỹ “có thể hoàn thành giấc mơ và chiến thắng trở lại”. Ông Trump nêu rõ đây là những cải cách thuế toàn diện nhất kể từ năm 1986, trong đó diện điều chỉnh bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp.
Theo đề xuất mới, Mỹ sẽ hạ thuế thu nhập cá nhân cho những người thu nhập cao từ 39,6% xuống còn 35%; tăng gấp đôi mức khấu trừ thuế tiêu chuẩn; đưa ra quy định về một khoản thu nhập nhất định không phải đóng thuế cho tất cả người dân.
Đối với doanh nghiệp, dù không đề xuất giảm thuế xuống còn 15% như cam kết tranh cử, song Tổng thống Trump đề nghị áp thuế doanh nghiệp chỉ 20%, so với mức 35% hiện nay.
Tổng thống Trump tuyên bố gói đề xuất mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tầng lớp trung lưu, hỗ trợ người lao động và kiến tạo việc làm. Tuy nhiên, bước đi này của Nhà Trắng nhiều khả năng sẽ bị chỉ trích là nhằm tạo thuận lợi cho các công ty và tầng lớp người giàu, cũng như có nguy cơ làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách của nước này.
Gói cải cách thuế của ông Trump cũng sẽ đối mặt với một cuộc chiến pháp lý “nảy lửa” tại Quốc hội Mỹ, nơi phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát nhưng đang chia rẽ sâu sắc, trong khi phe Dân chủ thì phản đối kịch liệt.
WEF: Chương trình cải cách ''kiểu Macron'' là chìa khóa tăng trưởng
Báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhận định những chính sách thúc đẩy tính linh hoạt của lực lượng lao động mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron theo đuổi là chìa khóa thúc đẩy một nền kinh tế cạnh tranh.
Trong một thông báo đưa ra ngày 26-9, WEF nhấn mạnh: "Khả năng cạnh tranh đã được tăng cường, không hề bị suy yếu do sự phối hợp giữa tính linh hoạt của lực lượng lao động với chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động một cách thỏa đáng".
Báo cáo của WEF được đưa ra sau thời điểm Tổng thống Macron ký ban hành luật cải cách lao động nhằm giúp các chủ doanh nghiệp linh hoạt hơn khi đàm phán về lương và điều kiện làm việc với người lao động, trong khi cho phép người sử dụng lao động dễ dàng hơn khi sa thải nhân công. Đây là một trong những kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm tự do hóa nền kinh tế mà Tổng thống Macron theo đuổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảo chiều xu thế thất nghiệp gia tăng hiện nay.
Những biện pháp này được cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác của Pháp tích cực hoan nghênh, song vấp phải sự phản đối của các tổ chức công đoàn và người lao động Pháp. Pháp hiện đã tụt xuống vị trí thứ 22 về Chỉ số Năng lực cạnh tranh (GCI), giảm một bậc so với năm 2016.
Trao đổi với báo giới, Trưởng ban nghiên cứu về tương lai phát triển kinh tế, Thierry Geiger cho biết: "Tôi nghĩ rằng, trong trường hợp của Pháp, những gì chúng ta thấy là sự quá cứng nhắc trong thị trường lao động, và trong thời kỳ có nhiều thay đổi nhanh chóng hiện nay, điều này đã ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế. Chúng tôi ủng hộ tính linh hoạt nhưng cần kết hợp với một mạng lưới an toàn".
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu là báo cáo thường niên do WEF thực hiện, công bố lần đầu vào năm 1979. Dựa trên kết quả nghiên cứu hàng chục chỉ số tại các quốc gia, báo cáo năm nay đã đưa ra đánh giá về triển vọng tăng trưởng tại mỗi quốc gia. Theo đó, Thụy Sĩ hiện vẫn ở tốp đầu trong danh sách triển vọng tăng trưởng năm 2017, trong khi đó, Mỹ, Singapore, Hà Lan và Đức tiếp tục duy trì trong tốp 5./.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty để tháo gỡ những nút thắt, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển. Những ý kiến từ buổi tọa đàm sẽ góp phần giúp Chính phủ hình thành và hoàn thiện các chính sách, định hướng, qua đó tiếp tục tháo gỡ những vấn đề bất cập, rào cản đang đặt ra đối với phát triển doanh nghiệp.
Buổi tọa đàm là cơ sở quan trọng để triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 nhằm tạo ra một môi trường pháp lý, kinh doanh tốt nhất đưa doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa vào tỷ trọng GDP của đất nước.
Thành lập đoàn kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đoàn công tác làm việc với Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Long An, tập trung vào các nội dung đánh giá thực trạng tình hình, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm. Đặc biệt, đoàn chú trọng kiểm tra kiểm soát với các mặt hàng trọng điểm như thuốc lá, đường. Mặt khác, theo dõi công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường. Cùng đó, kiểm tra, khảo sát, đánh giá công tác quản lý in, cấp phát, sử dụng, giao nhận, thanh toán, tiêu hủy ấn chỉ và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Hơn nữa, không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm và kế hoạch triển khai trong thời gian tới, nhất là các dịp cao điểm, dịp lễ, Tết.
Theo đánh giá của đoàn công tác, các Chi cục đã nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đơn cử như Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14-3-2017 về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu; Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28-3-2017 phê duyệt Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020.
Thống kê cho thấy trong chín tháng năm 2017, Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 4.585 vụ, tổng số vụ vi phạm: 4.108 vụ; tổng số hành vi vi phạm: 5.499 hành vi. Chi cục quản lý thị trường Long An kiểm tra 1.240 vụ, số vụ vi phạm là 777 vụ, thu nộp ngân sách là 7.624,3 triệu đồng; Chi Cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra 2.252 vụ, số vụ vi phạm là 1.102 vụ, tổng giá trị hàng hoá vi phạm là 10,68 tỷ đồng, tổng số tiền thu ngân sách nhà nước là 8,78 tỷ đồng.
Đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá điếu, ba Chi cục đã kiểm tra, phát hiện 961 vụ vi phạm, trong đó chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 558 vụ, tạm giữ 151.080 bao thuốc lá nhập lậu; Chi cục quản lý thị trường Long An kiểm tra phát hiện 193 vụ vi phạm, tịch thu 134.335 gói thuốc lá ngoại; Chi cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra, phát hiện 210 vụ, thu giữ 62.933 gói thuốc lá điếu.
Đối với mặt hàng đường cát, ba Chi cục quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện 69 vụ vi phạm, trong đó chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 32 vụ vi phạm, tạm giữ 157.504kg đường cát. Chi cục quản lý thị trường Long An đã kiểm tra và phát hiện năm vụ vi phạm, tịch thu 17.800kg đường cát do nước ngoài sản xuất; Chi cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra, phát hiện 32 vụ vi phạm, tạm giữ 77.900kg đường cát Thái Lan.
Trước tình hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, không nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn biến phức tạp, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Chi cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường.
Ngoài ra, chi cục quản lý thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra các mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như vũ khí, ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, tài liệu phản động, động vật, thực vật hoang dã, nhóm mặt hàng thiết yếu hàng may mặc, rượu, bia, nước giải khát, mứt, bánh, kẹo, thuốc lá điếu, xăng dầu, thực phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp trong thời gian tới.
Tổng thống Trump đề xuất gói cải cách thuế lớn nhất trong 3 thập kỷ
Ngày 27-9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố gói cải cách thuế lớn nhất trong vòng 3 thập kỷ tại nước này, theo đó đề xuất cắt giảm thuế cho phần lớn người dân Mỹ.
Dẫn phát biểu cùng ngày của Tổng thống Donald Trump cho biết gói cải cách thuế nói trên sẽ mang lại những thay đổi mang tính cách mạng để người dân Mỹ “có thể hoàn thành giấc mơ và chiến thắng trở lại”. Ông Trump nêu rõ đây là những cải cách thuế toàn diện nhất kể từ năm 1986, trong đó diện điều chỉnh bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp.
Theo đề xuất mới, Mỹ sẽ hạ thuế thu nhập cá nhân cho những người thu nhập cao từ 39,6% xuống còn 35%; tăng gấp đôi mức khấu trừ thuế tiêu chuẩn; đưa ra quy định về một khoản thu nhập nhất định không phải đóng thuế cho tất cả người dân.
Đối với doanh nghiệp, dù không đề xuất giảm thuế xuống còn 15% như cam kết tranh cử, song Tổng thống Trump đề nghị áp thuế doanh nghiệp chỉ 20%, so với mức 35% hiện nay.
Tổng thống Trump tuyên bố gói đề xuất mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tầng lớp trung lưu, hỗ trợ người lao động và kiến tạo việc làm. Tuy nhiên, bước đi này của Nhà Trắng nhiều khả năng sẽ bị chỉ trích là nhằm tạo thuận lợi cho các công ty và tầng lớp người giàu, cũng như có nguy cơ làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách của nước này.
Gói cải cách thuế của ông Trump cũng sẽ đối mặt với một cuộc chiến pháp lý “nảy lửa” tại Quốc hội Mỹ, nơi phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát nhưng đang chia rẽ sâu sắc, trong khi phe Dân chủ thì phản đối kịch liệt.
WEF: Chương trình cải cách ''kiểu Macron'' là chìa khóa tăng trưởng
Báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhận định những chính sách thúc đẩy tính linh hoạt của lực lượng lao động mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron theo đuổi là chìa khóa thúc đẩy một nền kinh tế cạnh tranh.
Trong một thông báo đưa ra ngày 26-9, WEF nhấn mạnh: "Khả năng cạnh tranh đã được tăng cường, không hề bị suy yếu do sự phối hợp giữa tính linh hoạt của lực lượng lao động với chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động một cách thỏa đáng".
Báo cáo của WEF được đưa ra sau thời điểm Tổng thống Macron ký ban hành luật cải cách lao động nhằm giúp các chủ doanh nghiệp linh hoạt hơn khi đàm phán về lương và điều kiện làm việc với người lao động, trong khi cho phép người sử dụng lao động dễ dàng hơn khi sa thải nhân công. Đây là một trong những kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm tự do hóa nền kinh tế mà Tổng thống Macron theo đuổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảo chiều xu thế thất nghiệp gia tăng hiện nay.
Những biện pháp này được cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác của Pháp tích cực hoan nghênh, song vấp phải sự phản đối của các tổ chức công đoàn và người lao động Pháp. Pháp hiện đã tụt xuống vị trí thứ 22 về Chỉ số Năng lực cạnh tranh (GCI), giảm một bậc so với năm 2016.
Trao đổi với báo giới, Trưởng ban nghiên cứu về tương lai phát triển kinh tế, Thierry Geiger cho biết: "Tôi nghĩ rằng, trong trường hợp của Pháp, những gì chúng ta thấy là sự quá cứng nhắc trong thị trường lao động, và trong thời kỳ có nhiều thay đổi nhanh chóng hiện nay, điều này đã ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế. Chúng tôi ủng hộ tính linh hoạt nhưng cần kết hợp với một mạng lưới an toàn".
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu là báo cáo thường niên do WEF thực hiện, công bố lần đầu vào năm 1979. Dựa trên kết quả nghiên cứu hàng chục chỉ số tại các quốc gia, báo cáo năm nay đã đưa ra đánh giá về triển vọng tăng trưởng tại mỗi quốc gia. Theo đó, Thụy Sĩ hiện vẫn ở tốp đầu trong danh sách triển vọng tăng trưởng năm 2017, trong khi đó, Mỹ, Singapore, Hà Lan và Đức tiếp tục duy trì trong tốp 5./.
Mở rộng cơ hội cho người nghèo đô thị  (03/10/2017)
Khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào Hàng Việt Nam năm 2017 và Chương trình Sinh viên nhận diện hàng Việt Nam  (03/10/2017)
Chính quyền Palestine lần đầu họp nội các tại Dải Gaza sau 3 năm  (03/10/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên