Một số kết quả đạt được trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua
23:04, ngày 03-10-2017
TCCSĐT - Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ trong thời kỳ mới, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để phụ nữ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 10-7-2007 về triển khai thực hiện Nghị quyết. Qua 10 năm triển khai thực hiện, hầu hết các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên có nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng, góp phần từng bước nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức của hệ thống chính trị của tỉnh.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được quan tâm. Trong 10 năm qua, tỷ lệ nữ trong tổng số người được đào tạo trên đại học trên địa bàn tỉnh là 145/882 người, chiếm 16,4% (Trong đó Thạc sỹ: 141/790, chiếm 17,8%; Tiến sĩ 04/42, chiếm 9,5%); tỷ lệ nữ cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước: 239/995 người, đạt 24%. Nhờ đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Đến nay toàn tỉnh có 273/1996 cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (chiếm 14%). Trong đó:
Cấp tỉnh: Nữ giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, mặt trận, các đoàn thể tỉnh có 6/41 đồng chí (tỷ lệ 14,63%); nữ phó giám đốc các sở, phó trưởng các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể có 18/120 đồng chí (tỷ lệ 15%) (Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 3 đồng chí là nữ, 01 đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, 01 đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, 01 đồng chí Phó Trưởng đoàn đại biểu quốc hội, 24 đồng chí đảm nhiệm chức vụ giám đốc, phó Giám đốc sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể).
Cấp huyện: Nữ lãnh đạo giữ chức vụ trưởng các ngành cấp huyện có 48/289 (tỷ lệ 16,6%); nữ lãnh đạo giữ chức vụ Phó trưởng các ngành cấp huyện có 115/442 (tỷ lệ 26%) (Trong đó có 01 đồng chí là Phó Bí thư huyện ủy, 6 đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, 3 đồng chí phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện).
Cấp xã: Có 4 đồng chí Bí thư, 19 đồng chí Phó Bí thư; 01 chủ tịch, 24 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 02 đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, 36 đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bên cạnh đó, tỷ lệ cán bộ nữ được giới thiệu bầu vào cấp ủy, đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp tăng qua từng năm, cụ thể:
Cán bộ nữ tham gia các cấp ủy đảng: nhiệm kỳ 2005 - 2010: 482/3.661 người, đạt 13,2%; nhiệm kỳ 2010 - 2015: 448/2.682 người, đạt 16,7%; nhiệm kỳ 2015 - 2020: 569/3131 người, đạt 18,2%.
Nữ đại biểu Quốc hội: Khóa XII: 03/07 người, tỷ lệ 42,9%; Khóa XIII: 01/07 người, tỷ lệ 14,3%; Khóa XIV: 4/7 người, tỷ lệ 54,1%.
Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: nhiệm kỳ 2006 - 2011: 782/5.074 người, đạt 15,4%; nhiệm kỳ 2011 - 2016: 914/5.328 người, đạt 17,15%; nhiệm kỳ 2017 - 2021: 1.207/5.229 người, đạt 23,1%.
Nhìn chung, qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 11 và Chương trình hành động 17, công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có sự chuyển biến tích cực; công tác tuyển dụng, quy hoạch dự nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo nữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, hội, đoàn thể từng bước được quan tâm. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trưởng thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, từng bước được trẻ hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học được nâng lên, góp phần vào sự nghiệp phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, như: Tỷ lệ cán bộ nữ cơ cấu trong các cấp ủy đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, tham gia lãnh đạo, quản lý tại các sở, ban, ngành, cán bộ khoa học nữ tuy có tăng qua từng năm nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra; công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ nữ còn nhiều bất cập, nguồn cán bộ nữ còn thiếu. Trình độ, năng lực, sự phấn đấu vươn lên của một bộ phận cán bộ nữ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; một số địa phương, cơ quan chức năng liên quan và Ban Thường vụ hội phụ nữ các cấp chưa làm tốt công tác tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, tổ chức đảng những chủ trương, giải pháp về công tác cán bộ nữ và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ nữ...
Để nâng cao chất lượng công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cần triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
(1) Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 và Chương trình hành động 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết, gắn với thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới của tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011 - 2020; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ nữ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
(2) Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ trẻ, có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ nữ, khắc phục tình trạng trọng nam, khinh nữ. Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thỏa đáng để đội ngũ cán bộ, công chức nữ an tâm công tán, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
(3) Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh để phát huy tốt vai trò tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 và Chương trình hành động 17 nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh.
(4) Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp cần phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác cán bộ nữ; phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cán bộ nữ có chất lượng cho cấp ủy các cấp./.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được quan tâm. Trong 10 năm qua, tỷ lệ nữ trong tổng số người được đào tạo trên đại học trên địa bàn tỉnh là 145/882 người, chiếm 16,4% (Trong đó Thạc sỹ: 141/790, chiếm 17,8%; Tiến sĩ 04/42, chiếm 9,5%); tỷ lệ nữ cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước: 239/995 người, đạt 24%. Nhờ đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Đến nay toàn tỉnh có 273/1996 cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (chiếm 14%). Trong đó:
Cấp tỉnh: Nữ giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, mặt trận, các đoàn thể tỉnh có 6/41 đồng chí (tỷ lệ 14,63%); nữ phó giám đốc các sở, phó trưởng các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể có 18/120 đồng chí (tỷ lệ 15%) (Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 3 đồng chí là nữ, 01 đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, 01 đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, 01 đồng chí Phó Trưởng đoàn đại biểu quốc hội, 24 đồng chí đảm nhiệm chức vụ giám đốc, phó Giám đốc sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể).
Cấp huyện: Nữ lãnh đạo giữ chức vụ trưởng các ngành cấp huyện có 48/289 (tỷ lệ 16,6%); nữ lãnh đạo giữ chức vụ Phó trưởng các ngành cấp huyện có 115/442 (tỷ lệ 26%) (Trong đó có 01 đồng chí là Phó Bí thư huyện ủy, 6 đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, 3 đồng chí phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện).
Cấp xã: Có 4 đồng chí Bí thư, 19 đồng chí Phó Bí thư; 01 chủ tịch, 24 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 02 đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, 36 đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bên cạnh đó, tỷ lệ cán bộ nữ được giới thiệu bầu vào cấp ủy, đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp tăng qua từng năm, cụ thể:
Cán bộ nữ tham gia các cấp ủy đảng: nhiệm kỳ 2005 - 2010: 482/3.661 người, đạt 13,2%; nhiệm kỳ 2010 - 2015: 448/2.682 người, đạt 16,7%; nhiệm kỳ 2015 - 2020: 569/3131 người, đạt 18,2%.
Nữ đại biểu Quốc hội: Khóa XII: 03/07 người, tỷ lệ 42,9%; Khóa XIII: 01/07 người, tỷ lệ 14,3%; Khóa XIV: 4/7 người, tỷ lệ 54,1%.
Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: nhiệm kỳ 2006 - 2011: 782/5.074 người, đạt 15,4%; nhiệm kỳ 2011 - 2016: 914/5.328 người, đạt 17,15%; nhiệm kỳ 2017 - 2021: 1.207/5.229 người, đạt 23,1%.
Nhìn chung, qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 11 và Chương trình hành động 17, công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có sự chuyển biến tích cực; công tác tuyển dụng, quy hoạch dự nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo nữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, hội, đoàn thể từng bước được quan tâm. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trưởng thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, từng bước được trẻ hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học được nâng lên, góp phần vào sự nghiệp phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, như: Tỷ lệ cán bộ nữ cơ cấu trong các cấp ủy đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, tham gia lãnh đạo, quản lý tại các sở, ban, ngành, cán bộ khoa học nữ tuy có tăng qua từng năm nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra; công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ nữ còn nhiều bất cập, nguồn cán bộ nữ còn thiếu. Trình độ, năng lực, sự phấn đấu vươn lên của một bộ phận cán bộ nữ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; một số địa phương, cơ quan chức năng liên quan và Ban Thường vụ hội phụ nữ các cấp chưa làm tốt công tác tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, tổ chức đảng những chủ trương, giải pháp về công tác cán bộ nữ và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ nữ...
Để nâng cao chất lượng công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cần triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
(1) Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 và Chương trình hành động 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết, gắn với thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới của tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011 - 2020; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ nữ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
(2) Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ trẻ, có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ nữ, khắc phục tình trạng trọng nam, khinh nữ. Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thỏa đáng để đội ngũ cán bộ, công chức nữ an tâm công tán, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
(3) Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh để phát huy tốt vai trò tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 và Chương trình hành động 17 nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh.
(4) Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp cần phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác cán bộ nữ; phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cán bộ nữ có chất lượng cho cấp ủy các cấp./.
Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ tối đa cho Việt Nam cải cách hệ thống tư pháp  (03/10/2017)
Không ngừng tăng cường tính minh bạch, hiện đại của Kiểm toán Nhà nước  (03/10/2017)
Đại hội Hội Cựu chiến binh Việt Nam sẽ diễn ra vào giữa tháng 12  (03/10/2017)
Cơ chế Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Cuba đang phát huy tốt hiệu quả  (03/10/2017)
Thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt Nam - Myanmar đi vào chiều sâu  (03/10/2017)
Kiên quyết cắt giảm vốn chậm giải ngân để ưu tiên việc cấp bách  (03/10/2017)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên