Người mới, vấn đề cũ, thách thức mới
17:21, ngày 16-05-2013
TCCSĐT - Tổ chức Thương mại thế giới đã tìm được người mới thay thế ông Pa-xcan La-mi (Pascal Lamy) từ ngày 1-9-2013 để tiếp tục chèo lái con thuyền WTO sớm cập bến Đô-ha. Thách thức lớn tiếp theo đối với người mới trên cương vị lãnh đạo WTO là phải tạo ra sự hài hòa giữa tiến trình tự do hóa mậu dịch trong khuôn khổ WTO với những nỗ lực thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương.
Ngày 7-5 vừa qua, đa số trong tổng số 159 thành viên hiện tại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã bầu đại diện thường trực của Bra-xin tại tổ chức này, ông Rô-béc-tô A-déc-vê-đô (Roberto Azevedo), làm Tổng Giám đốc mới thay thế ông Pa-xcan La-mi (Pascal Lamy), người Pháp sẽ kết thúc nhiệm kỳ 4 năm lần thứ hai vào ngày 31-8 tới. Ông R. A-déc-vê-đô là đại diện thứ hai đến từ các nước đang phát triển đứng đầu tổ chức này, sau ông Xu-pa-chai Pa-nít-pắc-đi (Supachai Panitchpakdi), người Thái Lan đã lãnh đạo tổ chức này nhiệm kỳ từ 2002 - 2005.
Với 93/159 phiếu ủng hộ, cao hơn nhiều so với số phiếu cần thiết (80), ông Rô-béc-tô A-déc-vê-đô đã đánh bại đối thủ là cựu Bộ trưởng Thương mại Mê-hi-cô Éc-mi-ni-ô Blan-cô (Herminio Blanco) trong cuộc họp kín diễn ra tại trụ sở WTO ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Ông R. A-déc-vê-đô đã giành được sự ủng hộ của các thành viên thuộc nhóm BRICS, của các nước châu Phi và các nước đang phát triển khác. Ông cũng là người Bra-xin đầu tiên đảm nhiệm trọng trách tầm cỡ như vậy trong các tổ chức quốc tế. Mỹ và EU dù ủng hộ ứng cử viên Éc-mi-ni-ô Blan-cô (Herminio Blanco) nhưng cũng không vì thế mà phủ quyết ông R. A-déc-vê-đô.
Người mới đứng trước một thời kỳ mới. Tuy nhiên, bản chất những vấn đề đang đặt ra đối với WTO thì gần như không mới bởi vẫn là việc nhanh chóng kết thúc thành công Vòng đàm phán Đô-ha đã được khởi động năm 2001 với mục tiêu kết thúc vào năm 2005 nhưng đến nay vẫn trì trệ và bế tắc. Sự trì trệ và bế tắc này đã gây tổn hại đáng kể tới cả uy tín, vai trò và tầm ảnh hưởng của WTO trong tiến trình tự do hóa mậu dịch trên phạm vi toàn cầu. Vì thế mà trong thời gian qua, WTO không còn là động cơ chủ lực trong khuôn khổ diễn đàn đa phương quan trọng nhất cho chính tiến trình trên. Bản sắc đặc thù của WTO cũng vì thế mà dần bị mai một.
Hai nguyên do cơ bản nhất khiến tiến trình này trì trệ và bế tắc dai dẳng đến như vậy là sự bất đồng quan điểm giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển, giữa khu vực giàu và khu vực nghèo trên thế giới cũng như tính tổng thể của các nội dung trên chương trình nghị sự của tiến trình đàm phán.
Các nước công nghiệp phát triển chưa sẵn sàng mở cửa thị trường cho nông phẩm từ các nước đang phát triển thâm nhập thị trường trong khi lại đòi các nước đang phát triển phải mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa và dịch vụ của họ. Ai cũng ý thức được việc phải thỏa hiệp và đi đến nhất trí nhưng chưa bên nào chịu đi bước đầu tiên về phía bên kia, chưa tin tưởng vào thiện chí của nhau và vẫn còn chủ ý dùng các biện pháp bảo hộ để thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình.
Việc đặt ra yêu cầu phải đạt được sự nhất trí cả gói về tất cả các nội dung đã chứng tỏ tính tham vọng và phi thực tế của vòng đàm phán. Thêm vào đó, các chủ đề nội dung đưa ra đàm phán lại quá tổng thể, liên quan và ràng buộc lẫn nhau nên không tránh khỏi sự phức tạp trong tiến trình đàm phán và quá khó để đạt được sự nhất trí giữa nhiều đối tác đến thế.
Để giải quyết được vấn đề cũ này, người mới không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải có cách tiếp cận mới. Ông R. A-déc-vê-đô trong những tuyên bố đầu tiên sau khi đắc cử chức vụ Tổng Giám đốc WTO đã khẳng định sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho việc sớm kết thúc thành công Vòng đàm phán Đô-ha. Ông R. A-déc-vê-đô cũng nhận thức được rằng nếu không đạt được mục tiêu ấy thì khó có thể khôi phục lại lòng tin của các thành viên và đối tác vào tương lai của WTO. Bên cạnh đó, ông cũng hiểu rằng, nếu không khôi phục và củng cố bản sắc đặc thù của WTO thì làm sao tổ chức này có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Một trong số những sự lựa chọn về cách tiếp cận mới đối với vị tân tổng giám đốc là nhằm vào giải pháp bộ phận khi chưa đạt được thành công từ giải pháp tổng thể. Ông R. A-déc-vê-đô sẽ tìm kiếm sự thỏa thuận về từng chủ đề nội dung trước khi có được sự nhất trí chung về cả gói.
Thách thức đối với người mới trong thời gian tới là hội nghị cấp cao của WTO tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) vào cuối năm nay mà ở đó ông R. A-déc-vê-đô phải đạt được ít nhất một vài tiến triển. WTO cần một sự khởi hành mới cho cả tổ chức chứ không chỉ riêng cho Vòng đàm phán Đô-ha. Thách thức lớn tiếp theo đối với người mới trên cương vị lãnh đạo WTO là tạo ra sự hài hòa giữa tiến trình tự do hóa mậu dịch trong khuôn khổ WTO với những nỗ lực thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương. Một khi vượt qua được những thách thức này thì ông R. A-déc-vê-đô cũng sẽ tạo được cú hích cần thiết và đủ mức để giải quyết những vấn đề tồn đọng lâu nay đối với WTO./.
Đại diện thường trực của Bra-xin tại tổ chức WTO Rô-béc-tô A-déc-vê-đô (Roberto Azevedo), được bầu làm Tổng Giám đốc mới thay thế ông Pa-xcan La-mi (Pascal Lamy). |
Với 93/159 phiếu ủng hộ, cao hơn nhiều so với số phiếu cần thiết (80), ông Rô-béc-tô A-déc-vê-đô đã đánh bại đối thủ là cựu Bộ trưởng Thương mại Mê-hi-cô Éc-mi-ni-ô Blan-cô (Herminio Blanco) trong cuộc họp kín diễn ra tại trụ sở WTO ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Ông R. A-déc-vê-đô đã giành được sự ủng hộ của các thành viên thuộc nhóm BRICS, của các nước châu Phi và các nước đang phát triển khác. Ông cũng là người Bra-xin đầu tiên đảm nhiệm trọng trách tầm cỡ như vậy trong các tổ chức quốc tế. Mỹ và EU dù ủng hộ ứng cử viên Éc-mi-ni-ô Blan-cô (Herminio Blanco) nhưng cũng không vì thế mà phủ quyết ông R. A-déc-vê-đô.
Người mới đứng trước một thời kỳ mới. Tuy nhiên, bản chất những vấn đề đang đặt ra đối với WTO thì gần như không mới bởi vẫn là việc nhanh chóng kết thúc thành công Vòng đàm phán Đô-ha đã được khởi động năm 2001 với mục tiêu kết thúc vào năm 2005 nhưng đến nay vẫn trì trệ và bế tắc. Sự trì trệ và bế tắc này đã gây tổn hại đáng kể tới cả uy tín, vai trò và tầm ảnh hưởng của WTO trong tiến trình tự do hóa mậu dịch trên phạm vi toàn cầu. Vì thế mà trong thời gian qua, WTO không còn là động cơ chủ lực trong khuôn khổ diễn đàn đa phương quan trọng nhất cho chính tiến trình trên. Bản sắc đặc thù của WTO cũng vì thế mà dần bị mai một.
Hai nguyên do cơ bản nhất khiến tiến trình này trì trệ và bế tắc dai dẳng đến như vậy là sự bất đồng quan điểm giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển, giữa khu vực giàu và khu vực nghèo trên thế giới cũng như tính tổng thể của các nội dung trên chương trình nghị sự của tiến trình đàm phán.
Các nước công nghiệp phát triển chưa sẵn sàng mở cửa thị trường cho nông phẩm từ các nước đang phát triển thâm nhập thị trường trong khi lại đòi các nước đang phát triển phải mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa và dịch vụ của họ. Ai cũng ý thức được việc phải thỏa hiệp và đi đến nhất trí nhưng chưa bên nào chịu đi bước đầu tiên về phía bên kia, chưa tin tưởng vào thiện chí của nhau và vẫn còn chủ ý dùng các biện pháp bảo hộ để thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình.
Việc đặt ra yêu cầu phải đạt được sự nhất trí cả gói về tất cả các nội dung đã chứng tỏ tính tham vọng và phi thực tế của vòng đàm phán. Thêm vào đó, các chủ đề nội dung đưa ra đàm phán lại quá tổng thể, liên quan và ràng buộc lẫn nhau nên không tránh khỏi sự phức tạp trong tiến trình đàm phán và quá khó để đạt được sự nhất trí giữa nhiều đối tác đến thế.
Để giải quyết được vấn đề cũ này, người mới không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải có cách tiếp cận mới. Ông R. A-déc-vê-đô trong những tuyên bố đầu tiên sau khi đắc cử chức vụ Tổng Giám đốc WTO đã khẳng định sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho việc sớm kết thúc thành công Vòng đàm phán Đô-ha. Ông R. A-déc-vê-đô cũng nhận thức được rằng nếu không đạt được mục tiêu ấy thì khó có thể khôi phục lại lòng tin của các thành viên và đối tác vào tương lai của WTO. Bên cạnh đó, ông cũng hiểu rằng, nếu không khôi phục và củng cố bản sắc đặc thù của WTO thì làm sao tổ chức này có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Một trong số những sự lựa chọn về cách tiếp cận mới đối với vị tân tổng giám đốc là nhằm vào giải pháp bộ phận khi chưa đạt được thành công từ giải pháp tổng thể. Ông R. A-déc-vê-đô sẽ tìm kiếm sự thỏa thuận về từng chủ đề nội dung trước khi có được sự nhất trí chung về cả gói.
Thách thức đối với người mới trong thời gian tới là hội nghị cấp cao của WTO tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) vào cuối năm nay mà ở đó ông R. A-déc-vê-đô phải đạt được ít nhất một vài tiến triển. WTO cần một sự khởi hành mới cho cả tổ chức chứ không chỉ riêng cho Vòng đàm phán Đô-ha. Thách thức lớn tiếp theo đối với người mới trên cương vị lãnh đạo WTO là tạo ra sự hài hòa giữa tiến trình tự do hóa mậu dịch trong khuôn khổ WTO với những nỗ lực thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương. Một khi vượt qua được những thách thức này thì ông R. A-déc-vê-đô cũng sẽ tạo được cú hích cần thiết và đủ mức để giải quyết những vấn đề tồn đọng lâu nay đối với WTO./.
Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức Belarus  (16/05/2013)
Nâng cao hiệu quả sử dụng giờ làm việc của cán bộ, công chức hiện nay  (16/05/2013)
Con đường cứu nước Hồ Chí Minh - sự lựa chọn lịch sử  (16/05/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Putin  (16/05/2013)
Thông cáo chung Việt Nam - Liên bang Nga  (15/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên