Học giả ở Argentina, Bỉ phản bác đường chín đoạn của Trung Quốc
23:14, ngày 21-05-2015
Trong ngày 20-5, tại hai thủ đô Brussels của Bỉ và Buenos Aires của Argentina, giới học giả hai nước cùng các học giả quốc tế đã tham dự hai hội thảo về Biển Đông.
Học giả Bỉ phát biểu tại hội thảo diễn ra ở Brussels (Nguồn: PX Brussels) |
Tại thủ đô Brussels (Bỉ), Viện Quan hệ quốc tế Hoàng gia Egmont phối hợp với Đại sứ quán Philippines tại Bỉ đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Biển Đông, triển vọng nhìn từ luật pháp và lịch sử" với diễn giả chính là ông Antonio T. Carpio, chuyên gia luật thuộc Tòa án Tối cao Philippines.
Trong phần trình bày của mình, ông Carpio đã phân tích về những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông dựa trên 3 loại tài liệu: những tài liệu lịch sử và bản đồ cổ; những tài liệu chính thức và tuyên bố của các chính phủ liên quan; và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) cũng như việc thực thi. Tất cả những chứng cứ này cho thấy những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Theo những tài liệu mà ông Carpio viện dẫn thì việc Trung Quốc đưa ra yêu sách về “đường 9 đoạn” là không có căn cứ, được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác.
Liên quan đến việc mới đây Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, ông Erik Franckx, giáo sư Đại học Tự do Brussels (Bỉ), thành viên Tòa trọng tài thường trực cho rằng Trung Quốc nêu lý do cấm đánh bắt cá trên Biển Đông để bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên ở đây. Tuy nhiên đây là vùng biển tranh chấp và các quốc gia ven biển đều có quyền khai thác hải sản tại nơi này và như vậy, lý do mà Trung Quốc đưa ra không thỏa đáng, càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và không có tác dụng bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Baron de Grand Ry, lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Bỉ nhấn mạnh các quốc gia ven biển đều có lợi ích trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Ngư dân Việt Nam có quyền đánh bắt cá xa bờ tại vùng biển này. Ông de Grand Ry cho rằng Việt Nam và các quốc gia liên quan có thể thông qua một thỏa thuận ngoại giao với Trung Quốc để tránh xảy ra xung đột. Ngoài ra, Việt Nam còn có quyền khai thác dầu thô và khí đốt ngoài khơi xa.
Cũng trong ngày 20-5, mạng tin châu Âu Euro Presse Image đăng tải bài viết về hội thảo Biển Đông diễn ra hôm 18-5 ở thủ đô Paris, Pháp. Bài viết nêu lên những diễn biến mới đây trên Biển Đông, kể từ năm 2014, Trung Quốc đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, cũng như việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981). Điều này khiến căng thẳng leo thang cùng với việc tăng cường khả năng quân sự của các quốc gia trong khu vực nhằm phản đối yêu sách của Trung Quốc.
Kết thúc bài báo, tác giả viện dẫn nhận định của ông Vassily Kashin, chuyên gia quân sự thuộc Viện phân tích chiến lược và công nghệ Moskva: “những căng thẳng trên Biển Đông là vấn đề mang tính toàn cầu phức tạp nhất có thể biến thành quả bom và kéo theo nhiều xung đột”.
Trong khi đó, tại trường Đại học mở liên Mỹ (UAI) ở thủ đô Buenos Aires (Argentina), hội thảo về Biển Đông được tổ chức với sự tham gia của đông đảo giáo sư, học giả và sinh viên Khoa quan hệ quốc tế.
Với chủ đề "Quản lý không gian hàng hải của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ý tưởng cho Argentina", hội thảo nhằm mục đích chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm của các quốc gia trong vấn đề gìn giữ chủ quyền biển, đảo.
Quang cảnh hội thảo ở Argentina (Ảnh: Vietnam+) |
Phát biểu khai mạc, giáo sư Maria Susana Duran Saenz, Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế của UAI, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu về những căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên thế giới, đặc biệt sự liên quan của các nước lớn trong vấn đề này, qua đó sẽ rút ra những bài học hữu ích cho thành viên Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), đặc biệt là Argentina.
Giáo sư Juan Manuel Pippia, chuyên gia về địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng Đông Nam Á là một khu vực có vấn đề tương tự như Nam Mỹ, đặc biệt là liên quan đến hoạt động hàng hải cũng như kinh tế. Ông cũng đề cập tới tình hình chung của khối ASEAN, lịch sử tranh chấp trên Biển Đông, sự phát triển của Trung Quốc trong những năm gần đây, nhu cầu về năng lượng của quốc gia này cũng như tiềm năng dầu khí tại khu vực.
Giáo sư Ezequiel Ramoneda, chuyên gia phương Đông học Đại học Salvador (USAL) của Argentina, đã đề cập tới nhiều khía cạnh trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, trong đó có các khái niệm liên quan tới “đường chín đoạn” của Trung Quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Ông Ramoneda, đồng thời là điều phối viên của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc gia La Plata, cũng nhấn mạnh quan điểm của các quốc gia ASEAN về vấn đề Biển Đông, tầm quan trọng của việc thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC).
Các Đại sứ Việt Nam, Philippines và Indonesia tham dự hội thảo đều khẳng định việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông là mối quan tâm chính đáng của nhiều nước và nhấn mạnh các bên liên quan cần triển khai đầy đủ DOC cũng như cần sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN phải có trách nhiệm và chủ động ngăn chặn sự leo thang của các tranh chấp trên Biển Đông.
Đại sứ Việt Nam Nguyễn Đình Thao nêu rõ Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời nêu rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Về phần mình, Đại sứ Philippines María Amelita Aquino cũng phê phán tuyên bố vô căn cứ về “đường chín đoạn” của Bắc Kinh cũng như tham vọng chiếm Biển Đông của nước này. Bà Aquino đã giới thiệu vụ Philippines kiện Bắc Kinh vi phạm UNCLOS tại Tòa trọng tài thường trực của Liên hợp quốc khi chiếm bãi cạn Scarbourough, đồng thời cản trở Philippines thực thi quyền lợi hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Bà Aquino đưa ra các bằng chứng lịch sử như bản đồ cổ của Trung Quốc cũng như Philippines ghi rõ điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc dưới thời phong kiến chỉ đến đảo Hải Nam.
Đại sứ Indonesia Jonny Sinaga cho rằng các nước ASEAN cần ưu tiên cho việc xác định COC, công cụ hữu hiệu để phòng ngừa các tranh chấp về quyền tài phán phát triển thành những căng thẳng nghiêm trọng hay các cuộc xung đột mở trên Biển Đông.
Hơn 100 chuyên gia, nhà ngoại giao và sinh viên tham dự hội thảo đã đánh giá cao ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu về Biển Đông.
Trường UAI ra đời từ năm 1942 và khoa Quan hệ quốc tế của trường là một tổ chức có uy tín trong nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Argentina../.
Quan hệ Việt Nam - Đức: khẳng định quan hệ đối tác chiến lược  (21/05/2015)
Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội đối với việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam  (21/05/2015)
Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội đối với việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam  (21/05/2015)
Quốc hội nghe Báo cáo về Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội  (21/05/2015)
Xây dựng Quân chủng Hải quân vững mạnh về chính trị, làm cơ sở xây dựng Quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại  (21/05/2015)
Sửa đổi Bộ luật Hình sự hướng tới đổi mới nhận thức chính sách hình sự  (21/05/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển