Hội nghị “bộ tứ” ở Sô-chi
TCCSĐT- Ngày 18-8-2010, tại Sô-chi (Nga) diễn ra Hội nghị thượng đỉnh bốn nước Nga, Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan và Tát-gi-ki-xtan lần thứ hai, gọi tắt là Hội nghị “bộ tứ”, để bàn về nhiều vấn đề “nóng” trong khu vực như ổn định tình hình và phát triển kinh tế ở Áp-ga-ni-xtan, chống khủng bố, chống buôn lậu ma tuý và trợ giúp Pa-ki-xtan vừa trải qua thảm họa thiên tai chưa từng có trong mấy chục năm qua; củng cố và phát triển các thoả thuận đã đạt được trong Hội nghị đầu tiên được tổ chức năm 2009 tại Đu-san-be, thủ đô Cộng hoà Tát-gi-ki-xtan, theo sáng kiến của Tổng thống Tát-gi-ki-xtan.
Trong khuôn khổ cuộc chiến chống buôn lậu ma tuý, các bên tuyên bố sẽ thiết lập sự hợp tác giữa Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) gồm các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập là Nga, Bê-la-rút-xi-a, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ác-mê-ni-a, U-dơ-bê-ki-xtan và Tát-gi-ki-xtan, với NATO.
Việc trợ giúp Pa-ki-xtan khắc phục thảm họa thiên tai. Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Pa-ki-xtan A-xíp A-li Da-đa-ri và Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép, người đứng đầu nhà nước Nga bày tỏ lời cảm thông sâu sắc với nhân dân Pa-ki-xtan trong thảm họa thiên nhiên vừa qua và tuyên bố sẵn sàng viện trợ nhân đạo tất cả những gì có thể cho Pa-ki-xtan để khắc phục hậu quả trận đại hồng thuỷ vừa qua. Các cơ quan cứu trợ của cả hai nước đã thực hiện nhiều biện pháp cứu trợ có hiệu quả. Tổng thống Pa-ki-xtan đã mời Tổng thống Nga thăm chính thức I-xla-ma-bát.
Việc thúc đẩy “Tiến trình Ca-bun”, mà trọng tâm là từng bước chuyển giao quyền lực và trách nhiệm cho chính quyền ở Áp-ga-ni-xtan trong an ninh, trật tự và phát triển kinh tế của đất nước này, thu hút sự chú ý đặc biệt của các nước thành viên. Theo đó, đàm phán về vấn đề tăng cường hợp tác khu vực nhằm ổn định tình hình ở Áp-ga-ni-xtan cũng như các vùng tiếp giáp với Pa-ki-xtan được coi là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Dự kiến, Tổ chức hợp tác Thượng Hải, bao gồm bao gồm các nước Trung Quốc, Nga, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-dơ-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và Tát-gi-ki-xtan sẽ tham gia tiến trình này.
Ông Ba-si-ra Rui-gi-a, nguyên Bộ trưởng văn hoá và thông tin Ap-ga-ni-xtan, cố vấn chính trị của nguyên Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Nát-gi-bu-la (1986-1992), đã đưa ra nhận xét: có 3 yếu tố để giải quyết vấn đề Áp-ga-ni-xtan hiện nay. Một là, yếu tố quốc tế. Để chống khủng bố và buôn lậu ma tuý cần có sự nỗ lực của quốc tế và khu vực, chứ không chỉ một mình Áp-ga-ni-xtan. Hai là, yếu tố khu vực. Tình hình nội bộ Áp-ga-ni-xtan đang tác động tiêu cực tới tình hình toàn khu vực Trung Á. Từ đó, cần có sự phối hợp hành động của các nước láng giềng với Áp-ga-ni-xtan. Ba là, yếu tố nội bộ Áp-ga-ni-xtan, trong đó có vấn đề xã hội và chính quyền. Nguồn gốc của yếu tố đối nội nằm ở bên trong chứ không phải bên ngoài Áp-ga-ni-xtan, do đó để giải quyết vấn đề này, trước hết phải do sự nỗ lực của chính người Áp-ga-ni-xtan.
Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép đề nghị khôi phục các dự án kinh tế đã từng khởi động từ thời Liên Xô trước đây, trong đó có các dự án phát triển năng lượng và xây dựng kết cấu hạ tầng như trường học, bệnh viện v.v.. nhằm đáp ứng các yêu cầu bức xúc của Áp-ga-ni-xtan hiện nay. Các dự án hợp tác giữa Nga và Tát-gi-ki-xtan, trong đó có sự án “CASA-1000” nhằm xây dựng tuyến đường dây chuyển tải điện trong khu vực Trung Á với chi phí 680 triệu USD được đánh giá là mô hình hợp tác khu vực có hiệu quả, có thể cung cấp điện cho vùng thủ đô Ca-bun của Áp-ga-ni-xtan và các vùng tây bắc của Pa-ki-xtan.
Lần đầu tiên, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép đã có cuộc tiếp xúc với Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ka-zai. Trong cuộc gặp, ông Đ.Mét-vê-đép tuyên bố, quan hệ giữa Mát-xcơ-va và Ca-bun đang có những tiến triển đáng kể, trong đó, Nga ủng hộ và giúp đỡ cho Áp-ga-ni-xtan trong cuộc chiến chống khủng bố, chống buôn lậu ma tuý và phát triển kinh tế. Về phía mình, Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ka-zai cảm ơn người đứng đầu nhà nước Nga đã có quan điểm rõ ràng về Áp-ga-ni-xtan và mời Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép thăm chính thức Ca-bun.
Trong vấn đề chống khủng bố, Tổng thống Tát-gi-ki-xtan E-mô-ma-li Ra-xmôn đề xuất sáng kiến ký kết một văn kiện đa phương về chống khủng bố nhằm đưa hoạt động này lên một chất lượng mới. Theo ông E.Ra-xmôn, để ngăn chặn khủng bố, các nước còn cần phối hợp hành động trên mặt trận chống nghèo đói, thất nghiệp, bất ổn xã hội và sự bất lực của con người trước các thách thức từ nhiều phía.
Đánh giá cao nỗ lực của các nước đối tác thuộc “bộ tứ” trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép cho rằng, việc chống khủng bố và chống chủ nghĩa cực đoan là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp trong điều kiện hiện nay, bởi trong cuộc chiến này vẫn còn có những vấn đề chưa được thống nhất về mặt nhận thức và quan niệm. Chẳng hạn, cho tới nay, khái niệm “khủng bố” vẫn chưa được nhận thức giống nhau trên thế giới, vẫn còn có những thế lực núp dưới chiêu bài “chống khủng bố” để thực hiện các mưu đồ riêng. Chủ đề này cũng được đề cập đến trong các cuộc gặp song phương giữa các thành viên tham dự Hội nghị.
Hội nghị thượng đỉnh bốn nước Nga, Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan và Tát-gi-ki-xtan lần thứ hai vừa qua, theo nhận xét của Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Via-che-xláp Be-lốc-re-nhi-xki, là sự kiện có ý nghĩa địa - chính trị đặc biệt quan trọng, trong đó Mát-xcơ-va có thể đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình ổn định tình hình ở Áp-ga-ni-xtan nói riêng và trong khu vực nói riêng./.
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm nông nghiệp  (22/08/2010)
Lễ trao tặng Cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam”, Cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc” và “Thương hiệu-Nhãn hiệu” năm 2010  (22/08/2010)
Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước  (22/08/2010)
Lễ trao tặng Cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam”, Cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc” và “Thương hiệu-Nhãn hiệu” năm 2010  (22/08/2010)
Xây dựng nông thôn mới trước hết bởi chính người dân  (21/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên