Lợi ích mới ở thời kỳ mới
21:05, ngày 27-02-2013
TCCSĐT - Chuyến thăm Cu-ba hai ngày của Thủ tướng Nga Đ. Mét-về-đép đã đặt nền móng cho một thời kỳ quan hệ mới giữa hai nước. Đây là chuyến thăm Cu-ba lần thứ hai của ông Đ. Mét-về-đép. Năm 2008, ông Đ. Mét-về-đép trên cương vị Tổng thống Nga đã tới Cu-ba.
Bầu không khí chính trị thuận lợi và sự đồng thuận quan điểm sâu rộng giữa Nga và Cu-ba có nguồn gốc từ mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước từ nhiều thập kỷ nay. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1960, sau khi cuộc Cách mạng thành công ở Cu-ba. Liên Xô trước đây luôn là chỗ dựa tin cậy và hậu thuẫn Cu-ba trong quá trình xây dựng đất nước sau Cách mạng. Nhưng hiện tại là thời kỳ mới ở cả hai nước, hai khu vực và trên thế giới.
Điều đó thể hiện sinh động ở một con số: Nga hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Cu-ba với kim ngạch trao đổi hai chiều rất khiêm nhường chỉ có 224 triệu USD năm 2011. Từ nhiều năm nay, Nga đã trỗi dậy mạnh mẽ về mọi phương diện, có nhu cầu cấp thiết tìm kiếm và tranh thủ đối tác, gây dựng khu vực ảnh hưởng và lực lượng ở mọi khu vực trên thế giới. Cu-ba đang chủ động tích cực cải cách và đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế. Tuy với bản chất và mức độ có khác nhau nhưng quan hệ của cả hai nước Nga và Cu-ba với Mỹ và EU đều vẫn gặp không ít trắc trở.
Khu vực châu Âu và Mỹ La-tinh hiện tại khác trước rất cơ bản cả về cục diện quan hệ lẫn tương quan lực lượng. Tất cả những điều đó đã giúp Nga và Cu-ba dễ dàng gây dựng được lợi ích chung và có được tiếng nói chung để cùng nhau mở ra thời kỳ quan hệ mới.
Tin cậy và thiết thực là tiêu chí và đặc thù của thời kỳ quan hệ mới này giữa Nga và Cu-ba. Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nga Đ. Mét-về-đép, chính phủ hai nước đã ký kết với nhau 10 thỏa thuận hợp tác trung hạn và dài hạn, trong đó có thỏa thuận về xử lý vấn đề nợ cũ của Cu-ba đối với Nga (ước tính từ 20 đến 30 tỷ USD), về hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài khơi, liên doanh chế tạo dược phẩm, đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng trong trao đổi thương mại... Đương nhiên, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề thời sự của thế giới, chuyện an ninh năng lượng và lương thực, bảo vệ khí hậu trái đất và các vấn đề môi trường khác...
Đáng chú ý hơn cả là sự biểu hiện quan hệ chính trị gắn bó và việc bàn thảo về hợp tác song phương trên lĩnh vực năng lượng và thương mại. Sự hợp tác trên những lĩnh vực này đã giúp Nga tận dụng thế mạnh của chính mình và khai phá thị trường mới. Cu-ba có thể là một trong những cửa ngõ mở ra cho nước Nga thâm nhập thị trường Mỹ La-tinh và tranh thủ các đối tác ở khu vực này.
Cu-ba hiện vẫn bị Mỹ bao vây, cấm vận và trừng phạt, vẫn gặp khó khăn trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Cu-ba phụ thuộc rất đáng kể vào nguồn cung cấp dầu khí của Vê-nê-du-ê-la. Đương kim Tổng thống Vê-nê-du-ê-la U-gô Cha-vét có mối quan hệ rất thân thiện với Cu-ba, nhưng về lâu dài ở thời cầm quyền của người kế nhiệm rất có thể sẽ khác. Bởi thế, việc bảo đảm an ninh năng lượng theo hướng đa dạng hóa nguồn cung ứng, phân tán rủi ro và tự chủ được càng nhiều càng tốt có ý nghĩa chiến lược sống còn về lâu dài đối với Cu-ba. Sự hợp tác với Nga trên lĩnh vực này sẽ là giải pháp tốt nhất, an toàn và đáng tin cậy nhất đối với Cu-ba.
Lợi ích mới, cho dù chung hay riêng, của Cu-ba và Nga sẽ là chất keo gắn kết hai nước trong thời kỳ quan hệ mới, tạo động lực cho hai bên thúc đẩy phát triển quan hệ và đặt hai nước trước sự cần thiết phải tăng cường hợp tác tin cậy để bảo vệ chính những lợi ích chung ấy. "Chúng tôi đã ký nhiều thỏa thuận quan trọng và hữu ích", ông Đ.Mét-về-đép đã phát biểu như vậy và Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô cũng đánh giá chuyến thăm của ông Đ. Mét-về-đép là "thành công tốt đẹp". Hai bên không cần gây dựng sự khởi đầu mới, mà chỉ cần và đã tạo ra thời kỳ quan hệ mới./.
Điều đó thể hiện sinh động ở một con số: Nga hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Cu-ba với kim ngạch trao đổi hai chiều rất khiêm nhường chỉ có 224 triệu USD năm 2011. Từ nhiều năm nay, Nga đã trỗi dậy mạnh mẽ về mọi phương diện, có nhu cầu cấp thiết tìm kiếm và tranh thủ đối tác, gây dựng khu vực ảnh hưởng và lực lượng ở mọi khu vực trên thế giới. Cu-ba đang chủ động tích cực cải cách và đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế. Tuy với bản chất và mức độ có khác nhau nhưng quan hệ của cả hai nước Nga và Cu-ba với Mỹ và EU đều vẫn gặp không ít trắc trở.
Khu vực châu Âu và Mỹ La-tinh hiện tại khác trước rất cơ bản cả về cục diện quan hệ lẫn tương quan lực lượng. Tất cả những điều đó đã giúp Nga và Cu-ba dễ dàng gây dựng được lợi ích chung và có được tiếng nói chung để cùng nhau mở ra thời kỳ quan hệ mới.
Tin cậy và thiết thực là tiêu chí và đặc thù của thời kỳ quan hệ mới này giữa Nga và Cu-ba. Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nga Đ. Mét-về-đép, chính phủ hai nước đã ký kết với nhau 10 thỏa thuận hợp tác trung hạn và dài hạn, trong đó có thỏa thuận về xử lý vấn đề nợ cũ của Cu-ba đối với Nga (ước tính từ 20 đến 30 tỷ USD), về hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài khơi, liên doanh chế tạo dược phẩm, đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng trong trao đổi thương mại... Đương nhiên, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề thời sự của thế giới, chuyện an ninh năng lượng và lương thực, bảo vệ khí hậu trái đất và các vấn đề môi trường khác...
Đáng chú ý hơn cả là sự biểu hiện quan hệ chính trị gắn bó và việc bàn thảo về hợp tác song phương trên lĩnh vực năng lượng và thương mại. Sự hợp tác trên những lĩnh vực này đã giúp Nga tận dụng thế mạnh của chính mình và khai phá thị trường mới. Cu-ba có thể là một trong những cửa ngõ mở ra cho nước Nga thâm nhập thị trường Mỹ La-tinh và tranh thủ các đối tác ở khu vực này.
Cu-ba hiện vẫn bị Mỹ bao vây, cấm vận và trừng phạt, vẫn gặp khó khăn trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Cu-ba phụ thuộc rất đáng kể vào nguồn cung cấp dầu khí của Vê-nê-du-ê-la. Đương kim Tổng thống Vê-nê-du-ê-la U-gô Cha-vét có mối quan hệ rất thân thiện với Cu-ba, nhưng về lâu dài ở thời cầm quyền của người kế nhiệm rất có thể sẽ khác. Bởi thế, việc bảo đảm an ninh năng lượng theo hướng đa dạng hóa nguồn cung ứng, phân tán rủi ro và tự chủ được càng nhiều càng tốt có ý nghĩa chiến lược sống còn về lâu dài đối với Cu-ba. Sự hợp tác với Nga trên lĩnh vực này sẽ là giải pháp tốt nhất, an toàn và đáng tin cậy nhất đối với Cu-ba.
Lợi ích mới, cho dù chung hay riêng, của Cu-ba và Nga sẽ là chất keo gắn kết hai nước trong thời kỳ quan hệ mới, tạo động lực cho hai bên thúc đẩy phát triển quan hệ và đặt hai nước trước sự cần thiết phải tăng cường hợp tác tin cậy để bảo vệ chính những lợi ích chung ấy. "Chúng tôi đã ký nhiều thỏa thuận quan trọng và hữu ích", ông Đ.Mét-về-đép đã phát biểu như vậy và Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô cũng đánh giá chuyến thăm của ông Đ. Mét-về-đép là "thành công tốt đẹp". Hai bên không cần gây dựng sự khởi đầu mới, mà chỉ cần và đã tạo ra thời kỳ quan hệ mới./.
Góp ý về điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (27/02/2013)
Góp ý về điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (27/02/2013)
Nga củng cố vị thế cường quốc xuất khẩu vũ khí  (27/02/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay