Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Ngày 26-2, phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Đảng, Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách hết sức đúng đắn về tôn giáo và những chủ trương, chính sách đúng đắn này đã đem lại những kết quả tốt đẹp, hoạt động tôn giáo ngày càng phát triển tích cực, ổn định; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bản thân từng tôn giáo cũng hoạt động thuận lợi hơn...
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, làm tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, trước hết là làm tốt công tác tham mưu, xây dựng về thể chế, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước về tôn giáo, hoạt động tôn giáo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động tôn giáo; chú trọng hoạt động tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo... Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo Chính phủ cần cảnh giác cao độ trước mọi thủ đoạn, âm mưu lợi dụng tôn giáo để kích động, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị - xã hội của các thế lực thù địch.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Ban Tôn giáo Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức; đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vững vàng về chính trị, hiểu rõ chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo cũng như hiểu về tôn giáo, thực hiện đúng đắn, sáng tạo, nhuần nhuyễn chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong thực tiễn.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương cũng đã xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ liên quan đến việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; cơ chế chỉ đạo công tác tôn giáo; tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp...
Trước khi làm việc với lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói chuyện thân mật đầu Xuân với cán bộ, công chức, viên chức Ban Tôn giáo Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của những người làm công tác tôn giáo trong năm qua, đóng góp vào sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhân dân, coi đó là nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cần chăm lo, tạo điều kiện để các tôn giáo được hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cần cảnh giác với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn các việc làm sai trái, đấu tranh với những hành vi kích động tôn giáo gây mất ổn định chính trị, xã hội.
Nhấn mạnh làm tốt công tác tôn giáo có ý nghĩa quan trọng đến sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ trong năm 2013 tiếp tục tập trung vào xây dựng bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ Trung ương đến địa phương, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vững vàng về chính trị, hiểu biết rõ về chủ trương, đường lối của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, từ đó có chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự, trong đó Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tin lành hơn 1 triệu tín đồ...
Theo thống kê, hiện nay có 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Đại đa số người dân có tín ngưỡng với các tập tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ mẫu, thờ thành hoàng làng, các vị tổ nghề nghiệp, những người có công với quê hương đất nước. Nhiều tín ngưỡng gắn với lễ và hội, mỗi tín ngưỡng, mỗi vùng lại có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa của từng khu vực.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng cho biết tình hình tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua chuyển biến tích cực và ổn định. Về cơ bản, các tổ chức tôn giáo đồng thuận và các hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật; các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện, nhân đạo; các tổ chức tôn giáo mở rộng các hoạt động quốc tế góp phần làm cho thế giới hiểu về Việt Nam, về chính sách đổi mới đối với tôn giáo và chuyển biến đời sống sống tôn giáo ở Việt Nam. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cho thấy vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo đã cơ bản đạt được yêu cầu.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo vẫn còn những tồn tại, hạn chế như các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng và tôn giáo còn thiếu, nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn trong thời kỳ hội nhập quốc tế; tổ chức và cán bộ của hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo còn nhiều bất cập, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo từ Trung ương đến địa phương còn chưa được mạnh cả về công tác tham mưu, công tác quản lý, công tác hướng dẫn; vấn đề tín ngưỡng chưa được giao cho cơ quan nào quản lý, vì vậy hoạt động của hàng nghìn tín ngưỡng ở tất cả các vùng miền, các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam không có sự định hướng, hướng dẫn...
Bên cạnh đó, trong hoạt động tôn giáo, hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái phép vẫn tiếp tục diễn ra ở một số vùng người dân tộc thiểu số, vùng biên giới; còn xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới (thường gọi là đạo lạ và tà đạo) với các biểu hiện dị đoan./.
Phiên họp thứ 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú  (26/02/2013)
Hội An nhận giải thành phố được yêu thích nhất  (26/02/2013)
Thế giới vẫn phải đối mặt với các thách thức phức tạp về nhân quyền  (26/02/2013)
Kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Australia  (26/02/2013)
Nhóm P5+1 và Iran tiến hành vòng đàm phán mới  (26/02/2013)
Nhật Bản cử đặc phái viên thúc đẩy hòa giải ở Myanmar  (26/02/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên