Sáng kiến trong kiểm soát dịch HIV bền vững tại Việt Nam
Thông tin về những cách làm mới, nhanh hơn, sáng tạo hơn, các tổ chức cộng đồng tham gia thực hiện Dự án tăng cường kết nối cộng đồng phòng chống HIV phía Nam (gọi tắt là C-Link) đã mang đến những hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống HIV đã đwọc chia sẻ tại Hội thảo.
Nhằm nâng cao hiệu quả của Dự án tăng cường kết nối cộng đồng phòng, chống HIV phía Nam, Trung tâm nâng cao chất lượng cuộc sống cùng với các tổ chức dựa vào cộng đồng còn tiến hành ký kết hợp tác với các Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh.
Chia sẻ về hiệu quả khi phối hợp với các tổ chức dựa vào cộng đồng, bác sỹ Trần Văn Tin, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa cho biết, với việc xác định nhóm đích, dự án đã tiếp cận được nhiều đối tượng nguy cơ cao, phát hiện người nhiễm mới, đưa đi xét nghiệm và kết nối thẳng vào điều trị ARV, theo dõi việc tuân thủ điều trị của người bệnh... Bác sỹ Trần Văn Tin khẳng định, nếu không có sự tham gia của các tổ chức dựa vào cộng đồng, việc kiểm soát HIV/AIDS của địa phương trở nên khó khăn do nguồn lực ngày càng hạn chế.
Lần đầu tiên Dự án tăng cường kết nối cộng đồng phòng, chống HIV phía Nam có sự chủ động tham gia của một doanh nghiệp với mong muốn cung cấp kiến thức, dịch vụ cho đội ngũ công nhân lao động của mình. Chia sẻ về quyết định này, bà Đoàn Thị Kim Ngân, đại diện Công ty may Việt Hưng (Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, với đặc thù ngành may mặc nên đa số công nhân của Công ty là những người có tuổi đời rất trẻ, cần được trang bị kiến thức về HIV để có thể bảo vệ bản thân mình. Hiện doanh nghiệp này đã ký hợp tác với các tổ chức cộng đồng nhằm cung cấp dịch vụ phòng chống HIV cho công nhân lao động trong Công ty.
Giám đốc Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống Nguyễn Nguyên Như Trang cho biết, những sáng kiến này được xem như những “bước chân vạn dặm”, đem lại tác động cực kỳ to lớn cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam khi chỉ trong 3-4 năm qua đã có những sáng kiến nổi bật giúp tăng đáng kể tỷ lệ xét nghiệm HIV và tỷ lệ kết nối người có HIV vào điều trị.
Ông Timothy Liston, Phó Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, với sự hỗ trợ của Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về HIV (PEPFAR), trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Kết quả này là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cùng sự góp sức không nhỏ của các tổ chức dựa vào cộng đồng- cánh tay nối dài của hệ thống y tế Nhà nước. Ông Timothy Liston tin tưởng, với sự hỗ trợ tiếp tục của Hoa Kỳ, trong thời gian tới Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và thanh toán đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030./.
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX