Một số bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay
14:00, ngày 07-12-2017
TCCSĐT - Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nguyên và cả nước, với diện tích tự nhiên là 13.125km2, có 73,4 km đường biên giới với nước bạn Campuchia. Những năm qua, công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn được tăng cường, đổi mới, thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Cùng với việc không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận. Trong đó, tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03-6-2013 Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định 290-QĐ/TW, ngày 25-02-2010 của Bộ Chính trị về "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị"; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị “Ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14-7-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước các cấp”; Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07-01-2016 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”.
Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc, chính quyền và cả hệ thống chính trị lồng ghép phổ biến, quán triệt kịp thời Chương trình hành động về công tác dân vận tại cấp mình, góp phần chuyển biến thực sự trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác dân vận. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, của hệ thống chính trị về công tác dân vận cũng đã có những chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt, các địa phương, các ngành đã chủ động tham mưu, đề xuất được các giải pháp có tính khả thi giải quyết kịp thời những bức xúc của nhân dân; sự phối hợp trong công tác dân vận của chính quyền, các cơ quan, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng ngày càng chặt chẽ.
Công tác dân vận của chính quyền đã được chú trọng. Chính quyền các cấp đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội; tích cực triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống; đẩy mạnh công tác đối thoại với nhân dân, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác tiếp dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được các cơ quan, đơn vị triển khai theo quy định của pháp luật, trong đó, việc tham mưu rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, phức tạp được chú trọng; công tác khám, chữa bệnh, y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện khá tốt. Đẩy mạnh các giải pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kết quả, toàn tỉnh Đắk Lắk có 09 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, có 28 xã đạt 18 tiêu chí, 71 xã đạt 13-17 tiêu chí, 35 xã đạt 10-12 tiêu chí, 52 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và còn 06 xã đạt từ 3-4 tiêu chí.
Đảng bộ tỉnh cũng rất coi trọng việc phân công cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên phụ trách công tác dân vận, chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy Ban Dân vận tỉnh và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp đã được kiện toàn, củng cố, tăng cường, thu hút, phát triển đoàn viên, hội viên và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp thu hút đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn có ý nghĩa quan trọng, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc… Các cuộc vận động này thực sự góp phần vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, đồng thời, góp phần làm cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng gắn bó.
Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk cũng tăng cường lãnh đạo các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác dân vận; tăng cường lực lượng bám buôn, bám địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điểm, phức tạp; kết hợp với tuyên truyền về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, giải thích về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quy chế và tham gia bảo vệ biên giới; tham gia giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài và những mâu thuẫn tại địa bàn cơ sở, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, đền bù giải toả, các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự; tổ chức thăm hỏi, tặng quà và khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, người nghèo, chức sắc tôn giáo, người có uy tín, buôn kết nghĩa và gia đình quân nhân, cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Công tác dân vận trong tỉnh tiếp tục được củng cố và ngày càng phát huy tốt vai trò tham mưu cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là tham mưu triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về công tác dân vận. Công tác phát động quần chúng trên địa bàn tỉnh đã có sự đổi mới về hình thức, cách thức tổ chức, góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giải quyết có hiệu quả các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk vẫn còn một số hạn chế. Đó là:
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa làm tốt công tác nắm bắt tình hình nhân dân và những vấn đề nảy sinh tại cơ sở, khi xảy ra vụ việc thường đùn đẩy lên trên. Việc phối hợp, tham gia giải quyết một số vụ việc phức tạp, nhất là về công tác dân tộc, tôn giáo hiệu quả chưa cao. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ cơ sở đối với hoạt động của Mặt trận, Đoàn thể, đội công tác, tổ dân vận thôn, buôn, tổ dân phố chưa được chú trọng.
- Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước còn có mặt hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức còn quan liêu, chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình khi giải quyết công vụ; việc phối hợp giải quyết một số vụ việc khiếu kiện, đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được thống nhất, đồng bộ, dẫn đến hiệu quả chưa cao, còn để kéo dài. Công tác tiếp dân, đối thọai giữa người đứng đầu cơ quan nhà nước với nhân dân chưa được quan tâm đúng mức; việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện một số chính sách dân tộc hiệu quả chưa cao, đặc biệt là chính sách giảm nghèo, giải quyết đất sản xuất cho số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất; công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp cơ sở chưa chặt chẽ, tình trạng xây, sửa chữa cơ sở thờ tự, hoạt động tôn giáo vi phạm quy định pháp luật còn diễn ra ở một số địa phương. Việc xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín trong các dân tộc thiểu số, cốt cán trong tôn giáo còn chưa được chú trọng.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở còn chậm; công tác tập hợp, vận động quần chúng nhân dân ở thôn, buôn, tổ dân phố vào tổ chức đoàn, hội còn thấp; công tác giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định 217 còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; một số chi đoàn, chi hội ở cơ sở, thôn, buôn, tổ dân phố hoạt động chưa tốt; phong trào thi đua “Dân vận khéo” chưa được triển khai thường xuyên, hiệu quả thấp.
Từ thực tiễn công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
Một là, nơi nào các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu có nhận thức đúng về vai trò và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên đối với công tác dân vận, thì nơi đó tạo được sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố vững chắc.
Hai là, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị chính đáng của nhân dân phụ thuộc vào công tác dân vận của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở và việc xây dựng đội ngũ công chức có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, nắm bắt tình hình nhân dân, đặt mình vào vị trí của người dân; các cấp, các ngành phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất quan điểm, giải quyết kịp thời các bức xúc của nhân dân.
Ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án đầu tư liên quan đến lợi ích của nhân dân thì công tác dân vận phải được tham gia ngay trong tất cả giai đoạn triển khai, sẽ tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Bốn là, kết quả của phong trào hành động cách mạng, các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo” phụ thuộc vào việc đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Cần tập trung hướng về cơ sở; chú trọng phát huy vai trò của cá nhân tiêu biểu, xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị nhằm phát triển phong trào quần chúng tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở.
Vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận ngày càng được khẳng định trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Công tác dân vận đang đứng trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, đòi hỏi toàn Đảng bộ tỉnh cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận phải thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, góp phần vun đắp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.
Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc, chính quyền và cả hệ thống chính trị lồng ghép phổ biến, quán triệt kịp thời Chương trình hành động về công tác dân vận tại cấp mình, góp phần chuyển biến thực sự trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác dân vận. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, của hệ thống chính trị về công tác dân vận cũng đã có những chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt, các địa phương, các ngành đã chủ động tham mưu, đề xuất được các giải pháp có tính khả thi giải quyết kịp thời những bức xúc của nhân dân; sự phối hợp trong công tác dân vận của chính quyền, các cơ quan, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng ngày càng chặt chẽ.
Công tác dân vận của chính quyền đã được chú trọng. Chính quyền các cấp đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội; tích cực triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống; đẩy mạnh công tác đối thoại với nhân dân, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác tiếp dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được các cơ quan, đơn vị triển khai theo quy định của pháp luật, trong đó, việc tham mưu rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, phức tạp được chú trọng; công tác khám, chữa bệnh, y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện khá tốt. Đẩy mạnh các giải pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kết quả, toàn tỉnh Đắk Lắk có 09 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, có 28 xã đạt 18 tiêu chí, 71 xã đạt 13-17 tiêu chí, 35 xã đạt 10-12 tiêu chí, 52 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và còn 06 xã đạt từ 3-4 tiêu chí.
Đảng bộ tỉnh cũng rất coi trọng việc phân công cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên phụ trách công tác dân vận, chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy Ban Dân vận tỉnh và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp đã được kiện toàn, củng cố, tăng cường, thu hút, phát triển đoàn viên, hội viên và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp thu hút đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn có ý nghĩa quan trọng, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc… Các cuộc vận động này thực sự góp phần vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, đồng thời, góp phần làm cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng gắn bó.
Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk cũng tăng cường lãnh đạo các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác dân vận; tăng cường lực lượng bám buôn, bám địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điểm, phức tạp; kết hợp với tuyên truyền về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, giải thích về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quy chế và tham gia bảo vệ biên giới; tham gia giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài và những mâu thuẫn tại địa bàn cơ sở, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, đền bù giải toả, các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự; tổ chức thăm hỏi, tặng quà và khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, người nghèo, chức sắc tôn giáo, người có uy tín, buôn kết nghĩa và gia đình quân nhân, cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Công tác dân vận trong tỉnh tiếp tục được củng cố và ngày càng phát huy tốt vai trò tham mưu cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là tham mưu triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về công tác dân vận. Công tác phát động quần chúng trên địa bàn tỉnh đã có sự đổi mới về hình thức, cách thức tổ chức, góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giải quyết có hiệu quả các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk vẫn còn một số hạn chế. Đó là:
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa làm tốt công tác nắm bắt tình hình nhân dân và những vấn đề nảy sinh tại cơ sở, khi xảy ra vụ việc thường đùn đẩy lên trên. Việc phối hợp, tham gia giải quyết một số vụ việc phức tạp, nhất là về công tác dân tộc, tôn giáo hiệu quả chưa cao. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ cơ sở đối với hoạt động của Mặt trận, Đoàn thể, đội công tác, tổ dân vận thôn, buôn, tổ dân phố chưa được chú trọng.
- Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước còn có mặt hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức còn quan liêu, chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình khi giải quyết công vụ; việc phối hợp giải quyết một số vụ việc khiếu kiện, đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được thống nhất, đồng bộ, dẫn đến hiệu quả chưa cao, còn để kéo dài. Công tác tiếp dân, đối thọai giữa người đứng đầu cơ quan nhà nước với nhân dân chưa được quan tâm đúng mức; việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện một số chính sách dân tộc hiệu quả chưa cao, đặc biệt là chính sách giảm nghèo, giải quyết đất sản xuất cho số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất; công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp cơ sở chưa chặt chẽ, tình trạng xây, sửa chữa cơ sở thờ tự, hoạt động tôn giáo vi phạm quy định pháp luật còn diễn ra ở một số địa phương. Việc xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín trong các dân tộc thiểu số, cốt cán trong tôn giáo còn chưa được chú trọng.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở còn chậm; công tác tập hợp, vận động quần chúng nhân dân ở thôn, buôn, tổ dân phố vào tổ chức đoàn, hội còn thấp; công tác giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định 217 còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; một số chi đoàn, chi hội ở cơ sở, thôn, buôn, tổ dân phố hoạt động chưa tốt; phong trào thi đua “Dân vận khéo” chưa được triển khai thường xuyên, hiệu quả thấp.
Từ thực tiễn công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
Một là, nơi nào các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu có nhận thức đúng về vai trò và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên đối với công tác dân vận, thì nơi đó tạo được sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố vững chắc.
Hai là, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị chính đáng của nhân dân phụ thuộc vào công tác dân vận của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở và việc xây dựng đội ngũ công chức có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, nắm bắt tình hình nhân dân, đặt mình vào vị trí của người dân; các cấp, các ngành phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất quan điểm, giải quyết kịp thời các bức xúc của nhân dân.
Ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án đầu tư liên quan đến lợi ích của nhân dân thì công tác dân vận phải được tham gia ngay trong tất cả giai đoạn triển khai, sẽ tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Bốn là, kết quả của phong trào hành động cách mạng, các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo” phụ thuộc vào việc đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Cần tập trung hướng về cơ sở; chú trọng phát huy vai trò của cá nhân tiêu biểu, xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị nhằm phát triển phong trào quần chúng tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở.
Vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận ngày càng được khẳng định trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Công tác dân vận đang đứng trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, đòi hỏi toàn Đảng bộ tỉnh cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận phải thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, góp phần vun đắp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.
Việt Nam tham dự phiên họp Liên hợp quốc về Đại dương và Luật Biển  (06/12/2017)
Tham vấn thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt-Lào lần thứ 4  (06/12/2017)
Triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ đối với đồng chí Thuận Hữu  (06/12/2017)
Nâng cao sự kịp thời, sinh động trong công tác thông tin đối ngoại  (06/12/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp khách quốc tế  (06/12/2017)
Để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển đất nước hiện nay  (06/12/2017)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên