Hà Tĩnh: Công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng
TCCSĐT - Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Chương trình hành động số 447-CTr/TU, ngày 19-01-2017.
Nội dung Chương trình nhấn mạnh: “Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công khai kết quả để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng”.
Từ đầu năm 2017 đến nay, các cấp ủy đã kiểm tra 482 tổ chức đảng và 426 đảng viên, giám sát 366 đảng viên và 312 tổ chức đảng; Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 99 đảng viên và 14 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, giám sát 261 tổ chức đảng và 242 đảng viên. Qua đó đã phát hiện, xem xét, xử lý đối với 8 tổ chức đảng và 422 đảng viên có vi phạm, bảo đảm nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và thuyết phục.
Tuy vậy, vẫn còn không ít cấp ủy, tổ chức đảng nhận thức chưa đầy đủ, thực hiện chưa tốt công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chưa đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa vi phạm, khuyết điểm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vi phạm kỷ luật trong Đảng.
Nghị quyết và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Đảng là: Nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân. Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu đó cần tiến hành đồng bộ các giải pháp:
Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, coi đây là biện pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả Nghị quyết. Các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác kiểm tra phải nhận diện đúng những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên tự phê bình, tự soi xét và tự sửa chữa; đồng thời đây cũng là căn cứ để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp cần chủ động, tự giác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, đảng viên ở những vị trí quan trọng, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra vi phạm. Coi trọng phát hiện, nêu gương, nhân rộng các nhân tố tích cực; xử lý nghiêm túc, khách quan, chính xác, đúng quy trình, quy định đối với những tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm.
Hai là, công tác kiểm tra, giám sát phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Trọng tâm của công tác kiểm tra, giám sát thời gian tới là thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đấu tranh hiệu quả với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, làm trái các quy định của Đảng và Nhà nước trong quản lý ngân sách, các chương trình, dự án, đất đai, tài nguyên khoáng sản, thuế, ngân hàng, chính sách an sinh xã hội, công tác cán bộ... Tập trung kiểm tra, giám sát việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân sau sự cố môi trường biển, bảo đảm ổn định tình hình trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của cấp ủy; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp thiếu trách nhiệm trong việc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng.
Ba là, tiếp tục đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Thời gian qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát như: Kết luận về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Quy chế phối hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; Quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý...; thường xuyên nghe Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy báo cáo tình hình, cho ý kiến việc xử lý đối với những vụ, việc phức tạp; quan tâm xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác kiểm tra... Theo đó, các cấp ủy cần nghiên cứu, ban hành các chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị mình; thường xuyên, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để ủy ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.
Về phương pháp tiến hành, cần thực hiện đồng bộ cả kiểm tra, giám sát của chủ thể, vừa chú trọng tự kiểm tra, tự phê bình của đối tượng. Tập trung nâng cao kỹ năng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, nhất là kỹ năng phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm; công tác thẩm tra, xác minh; vận động, thuyết phục, cảm hóa đối tượng kiểm tra, giám sát... Tăng cường phối hợp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đang nghiên cứu, xây dựng hệ thống quy trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật trong Đảng theo hướng vừa bảo đảm nguyên tắc, vừa rút gọn các thủ tục trùng lắp, chồng chéo, giảm bớt thời gian tiến hành. Thực hiện công khai kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật trong Đảng theo đúng quy định của Trung ương.
Bốn là, để thực hiện được các nội dung nêu trên, các cấp ủy cần quan tâm tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ kiểm tra cả về phương pháp nghiệp vụ, cập nhật các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, lý luận chính trị nhằm trang bị kiến thức, kinh nghiệm, đủ sức đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thực hiện kịp thời, đầy đủ chính sách đối với cán bộ kiểm tra cơ sở theo tinh thần Kết luận số 28-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Với truyền thống vẻ vang 69 năm phấn đấu và trưởng thành, bằng quyết tâm chính trị và trách nhiệm lớn lao, Ủy ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra các cấp của Hà Tĩnh sẽ tập trung tham mưu, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh./.
Đảng ủy Agribank và Hành trình về nguồn năm 2017  (25/09/2017)
Đảng ủy Agribank và Hành trình về nguồn năm 2017  (25/09/2017)
Hà Tĩnh tập trung khắc phục hậu quả Bão số 10  (25/09/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 18 đến ngày 24-9-2017  (25/09/2017)
Cử tri Đức bỏ phiếu bầu Quốc hội Liên bang  (24/09/2017)
Cuộc khủng hoảng toàn cầu và tầm nhìn chiến lược của Chính phủ  (24/09/2017)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam