Hội thảo khoa học: “Tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam”
Ngày 12-01-2019, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức nhằm triển khai thực hiện mục tiêu của chương trình “Nghiên cứu, tổng kết quá trình vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam và đề xuất bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh mới”.
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 20 bản tham luận của các nhà khoa học, nhà lý luận và hoạt động thực tiễn. Nội dung các bản tham luận khoa học tập trung vào 4 chủ đề lớn với những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, những vấn đề chung về tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin: Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa Mác - Lênin và yêu cầu vận dụng, bổ sung, phát triển cho phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam các thời kỳ lịch sử; Vai trò của Hồ Chí Minh trong vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ người sáng lập và thủ lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam; Mối quan hệ giữa phát huy vai trò cá nhân và tập thể lãnh đạo trong quá trình vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam; Vai trò của hoạt động tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận trong vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; Xử lý mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam; Mối quan hệ giữa vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin với tăng cường năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ở các thời kỳ lịch sử.
Thứ hai, những nội dung cơ bản thể hiện tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin: Về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; Về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội; Về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là đảng của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam; Về giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, sức mạnh dân tộc và thời đại; Về vấn đề xây dựng nhà nước cách mạng Việt Nam - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; Về liên minh giai cấp và xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Về học thuyết giá trị thặng dư và quan hệ chủ thợ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Về vấn đề tộc người và quan hệ tộc người; Về vấn đề tôn giáo; Về vấn đề khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng; Về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Về vấn đề con người, quyền con người trong chủ nghĩa xã hội; Vấn đề phương pháp cách mạng trong đấu tranh giải phóng dân tộc; Vấn đề phương pháp cách mạng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, nhận diện các biểu hiện giáo điều và cơ hội chính trị đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tác hại của nó và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội: Các biểu hiện giáo điều trong diễn giải và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tác hại của nó đối với phong trào cách mạng Việt Nam; Các biểu hiện cơ hội chính trị trong diễn giải và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tác hại của nó đối với phong trào cách mạng Việt Nam; Hoạt động đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong tiến trình cách mạng Việt Nam.
Thứ tư, thuận lợi, khó khăn và đề xuất phương hướng cho tiếp tục vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới: Tình hình mới với yêu cầu tiếp tục vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam; Thuận lợi và khó khăn khi tiếp tục vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới; Xác định các trọng điểm lý luận cần tạo đột phá trong vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới; Phương hướng cơ bản cho vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới.
Trong phát biểu đề dẫn, PGS,TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, chủ trì Hội thảo đã quán triệt một số vấn đề và nội dung quan trọng mà hội thảo cần tập trung thảo luận và làm rõ: Triển khai đề tài trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin; Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong triển khai đề tài; Những luận điểm lý luận cơ bản trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng; Cơ sở lý luận của “nghiên cứu lý luận” và “tổng kết thực tiễn” khi thực hiện đề tài; và, Giá trị truyền thống dân tộc và kinh nghiệm quốc tế của các Đảng Cộng sản khi vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin… Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị các nhà khoa học, các nhà lý luận tập trung luận giải làm rõ những nội dung cơ bản mà Ban tổ chức hội thảo đã “đặt hàng” các tác giả.
Tại Hội thảo đã có hơn 10 tác giả trình bày tham luận và những ý kiến của mình. GS,TS. Hoàng Chí Bảo, nêu rõ các biểu hiện giáo điều trong diễn giải và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tác hại của nó với phong trào cách mạng Việt Nam. GS,TS. Đỗ Thế Tùng, PGS,TS. Nguyễn Trọng Phúc đã tập trung trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh.
GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn trình bày ý kiến về quyền con người trong chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng quan điểm đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. GS,TS. Trần Ngọc Đường trao đổi về vấn đề nhà nước và quyền lực nhà nước từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, đến quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Về vấn đề quan hệ quốc tế và đối ngoại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, PGS,TS. Đào Duy Quát đã trình bày về các bối cảnh quốc tế trong từng thời kỳ của quá trình nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, sự vận dụng kinh nghiệm từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. PGS,TS. Vũ Dương Huân chỉ rõ những thành công và hạn chế trong công tác đối ngoại của Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tác giả khẳng định sự nhận diện tình hình quốc tế và công tác dự báo các xu thế vận động của thời đại, của các quan hệ quốc tế của nước ta thời gian qua còn nhiều hạn chế. Đây là điểm cần quan tâm khắc phục trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với các vấn đề nêu trên, các tác giả PGS,TS. Trần Vi Dân, tập trung trình bày về chủ nghĩa cơ hội trong diễn giải và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tác hại của nó vào phong trào cách mạng Việt Nam; TS. Doãn Hùng, trình bày về phương pháp cách mạng trong đấu tranh giải phóng dân tộc; TS. Nhị Lê, xác định các trọng điểm lý luận cần tạo đột phá trong vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới.
Với hơn 10 bản tham luận và ý kiến trình bày tại hội thảo, những nội dụng quan trọng nhất mà ban tổ chức Hội thảo nêu ra đã được các nhà khoa học, lý luận và hoạt động thực tiễn phân tích, bình luận, đánh giá một cách sâu sắc, đa chiều với cách tiếp cận liên ngành, phương pháp tư duy hiện đại và đặt trong những bối cảnh lịch sử cụ thể. Nhiều ý kiến được đề cập cần tiếp tục thảo luận, làm rõ. Một số ý kiến gợi mở những suy nghĩ mới về tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế hiện nay./.
Giải pháp tăng cường tuyên truyền trên báo chí về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu  (15/01/2019)
Chủ tịch Quốc hội lên đường tham dự APPF-27 tại Campuchia  (14/01/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Hội nghị tổng kết ngành Tòa án  (14/01/2019)
Thủ tướng truyền cảm hứng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông  (14/01/2019)
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Để người dân được lắng nghe  (14/01/2019)
Tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, thực hiện cải cách tư pháp  (14/01/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên