Nhà báo Hồng Chương với báo chí cách mạng Việt Nam
TCCSĐT - Nhân dịp kỷ niệm 91 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (1925 - 2016) và kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhà báo Hồng Chương (01-5-1921 - 01-5-2016), ngày 14-6-2016, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhà báo Hồng Chương với báo chí cách mạng Việt Nam”. PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, chủ trì Tọa đàm.
Các đồng chí chủ trì Tọa đàm |
Tham gia Tọa đàm có các đồng chí Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương); GS, TS. Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo của Tạp chí Cộng sản, cùng toàn thể các đồng chí cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và đại diện gia đình nhà báo Hồng Chương.
Tọa đàm là dịp để các nhà khoa học, các đồng nghiệp,… gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến lịch sử báo chí Việt Nam và tưởng nhớ đến nhà báo tiền bối Hồng Chương - người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam; tôn vinh những cống hiến của nhà báo Hồng Chương với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam… Đồng thời, tọa đàm cũng chính là một bước đi cần thiết góp phần thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm tài liệu hiện vật lịch sử về truyền thống báo chí, về các nhà báo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chuẩn bị tư liệu, tài liệu cho việc xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhấn mạnh, đối với các thế hệ nhà báo Việt Nam, nhà báo Hồng Chương thực sự là một tấm gương điển hình cần tuyên truyền, học tập, nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách làm báo Hồ Chí Minh. Mặc dù đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo trong một thời gian không dài (1987 - 1989), nhưng nhà báo Hồng Chương đã có nhiều đóng góp to lớn, hiệu quả trên cương vị người đứng đầu tổ chức Hội, đã cùng các cộng sự của mình góp phần xứng đáng vào sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động lý luận, báo chí của Đảng và có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng tổ chức Hội. Với những đóng góp tích cực, hiệu quả, nhà báo Hồng Chương thực sự trở thành một trong những nhà báo tiêu biểu của báo chí cách mạng Việt Nam.
PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
phát biểu Đề dẫn Tọa đàm
Đề cập đến những đóng góp của nhà báo Hồng Chương đối với Tạp chí Cộng sản, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết: Trong suốt 52 năm công tác, phấn đấu dưới lá cờ của Đảng, với hơn 30 năm cống hiến tại Tạp chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Hồng Chương luôn tỏ rõ lòng trung thành với Đảng và nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật cao trong công tác, niềm say mê trong công việc và sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Đồng chí Hồng Chương đã có hơn 150 bài viết đăng trên Tạp chí Học tập, Tạp chí Cộng sản, hầu hết là những bài nghiên cứu, lý luận, đòi hỏi phải được chuẩn bị, suy nghĩ rất công phu trước khi viết ra, thể hiện đúng những quan điểm của Đảng, có những tìm tòi, phù hợp với tình hình thực tế, phát huy tác dụng tốt trong chỉ đạo thực tiễn về các vấn đề: khoán trong nông nghiệp; kế hoạch ba phần,... là cơ sở góp phần cùng toàn Đảng tìm ra định hướng đúng và những quan điểm đúng cho công cuộc đổi mới trong giai đoạn tiếp theo của cách mạng Việt Nam. Những hoạt động không mệt mỏi của Đồng chí đã góp phần tích cực vào sự trưởng thành của sự nghiệp báo chí cách mạng nói chung và Tạp chí Cộng sản nói riêng.
Những kinh nghiệm, tác phong làm việc và nhân cách của nhà báo, nhà lý luận chính trị Hồng Chương đã để lại nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu cho các thế hệ của Tạp chí Cộng sản học tập và noi theo. Thứ nhất, phải luôn gắn bó, bám sát thực tế cuộc sống. Thứ hai, coi trọng công tác nghiên cứu, tự học hỏi để trau dồi kiến thức. Thứ ba, nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Thứ tư, cẩn trọng với công việc, giản dị, khiêm tốn với bản thân và gần gũi, chân thành với đồng nghiệp.
PGS, TS. Vũ Văn Phúc nhấn mạnh, bên cạnh việc làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý, công việc chuyên môn nghiệp vụ, đồng chí Hồng Chương còn là một nhân cách lớn để chúng ta học tập. Là một đồng chí, đồng nghiệp, lãnh đạo - dù ở cương vị nào, đồng chí Hồng Chương luôn gần gũi, chân tình với anh em, đồng nghiệp, nhưng với công việc thì luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, tính nguyên tắc. Một trong những đức tính quý báu của đồng chí là, khi bình thường thì lắng nghe và suy nghĩ nhiều, nói ít, song lúc gặp những ý kiến mà bản thân đồng chí cho là không ổn, không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, thì lập tức xung trận làm rõ phải trái. Công việc khi đã phân công cho cán bộ, đồng chí đều nhắc nhở thường xuyên và tạo mọi điều kiện để cán bộ hoàn thành. Chính tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, lối sống giản dị, chân thành, đồng chí Hồng Chương đã là tấm gương cho cán bộ, biên tập viên học tập, noi theo và trưởng thành.
Chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc về nhà báo Hồng Chương, nhà báo lão thành Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phân tích và nêu bật những cơ sở lý luận xuyên suốt sự nghiệp hoạt động báo chí cách mạng của nhà báo Hồng Chương, đó là: báo chí là của Đảng, Nhà nước và nhân dân; báo chí là một công cụ quyền lực của nhân dân; chức năng hàng đầu và cơ bản của báo chí là thông tin.
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với nhà báo Hồng Chương, GS, TS.Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, ông coi đồng chí Hồng Chương như người thầy, người cha, đã dạy dỗ, dìu dắt và hướng dẫn tỉ mỉ cho ông về cách sống, cũng như đạo đức, lý tưởng cách mạng trong cuộc đời làm báo của mình. Đối với đồng chí Hồng Chương, người làm báo là người phải có “lửa” trong người mới có thể viết nên được những bài chính luận sâu sắc.
Trình bày cảm nhận về nhà báo Hồng Chương, nhà báo Vũ Hoàng Công, Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị, khi đó là biên tập viên Ban Chính trị của Tạp chí Cộng sản bày tỏ, đồng chí Hồng Chương là một điển hình của cán bộ cách mạng: giản dị, dễ gần, với tính cách bộc trực, thẳng thắn, không văn vẻ, hình thức… Ẩn sâu bên trong con người tưởng chừng nguyên tắc, khô khan ấy là trái tim dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, con người. Trong công việc, ông không câu nệ già hay trẻ, thân hay sơ, có chức vụ hay không chức vụ, miễn sao bài viết phải bảo đảm chất lượng. Cách đối xử khách quan, công tâm như vậy là tấm gương học tập cho các thế hệ về sau.
Bày tỏ sự kính trọng đối với nhà báo Hồng Chương bởi tầm tư tưởng, bản lĩnh chính trị, cũng như lòng kiên nhẫn của ông trong công việc, nhà báo Nguyễn Uyển - nguyên Trưởng Ban Công tác Hội, Hội Nhà báo Việt Nam, bồi hồi chia sẻ: nhà báo Hồng Chương thực sự là nhà báo đi lên bằng công việc. Với nghề báo, ông tuần tự đi lên từ phóng viên, tới Thư ký tòa soạn, rồi Phó Tổng Biên tập và Tổng Biên tập. Với công việc của Hội, ông tham gia Ban Chấp hành Hội từ khóa II; khóa III là Ủy viên Ban Thường vụ, từng giữ cương vị Trưởng Ban Lịch sử và Trưởng Ban Kiểm tra Hội; khóa IV là Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội,… nên việc báo, việc Hội đối với ông đều chắc bền từ gốc rễ.
Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh, buổi tọa đàm là dịp để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Hồng Chương. Tọa đàm của chúng ta đã được nghe 10 ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự Tọa đàm. Các tham luận của các nhà báo, đồng nghiệp, những người đã từng sống và làm việc với nhà báo Hồng Chương, đã góp phần khẳng định ông không chỉ là một trong những nhà báo tiêu biểu trong lịch sử phát triển, trưởng thành của nền báo chí cách mạng Việt Nam, mà còn là một người đồng chí, đồng nghiệp đáng kính, một nhân cách lớn, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, ươm mầm, dìu dắt, cổ vũ, động viên, tạo điều kiện để các thế hệ nhà báo kế cận trưởng thành và phát triển.
Gia đình nhà báo Hồng Chương trao tặng một số hiện vật,
tài liệu của nhà báo cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Tại buổi Tọa đàm, gia đình nhà báo Hồng Chương đã hiến tặng một số hiện vật, tài liệu của nhà báo cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam./.
Nhà báo Hồng Chương tên thật là Trần Hồng Chương (1921 - 1989), bút danh Trần Quốc Tú, quê ở xã Triệu Sơn, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị; nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với những đóng góp tích cực, hiệu quả, nhà báo Hồng Chương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất và nhiều Huân chương cao quý khác. Năm 1979, đồng chí đã được Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) tặng thưởng Huân chương Phu-xích. |
Chủ tịch nước gửi điện chia buồn vụ xả súng đẫm máu tại Orlando  (16/06/2016)
Nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trong tình hình mới  (16/06/2016)
Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Thái Lan, Malaysia  (14/06/2016)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật  (14/06/2016)
Đồng chí Bùi Văn Quang được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ  (14/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên