Bế mạc Hội thi chung khảo giảng viên lý luận chính trị giỏi toàn quốc năm 2014
Diễn ra trong hai ngày 15 và 16-11, 21 thí sinh là các giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã thi 3 kỹ năng: soạn giáo án; thuyết trình và ứng xử. Nội dung thi tập trung vào chương trình sơ cấp lý luận chính trị và các chương trình: học tập lý luận chính trị dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng; chương trình bồi dưỡng đảng viên mới; chương trình bồi dưỡng công tác đảng cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở; chương trình lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác đoàn thể.
Theo nhận xét của Ban Tổ chức, các thí sinh đã thể hiện hết mình với tinh thần trách nhiệm cao, phát huy năng lực, trí tuệ, đóng góp nhiều tâm huyết trong bài giảng, sâu sắc trong vận dụng thực tiễn của địa phương, có sự phong phú, đa dạng phong cách giảng dạy.
Phát biểu tại phiên bế mạc, thay mặt Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tổ chức Hội thi, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thi chúc mừng các đồng chí giảng viên và giảng viên kiêm chức đã có những bài giảng, bài thi nhiều tâm huyết thể hiện tình yêu nghề, yêu bộ môn lý luận chính trị.
Đồng chí Phạm Văn Linh khẳng định, thành công của Hội thi phản ánh nhiều mặt hoạt động của các giảng viên, công tác bồi dưỡng của các đơn vị. Kết quả đạt được không chỉ là sự nỗ lực của từng cá nhân giảng viên, am hiểu tình hình địa phương, vận dụng nhuần nhuyễn các vấn đề vào bài giảng, mà còn là sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng và thể hiện năng lực tổ chức, đào tạo và sự quan tâm đội ngũ giảng viên của Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy; của các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Kết quả đạt được đã góp phần giúp cho Ban Tuyên giáo các cấp rút kinh nghiệm, thấy rõ những yêu cầu đặt ra cho từng đơn vị, giảng viên để tiếp tục thực hiện sau này trong xây dựng quy trình đào tạo nâng cao trình độ các giảng viên; nâng cao trách nhiệm của đơn vị đối với giảng viên lý luận chính trị ở cơ sở; chuẩn hóa đội ngũ này để tạo điều kiện cho các giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cá nhân và đơn vị.
Đồng chí Phạm Văn Linh cũng cho rằng, qua các bài thi còn một số hạn chế cần nhìn nhận thẳng thắn như: Về khách quan, việc cập nhật thông tin mới vào bài giảng bị giới hạn, khả năng còn hạn chế trong diễn giải, lập luận của giảng viên bởi vậy, nhiều bài giảng còn khô cứng hoặc bị gò ép theo khuôn mẫu, kém sinh động; tính chiến đấu trong các bài giảng chưa cao. Ngoài ra, mỗi địa phương có hoàn cảnh khác nhau, dẫn tới việc cập nhật thông tin, chuyên môn nghiệp vụ của các giảng viên không đồng đều.
Về chủ quan, các giảng viên lý luận chính trị có thể đã được đào tạo cơ bản nhưng không được trau dồi nghiệp vụ thường xuyên cho nên phương pháp tiếp cận vấn đề có lúc còn gò bó theo các mục trong tài liệu đã có.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Phạm Văn Linh cũng khẳng định, thông qua Hội thi này, không những đã tạo cơ hội cho giảng viên, giảng viên kiêm chức ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, mà còn giúp cho Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Hội thi thấy được những hạn chế, bất cập trong quá trình tổ chức, rút ra những kinh nghiệm quý để có biện pháp khắc phục, sửa đổi, nhằm đạt hiệu quả hơn trong các đợt thi tiếp theo. Kết quả thi lần này còn tạo cơ sở cho Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục hoàn thiện hơn về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy lý luận chính trị cho các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị toàn quốc.
Bế mạc Hội thi, đồng chí Đinh Thế Huynh đã trao giải nhất cho thí sinh Lê Thị Thanh Hà, giảng viên chuyên trách Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ban tổ chức đã trao 2 giải nhì cho các thí sinh: Nguyễn Thị Bích Thủy, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và Phạm Xuân Khánh, quận 1, Tp Hồ Chí Minh; 3 giải ba thuộc về các thí sinh: Bùi Hoàng Phương, Kim Bảng, Hà Nam; Đỗ Thị Minh Loan, Hà Đông, Hà Nội; Nguyễn Phương Lan, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Ban Tổ chức cũng trao 15 giải khuyến khích cho các thí sinh. Tất cả 21 thí sinh đều được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen./.
Đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Cuba  (16/11/2014)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát Khu kinh tế Nghi Sơn  (16/11/2014)
Công bố thành lập và khánh thành Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh  (16/11/2014)
Việt Nam dự cuộc gặp quốc tế các đảng Cộng sản và công nhân  (16/11/2014)
Khởi công đường vành đai phía Tây của thành phố Thanh Hóa  (16/11/2014)
G-20 nhất trí thúc đẩy tăng trưởng GDP trên 2% trong 5 năm  (16/11/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên