Ngăn chặn phá rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bằng dân tộc thiểu số ở Bình Phước
Bình Phước là tỉnh miền núi phía tây miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sau hơn 10 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đoàn kết một lòng, khắc phục gian khó, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, vươn lên duy trì mức tăng trưởng kinh tế hằng năm từ 12% đến 14%. Riêng năm 2007, mức tăng trưởng đạt 14,2%.
Vươn lên từ gian khó
Bình Phước được tái lập ngày 1-1-1997 trên cơ sở tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, diện tích tự nhiên gần 6.854 km2, có 240 km đường biên giới giáp nước bạn Cam-pu-chia. Trên địa bàn tỉnh có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là người Kinh và dân tộc S'tiêng. Dân số khi mới tái lập tỉnh là 581.802 người, đến cuối năm 2007 tăng lên 840.747 người. Dân số tăng nhanh là do quá trình di dân tự do từ các nơi khác đến lập nghiệp tại Bình Phước. Đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 155.000 người, chiếm 19% dân số toàn tỉnh.
Sau ngày tái lập, kinh tế tỉnh Bình Phước chủ yếu là nông nghiệp thuần túy, chiếm hơn 70% trong cơ cấu kinh tế; xuất phát điểm về mọi mặt đều rất khó khăn, thấp hơn nhiều so với mức độ bình quân của cả nước. ở thời điểm đó, Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người năm 1996 chỉ đạt 1,9 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 17%, thu ngân sách địa phương năm 1997 chỉ đạt 172,9 tỉ đồng.
Sau hơn 10 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, khắc phục gian khó, phát huy tiềm năng và thế mạnh của tỉnh vươn lên duy trì mức tăng trưởng kinh tế bình quân từ 12% đến 14%/năm. Riêng năm 2007, mức tăng trưởng đạt 14,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,3 triệu đồng, tăng 17,7% so với năm 2006. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,12% theo tiêu chí mới (trong khi tỷ lệ bình quân cả nước là 14,7%), thu ngân sách đạt 1.270 tỉ đồng. Toàn tỉnh có 62% trạm y tế có bác sĩ, 80% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch, 83% hộ dân sử dụng điện thắp sáng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ nông, lâm nghiệp còn 53,17%, công nghiệp - xây dựng 21,14%, dịch vụ 25,69%. Kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển, hiện toàn tỉnh có 5.527 trang trại với tổng vốn đầu tư là 1.815,4 tỉ đồng; chăn nuôi đại gia súc tăng 6,3%. Đến tháng 3 năm 2008 tỉnh đã quy hoạch và triển khai 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.205 ha, có 66 doanh nghiệp đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, 39 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký là 113,9 triệu USD. Đặc biệt, quan hệ đối ngoại với nước bạn Cam-pu-chia trên suốt tuyến biên giới rất ổn định.
Diện mạo kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi mới. Hơn 10 năm qua, tỉnh đầu tư 281 tỉ đồng xây dựng 665 công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, hơn 24 tỉ đồng cho việc trợ giá, trợ cước, chuyển giao và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 1,92 triệu đồng năm 2000 tăng lên 4,61 triệu đồng năm 2007. Năm 1997, số hộ nghèo trong đồng bào là 41,2%, năm 2005 giảm còn 15% (theo chuẩn cũ) và đến cuối năm 2007 giảm xuống còn 23,59% (theo chuẩn mới), về cơ bản trong tỉnh không còn hộ đói thường xuyên.
Những con số nói trên cho thấy bức tranh kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở Bình Phước đã thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ở Bình Phước nổi lên một số vấn đề rất bức xúc là tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, chặt phá rừng, phát nương làm rẫy, xâm hại và làm giảm độ che phủ của rừng, tác hại xấu đến môi trường sinh thái và rừng phòng hộ.
Nguyên nhân và thực trạng
Với lợi thế về đất đai, khí hậu rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, người dân khắp nơi đã đến Bình Phước lập nghiệp, nhu cầu về đất sản xuất rất lớn. Để có đất canh tác, nhiều người đã bằng mọi cách, kể cả phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Số lượng dân di cư tự do đến Bình Phước tương đối lớn. Di dân tự do càng tăng, áp lực đối với quỹ đất canh tác càng lớn, nhu cầu đất sản xuất càng gia tăng, tình trạng phá rừng càng diễn biến phức tạp.
Dân di cư tự do đến Bình Phước trong 10 năm qua gần 118.400 nhân khẩu (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 35%), sống chủ yếu ở các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ riêng trong khu vực đất lâm phần đã có gần 10.000 hộ với khoảng 35.000 nhân khẩu (trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 29%). Xuất phát từ nhu cầu mưu sinh, người dân ở các khu vực này phải khai phá thêm đất để sản xuất, họ tiếp tục phá rừng.
Ngoài ra, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, một mặt, do tập quán du canh, du cư, phá rừng làm rẫy; mặt khác, do hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức về pháp luật chưa cao nên đã bị các đối tượng xấu lợi dụng, xúi giục phá rừng làm rẫy và sang nhượng đất trái phép.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, nếu năm 1999 độ che phủ rừng của tỉnh là 24,1%, thì đến năm 2005 con số đó chỉ còn 19,4%. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu: phải ngăn chặn tình trạng di dân tự do vào các lâm phần, ổn định dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngăn chặn tình trạng phá rừng.
Giải pháp và kết quả bước đầu
Thực tiễn cho thấy, để ngăn chặn nạn phá rừng, chúng ta không chỉ bằng pháp luật, mà trọng tâm là phải giải quyết được các nhu cầu cơ bản, bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân. Bởi vậy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, thực hiện Chương trình "Giải quyết vấn đề di dân tự do, ổn định dân cư gắn với bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi đại gia súc". Đây là một trong 5 chương trình đột phá của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2005 - 2010.
Mục tiêu của chương trình là ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng; phát triển kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả đất lâm nghiệp; tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, trước hết là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Chương trình bao gồm những nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ gắn kết với việc triển khai các đề án thực hiện các Quyết định số 134, 135, 33 của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thiếu nhà, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; tiến hành quy hoạch 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) làm cơ sở cho triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình di dời và ổn định di dân tự do trong các lâm phần; quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp.
Để thực hiện tốt các mục tiêu nêu trên, Bình Phước đã triển khai một số giải pháp: phát triển chăn nuôi gia súc, đưa các giống cây công nghiệp, lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao vào cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp, thực hiện trồng rừng, thâm canh, giải quyết đất ở, đất sản xuất và giao khoán đất để trồng rừng, khoán bảo vệ rừng nhằm ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, người nghèo thiếu đất, không có đất sản xuất; khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế phát triển các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, lâm sản; bên cạnh đó, động viên các công ty cao su mạnh dạn giao việc chăm sóc, trồng mới và khoán bảo vệ lô cho lao động là đồng bào thiểu số, giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào để góp phần ngăn chặn nạn phá rừng.
Qua hơn 2 năm xây dựng và triển khai thực hiện, Chương trình đã mang lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ, từ nguồn quỹ đất và ngân sách địa phương đã hỗ trợ xây dựng 2.316 căn nhà (đạt 89,91% kế hoạch), hỗ trợ đất ở cho 2.273 hộ, hỗ trợ 1.549 ha đất sản xuất cho 2.094 hộ và cấp vốn vay hỗ trợ phát triển sản xuất gần 3,5 tỉ đồng. Nhờ đó, tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được hạn chế, chủ yếu chỉ còn ở dạng nới rộng diện tích nhỏ, lẻ. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, số hộ nghèo ngày càng giảm, từng bước đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân. Dự án di dời dân ra khỏi lâm phần thuộc rừng phòng hộ và ổn định dân cư trong lâm phần mặc dù mới xây dựng xong kế hoạch, nhưng nhận thức được sự quan tâm, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân không tiếp tục phá rừng. Độ che phủ của rừng tăng từ 19,4% năm 2005 lên 24,55% năm 2007, trả lại màu xanh gần như nguyên trạng của năm 1999.
Kiên trì các giải pháp đồng bộ
Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp chưa được ngăn chặn triệt để và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tình trạng tái lấn chiếm diện tích đã bị thu hồi vẫn còn diễn ra. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng dân tộc thiểu số tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung. Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn khá lớn trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh (chiếm khoảng 40% với trên 5.500 hộ). Tình hình giải quyết việc làm vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn do thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ và tay nghề lao động yếu; các loại hình sản xuất thu hút lao động trên địa bàn còn hạn chế.
Bài học rút ra trong quá trình giải quyết tình trạng phá rừng của tỉnh Bình Phước là phải gắn với ổn định dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Nói cách khác, cần có sự kết hợp giữa các biện pháp ngăn chặn bằng pháp luật với các biện pháp bảo đảm giải quyết những nhu cầu căn bản của người dân, cả về kinh tế và xã hội.
Để tiếp tục bảo vệ rừng, khắc phục có hiệu quả tình trạng phá rừng, hạn chế những yếu kém, bất cập, Đảng bộ và chính quyền các cấp của tỉnh quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chương trình "Giải quyết di dân tự do, ổn định dân cư gắn với bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi đại gia súc", đồng thời kết hợp với các kế hoạch, chương trình có liên quan như: Chương trình "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, đẩy nhanh phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Phước đến năm 2010"; Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy "Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ nay đến năm 2010"... Trước mắt, tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Một là, triển khai thực hiện kế hoạch di dời và ổn định dân di cư tự do. Từ nay đến năm 2010 di dời 764 hộ đặc biệt khó khăn ra khỏi vùng đất rừng phòng hộ, ngăn chặn hiệu quả tình trạng di dân tự do vào lâm phần, kiên quyết không để di dân tự do lấn chiếm mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Triển khai có hiệu quả các chính sách của Nhà nước nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, cải thiện cuộc sống, bảo đảm cho người dân sống ven rừng, gần rừng có đời sống ổn định, yên tâm gắn bó với rừng.
Hai là, thực hiện tốt chính sách giao đất giao rừng, cho thuê rừng và khoán bảo vệ rừng, chính sách hưởng lợi hiện hành đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển ngành nghề và dịch vụ nhằm tạo thêm việc làm cho nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là, tiếp tục rà soát, lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, đất có rừng; nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp, các ngành và năng lực quản lý rừng của các chủ rừng. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Trước hết, tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
Bốn là, tập trung đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, thực hiện có hiệu quả Chương trình 135 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (giai đoạn II); phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiếu số, miền núi.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,3 triệu đồng, tăng 17,7% so với năm 2006. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,12% theo tiêu chí mới (trong khi tỷ lệ bình quân cả nước là 14,7%)
Thêm 100 doanh nhân tiêu biểu  (12/10/2008)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị xong nội dung kỳ họp thứ tư  (11/10/2008)
Tổng thống Cộng hòa Hy Lạp thăm chính thức Việt Nam  (11/10/2008)
FIABCI: Thị trường Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư  (11/10/2008)
Về bầu trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp cơ sở  (11/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay