Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam hiện nay
13:38, ngày 24-10-2017
TCCSĐT - Bí mật nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước, trong đó pháp luật được coi là một công cụ sắc bén, hữu hiệu. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Một trong những giải pháp quan trọng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay là xây dựng Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Bí mật nhà nước là những thông tin quan trọng, liên quan đến sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch và các đối tượng phạm tội luôn tìm cách thu thập, chiếm đoạt bí mật nhà nước nhằm gây nguy hại cho đất nước. Mặt khác, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, việc nắm giữ được thông tin quan trọng là một trong những điều kiện bảo đảm cho sự thành công.
Bảo vệ bí mật là một quy luật tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi cơ quan, tổ chức. Trải qua các giai đoạn khác nhau, Nhà nước ta đều ban hành các quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn. Các quy phạm pháp luật đó là cơ sở để hình thành nên pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và là cơ sở pháp lý để tiến hành công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh nội bộ, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, công tác này cũng còn những hạn chế nhất định, như: Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước diễn biến phức tạp; chưa có quy định cụ thể về độ mật dẫn đến những cách hiểu khác nhau và xác định độ mật tùy tiện; công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý các vụ lộ, mất bí mật nhà nước chưa được như mong muốn, chế tài xử lý chưa nghiêm... Những tồn tại, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước chưa hoàn thiện. Một trong những hạn chế, bất cập lớn nhất của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay là chưa có Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trực tiếp quy định về bảo vệ bí mật nhà nước là Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000.
Vì vậy, một nội dung quan trọng trong hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay là khẩn trương xây dựng Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thay thế cho Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 nhằm nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và bảo đảm sự đồng bộ, toàn diện của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Đây cũng là một nội dung được đề cập đến trong Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”. Đồng thời đây cũng là một đề mục trong Đề án xây dựng Bộ pháp điển hướng đến hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV.
Để bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất; phù hợp và khả thi, trong xây dựng Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần chú ý một số vấn đề sau:
Một là, cần hoàn thiện quy định khái niệm bí mật nhà nước. Ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại hai khái niệm là bí mật nhà nước và bí mật quốc gia. Hai khái niệm này là khác nhau, xuất phát từ sự khác nhau giữa khái niệm nhà nước và khái niệm quốc gia. Theo luật quốc tế, khái niệm quốc gia có nội hàm rộng hơn khái niệm nhà nước và nhà nước là một bộ phận cấu thành của quốc gia. Trong Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần phải thống nhất việc sử dụng khái niệm bí mật nhà nước hay bí mật quốc gia. Nghiên cứu thực tế ta thấy, các nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ bí mật quốc gia hay bí mật nhà nước trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng khác nhau. Chẳng hạn các nước như Mỹ, Nga… sử dụng thuật ngữ bí mật quốc gia. Nhật Bản sử dụng thuật ngữ bí mật đặc biệt và cũng được hiểu nghĩa rộng như bí mật quốc gia. Trong khi đó, nhiều nước khác như Trung Quốc, Grudia, Mondova... sử dụng thuật ngữ bí mật nhà nước. Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam ký kết với Chính phủ các nước Ba Lan, Belarut, Bulgari, Nga và Ucraina sử dụng cụm từ “Tin mật” và cũng chia thành 3 cấp độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Ở nước ta từ trước tới nay vẫn tồn tại cả hai thuật ngữ bí mật nhà nước và bí mật quốc gia.
Việc lựa chọn sử dụng khái niệm bí mật nhà nước hay bí mật quốc gia đến nay vẫn còn các ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng nên sử dụng khái niệm bí mật quốc gia để mang tính bao trùm toàn bộ những bí mật của quốc gia, của dân tộc, bí mật của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Số ý kiến khác cho rằng, sử dụng khái niệm bí mật nhà nước là phù hợp, vì bí mật nhà nước được coi là “tài sản đặc biệt” của Nhà nước, do Nhà nước ban hành và bảo vệ. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và Hiến pháp do Nhà nước ban hành; bí mật của Đảng cũng phải được bảo vệ và phải được lập danh mục, xác định, thay đổi độ mật và giải mật theo quy định của pháp luật. Vì vậy, bí mật của Đảng cũng chính là bí mật nhà nước.
Từ năm 1951 đến năm 1991, theo Sắc lệnh số 69/SL ngày 05-12-1951 sử dụng khái niệm bí mật quốc gia. Từ năm 1991 đến nay, theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước sử dụng khái niệm bí mật nhà nước. Đồng thời, hầu hết các văn bản pháp luật hiện nay đã thay đổi và đã sử dụng thống nhất khái niệm bí mật nhà nước. Mặt khác, việc sử dụng khái niệm bí mật nhà nước hay bí mật quốc gia không nên xem xét dưới góc độ thuật ngữ mà điều quan trọng là bản chất và nội hàm khái niệm đó quy định như thế nào, có dễ định lượng, bao trùm được hết các bí mật cần bảo vệ và có tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng trong thực tế hay không.
Từ sự phân tích trên cho thấy trong Dự án luật này nên sử dụng thống nhất khái niệm bí mật nhà nước, tránh tình trạng phức tạp hóa; nếu sử dụng khái niệm bí mật quốc gia sẽ phải sửa lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm bí mật nhà nước thì nội hàm khái niệm cũng cần phải sửa đổi (so với khái niệm bí mật nhà nước trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay) để cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu trên.
Về nội dung khái niệm bí mật nhà nước: Hiện nay vẫn còn một số quan điểm khác nhau về nội dung khái niệm bí mật nhà nước, trong dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước phải giải quyết được vấn đề này để đi đến sự thống nhất trong nhận thức và hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước trên thực tế.
Có quan điểm cho rằng việc quy định khái niệm bí mật nhà nước cần làm rõ được bản chất của bí mật nhà nước và nội hàm khái niệm bí mật nhà nước, không quá coi trọng danh mục bí mật nhà nước. Bởi việc xây dựng danh mục bí mật nhà nước chỉ là sự xác định cụ thể từng loại bí mật nhà nước, trong từng ngành, lĩnh vực và địa phương mà thôi. Đồng thời việc xác lập các danh mục bí mật nhà nước đó có thể chưa bao hàm hết các bí mật nhà nước trên thực tế và cũng có thể việc xác lập danh mục bí mật nhà nước chưa kịp thời dẫn đến khó khăn cho việc xác định bí mật nhà nước và có thể dẫn đến để lộ, lọt hoặc mất bí mật nhà nước.
Quan điểm khác lại coi trọng về hình thức thể hiện của bí mật nhà nước và quan niệm rằng bí mật nhà nước phải thuộc danh mục bí mật nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, coi đây là cơ sở để xác định và bảo vệ bí mật nhà nước trên thực tế. Do đó, một tin tức, tài liệu, đồ vật… nào không thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không phải là bí mật nhà nước. Việc xây dựng khái niệm bí mật nhà nước theo quan điểm này mang tính khái quát cao, dễ xây dựng, dễ thống nhất về nhận thức và thuận lợi cho việc áp dụng trong việc xác định và bảo vệ bí mật nhà nước trên thực tế. Tuy nhiên, việc quy định khái niệm bí mật nhà nước theo quan điểm này lại có nhiều hạn chế, không làm rõ được bản chất của bí mật nhà nước và nội hàm khái niệm bí mật nhà nước cũng như có thể chưa bao hàm hết các bí mật nhà nước trên thực tế và cũng có thể việc xác lập danh mục bí mật nhà nước chưa kịp thời dẫn đến khó khăn cho việc xác định bí mật nhà nước và có thể dẫn đến để lộ, lọt hoặc mất bí mật nhà nước.
Việc xây dựng khái niệm bí mật nhà nước trong Luật Bảo vệ bí mật nhà nước phải bảo đảm kế thừa hạt nhân hợp lý của khái niệm bí mật nhà nước trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước cũng như của các quan điểm đã nêu và khắc phục những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra, đồng thời có tính đến sự thay đổi của hiện tại và trong tương lai. Với cách tiếp cận như vậy, khái niệm bí mật nhà nước có thể được hiểu như sau: bí mật nhà nước là thông tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói hoặc các dạng khác có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố, nếu bị lộ, mất sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Hai là, cần hoàn thiện quy định về phạm vi độ mật của bí mật nhà nước. Việc quy định phạm vi độ mật của bí mật nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập danh mục bí mật nhà nước và hiệu quả của công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Phạm vi bí mật nhà nước được xác định căn cứ vào khái niệm và những dấu hiệu của bí mật nhà nước và được chia làm các cấp độ phù hợp, tương ứng với tính chất, mức độ, tầm quan trọng của thông tin và mức độ gây nguy hại nếu bị tiết lộ. Pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước nên quy định và chỉ quy định làm ba cấp độ mật là: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Việc quy định ba cấp độ mật như vậy để bảo đảm sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay, cũng như phù hợp với thực tế công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong thời gian qua và quy định về phạm vi bí mật nhà nước của nhiều nước trên thế giới. Đồng thời cũng phải xác định rõ thông tin thuộc phạm vi nội bộ không đồng nhất thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Còn việc cung cấp, khai thác, sử dụng bí mật nhà nước… như thế nào đã có các quy định khác điều chỉnh, không hiểu giới hạn đó như phạm vi nội bộ.
Việc xác định phạm vi bí mật nhà nước phải bảo đảm yêu cầu bao quát hết được bí mật nhà nước nhưng phải khả thi, tránh việc xác định phạm vi bí mật nhà nước tràn lan, quá rộng dẫn đến không bảo vệ được hết bí mật nhà nước dẫn đến lộ, lọt bí mật nhà nước và khó xử lý. Tuy nhiên cũng tránh việc xác định phạm vi bí mật nhà nước quá hẹp dẫn đến không bảo vệ được và để lộ, lọt những thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc xác định phạm vi bí mật nhà nước có tính đến sự thay đổi về phạm vi bí mật nhà nước trong tương lai, nhất là khi Việt Nam hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước, trao đổi các thông tin mật. Đồng thời việc xác định phạm vi bí mật nhà nước phải quy định thủ tục, quy trình, cơ chế đầy đủ, cụ thể việc lập, quyết định, điều chỉnh phạm vi bí mật nhà nước cho kịp thời, đầy đủ như việc giải mật, tăng, giảm độ mật, phạm vi tiếp cận đối với bí mật nhà nước, truyền, nhận, sao chép và tiêu hủy bí mật nhà nước...
Ba là, cần hoàn thiện quy định về các hành vi xâm phạm bí mật nhà nước và thống nhất sử dụng một số khái niệm pháp lý. Tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các tội xâm phạm bí mật nhà nước có sự không thống nhất giữa tên tội (tên điều luật) với nội dung của điều luật, nội dung mô tả về hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tên tội là “tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước” nhưng trong nội dung chỉ mô tả hai hành vi “cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước”. Theo đó, hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” và “tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước” sẽ khó xử lý bằng Luật Hình sự. Hơn nữa, hành vi tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước phải là trái phép mới có thể cấu thành tội phạm. Một điểm hạn chế nữa đó là sự không thống nhất giữa đối tượng tác động nêu ở tên tội (là tài liệu bí mật nhà nước) với đối tượng tác động quy định trong nội dung của tội (là bí mật nhà nước, bao gồm cả tài liệu bí mật nhà nước và các vật khác mang bí mật nhà nước). Theo đó, Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015 nên sửa đổi như sau:
“Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép vật, tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép vật, tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm…”
Bốn là, cần quy định về nguyên tắc hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bảo vệ bí mật nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia. Hoạt động này ảnh hưởng đến “sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”; liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức; tác động trực tiếp đến việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân… Vì vậy, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước phải được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định sao cho vừa bảo vệ được bí mật nhà nước, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ được các quyền và tự do, dân chủ cơ bản của công dân nhất là các quyền tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quy định trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Vì vậy, trong Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần quy định nguyên tắc hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước. Nguyên tắc này cần thể hiện được những nội dung như: (1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; (2) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt; (3) Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại; (4) Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm bí mật nhà nước.
Mặt khác, hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, điều đó đặt ra nhu cầu hợp tác, trao đổi thông tin (đàm phán, ký kết, hội nghị, hội thảo...) giữa Việt Nam với các nước ngày càng tăng. Do đó, yêu cầu bảo vệ các thông tin, tài liệu bí mật nhà nước trong quá trình hợp tác, trao đổi giữa Việt Nam với các nước càng trở nên cấp thiết, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân ta. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quy định trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Vì vậy, trong Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần có quy định hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý để Việt Nam ký kết các điều ước quốc tế về cùng bảo vệ tin mật.
Năm là, cần hoàn thiện một số quy định trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay. Các nội dung này được quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP, Thông tư số 12/2002/TT-BCA và Thông tư số 33/2015/TT-BCA tuy nhiên còn chưa đầy đủ, chưa cụ thể và thiếu tính khả thi như: Quy định về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và công dân tham gia bảo vệ bí mật nhà nước; tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách của cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước và người trực tiếp bảo vệ bí mật nhà nước …/.
----------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
Bảo vệ bí mật là một quy luật tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi cơ quan, tổ chức. Trải qua các giai đoạn khác nhau, Nhà nước ta đều ban hành các quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn. Các quy phạm pháp luật đó là cơ sở để hình thành nên pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và là cơ sở pháp lý để tiến hành công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh nội bộ, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, công tác này cũng còn những hạn chế nhất định, như: Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước diễn biến phức tạp; chưa có quy định cụ thể về độ mật dẫn đến những cách hiểu khác nhau và xác định độ mật tùy tiện; công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý các vụ lộ, mất bí mật nhà nước chưa được như mong muốn, chế tài xử lý chưa nghiêm... Những tồn tại, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước chưa hoàn thiện. Một trong những hạn chế, bất cập lớn nhất của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay là chưa có Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trực tiếp quy định về bảo vệ bí mật nhà nước là Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000.
Vì vậy, một nội dung quan trọng trong hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay là khẩn trương xây dựng Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thay thế cho Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 nhằm nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và bảo đảm sự đồng bộ, toàn diện của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Đây cũng là một nội dung được đề cập đến trong Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”. Đồng thời đây cũng là một đề mục trong Đề án xây dựng Bộ pháp điển hướng đến hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV.
Để bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất; phù hợp và khả thi, trong xây dựng Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần chú ý một số vấn đề sau:
Một là, cần hoàn thiện quy định khái niệm bí mật nhà nước. Ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại hai khái niệm là bí mật nhà nước và bí mật quốc gia. Hai khái niệm này là khác nhau, xuất phát từ sự khác nhau giữa khái niệm nhà nước và khái niệm quốc gia. Theo luật quốc tế, khái niệm quốc gia có nội hàm rộng hơn khái niệm nhà nước và nhà nước là một bộ phận cấu thành của quốc gia. Trong Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần phải thống nhất việc sử dụng khái niệm bí mật nhà nước hay bí mật quốc gia. Nghiên cứu thực tế ta thấy, các nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ bí mật quốc gia hay bí mật nhà nước trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng khác nhau. Chẳng hạn các nước như Mỹ, Nga… sử dụng thuật ngữ bí mật quốc gia. Nhật Bản sử dụng thuật ngữ bí mật đặc biệt và cũng được hiểu nghĩa rộng như bí mật quốc gia. Trong khi đó, nhiều nước khác như Trung Quốc, Grudia, Mondova... sử dụng thuật ngữ bí mật nhà nước. Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam ký kết với Chính phủ các nước Ba Lan, Belarut, Bulgari, Nga và Ucraina sử dụng cụm từ “Tin mật” và cũng chia thành 3 cấp độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Ở nước ta từ trước tới nay vẫn tồn tại cả hai thuật ngữ bí mật nhà nước và bí mật quốc gia.
Việc lựa chọn sử dụng khái niệm bí mật nhà nước hay bí mật quốc gia đến nay vẫn còn các ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng nên sử dụng khái niệm bí mật quốc gia để mang tính bao trùm toàn bộ những bí mật của quốc gia, của dân tộc, bí mật của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Số ý kiến khác cho rằng, sử dụng khái niệm bí mật nhà nước là phù hợp, vì bí mật nhà nước được coi là “tài sản đặc biệt” của Nhà nước, do Nhà nước ban hành và bảo vệ. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và Hiến pháp do Nhà nước ban hành; bí mật của Đảng cũng phải được bảo vệ và phải được lập danh mục, xác định, thay đổi độ mật và giải mật theo quy định của pháp luật. Vì vậy, bí mật của Đảng cũng chính là bí mật nhà nước.
Từ năm 1951 đến năm 1991, theo Sắc lệnh số 69/SL ngày 05-12-1951 sử dụng khái niệm bí mật quốc gia. Từ năm 1991 đến nay, theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước sử dụng khái niệm bí mật nhà nước. Đồng thời, hầu hết các văn bản pháp luật hiện nay đã thay đổi và đã sử dụng thống nhất khái niệm bí mật nhà nước. Mặt khác, việc sử dụng khái niệm bí mật nhà nước hay bí mật quốc gia không nên xem xét dưới góc độ thuật ngữ mà điều quan trọng là bản chất và nội hàm khái niệm đó quy định như thế nào, có dễ định lượng, bao trùm được hết các bí mật cần bảo vệ và có tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng trong thực tế hay không.
Từ sự phân tích trên cho thấy trong Dự án luật này nên sử dụng thống nhất khái niệm bí mật nhà nước, tránh tình trạng phức tạp hóa; nếu sử dụng khái niệm bí mật quốc gia sẽ phải sửa lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm bí mật nhà nước thì nội hàm khái niệm cũng cần phải sửa đổi (so với khái niệm bí mật nhà nước trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay) để cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu trên.
Về nội dung khái niệm bí mật nhà nước: Hiện nay vẫn còn một số quan điểm khác nhau về nội dung khái niệm bí mật nhà nước, trong dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước phải giải quyết được vấn đề này để đi đến sự thống nhất trong nhận thức và hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước trên thực tế.
Có quan điểm cho rằng việc quy định khái niệm bí mật nhà nước cần làm rõ được bản chất của bí mật nhà nước và nội hàm khái niệm bí mật nhà nước, không quá coi trọng danh mục bí mật nhà nước. Bởi việc xây dựng danh mục bí mật nhà nước chỉ là sự xác định cụ thể từng loại bí mật nhà nước, trong từng ngành, lĩnh vực và địa phương mà thôi. Đồng thời việc xác lập các danh mục bí mật nhà nước đó có thể chưa bao hàm hết các bí mật nhà nước trên thực tế và cũng có thể việc xác lập danh mục bí mật nhà nước chưa kịp thời dẫn đến khó khăn cho việc xác định bí mật nhà nước và có thể dẫn đến để lộ, lọt hoặc mất bí mật nhà nước.
Quan điểm khác lại coi trọng về hình thức thể hiện của bí mật nhà nước và quan niệm rằng bí mật nhà nước phải thuộc danh mục bí mật nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, coi đây là cơ sở để xác định và bảo vệ bí mật nhà nước trên thực tế. Do đó, một tin tức, tài liệu, đồ vật… nào không thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không phải là bí mật nhà nước. Việc xây dựng khái niệm bí mật nhà nước theo quan điểm này mang tính khái quát cao, dễ xây dựng, dễ thống nhất về nhận thức và thuận lợi cho việc áp dụng trong việc xác định và bảo vệ bí mật nhà nước trên thực tế. Tuy nhiên, việc quy định khái niệm bí mật nhà nước theo quan điểm này lại có nhiều hạn chế, không làm rõ được bản chất của bí mật nhà nước và nội hàm khái niệm bí mật nhà nước cũng như có thể chưa bao hàm hết các bí mật nhà nước trên thực tế và cũng có thể việc xác lập danh mục bí mật nhà nước chưa kịp thời dẫn đến khó khăn cho việc xác định bí mật nhà nước và có thể dẫn đến để lộ, lọt hoặc mất bí mật nhà nước.
Việc xây dựng khái niệm bí mật nhà nước trong Luật Bảo vệ bí mật nhà nước phải bảo đảm kế thừa hạt nhân hợp lý của khái niệm bí mật nhà nước trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước cũng như của các quan điểm đã nêu và khắc phục những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra, đồng thời có tính đến sự thay đổi của hiện tại và trong tương lai. Với cách tiếp cận như vậy, khái niệm bí mật nhà nước có thể được hiểu như sau: bí mật nhà nước là thông tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói hoặc các dạng khác có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố, nếu bị lộ, mất sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Hai là, cần hoàn thiện quy định về phạm vi độ mật của bí mật nhà nước. Việc quy định phạm vi độ mật của bí mật nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập danh mục bí mật nhà nước và hiệu quả của công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Phạm vi bí mật nhà nước được xác định căn cứ vào khái niệm và những dấu hiệu của bí mật nhà nước và được chia làm các cấp độ phù hợp, tương ứng với tính chất, mức độ, tầm quan trọng của thông tin và mức độ gây nguy hại nếu bị tiết lộ. Pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước nên quy định và chỉ quy định làm ba cấp độ mật là: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Việc quy định ba cấp độ mật như vậy để bảo đảm sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay, cũng như phù hợp với thực tế công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong thời gian qua và quy định về phạm vi bí mật nhà nước của nhiều nước trên thế giới. Đồng thời cũng phải xác định rõ thông tin thuộc phạm vi nội bộ không đồng nhất thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Còn việc cung cấp, khai thác, sử dụng bí mật nhà nước… như thế nào đã có các quy định khác điều chỉnh, không hiểu giới hạn đó như phạm vi nội bộ.
Việc xác định phạm vi bí mật nhà nước phải bảo đảm yêu cầu bao quát hết được bí mật nhà nước nhưng phải khả thi, tránh việc xác định phạm vi bí mật nhà nước tràn lan, quá rộng dẫn đến không bảo vệ được hết bí mật nhà nước dẫn đến lộ, lọt bí mật nhà nước và khó xử lý. Tuy nhiên cũng tránh việc xác định phạm vi bí mật nhà nước quá hẹp dẫn đến không bảo vệ được và để lộ, lọt những thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc xác định phạm vi bí mật nhà nước có tính đến sự thay đổi về phạm vi bí mật nhà nước trong tương lai, nhất là khi Việt Nam hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước, trao đổi các thông tin mật. Đồng thời việc xác định phạm vi bí mật nhà nước phải quy định thủ tục, quy trình, cơ chế đầy đủ, cụ thể việc lập, quyết định, điều chỉnh phạm vi bí mật nhà nước cho kịp thời, đầy đủ như việc giải mật, tăng, giảm độ mật, phạm vi tiếp cận đối với bí mật nhà nước, truyền, nhận, sao chép và tiêu hủy bí mật nhà nước...
Ba là, cần hoàn thiện quy định về các hành vi xâm phạm bí mật nhà nước và thống nhất sử dụng một số khái niệm pháp lý. Tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các tội xâm phạm bí mật nhà nước có sự không thống nhất giữa tên tội (tên điều luật) với nội dung của điều luật, nội dung mô tả về hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tên tội là “tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước” nhưng trong nội dung chỉ mô tả hai hành vi “cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước”. Theo đó, hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” và “tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước” sẽ khó xử lý bằng Luật Hình sự. Hơn nữa, hành vi tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước phải là trái phép mới có thể cấu thành tội phạm. Một điểm hạn chế nữa đó là sự không thống nhất giữa đối tượng tác động nêu ở tên tội (là tài liệu bí mật nhà nước) với đối tượng tác động quy định trong nội dung của tội (là bí mật nhà nước, bao gồm cả tài liệu bí mật nhà nước và các vật khác mang bí mật nhà nước). Theo đó, Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015 nên sửa đổi như sau:
“Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép vật, tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép vật, tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm…”
Bốn là, cần quy định về nguyên tắc hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bảo vệ bí mật nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia. Hoạt động này ảnh hưởng đến “sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”; liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức; tác động trực tiếp đến việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân… Vì vậy, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước phải được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định sao cho vừa bảo vệ được bí mật nhà nước, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ được các quyền và tự do, dân chủ cơ bản của công dân nhất là các quyền tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quy định trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Vì vậy, trong Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần quy định nguyên tắc hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước. Nguyên tắc này cần thể hiện được những nội dung như: (1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; (2) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt; (3) Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại; (4) Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm bí mật nhà nước.
Mặt khác, hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, điều đó đặt ra nhu cầu hợp tác, trao đổi thông tin (đàm phán, ký kết, hội nghị, hội thảo...) giữa Việt Nam với các nước ngày càng tăng. Do đó, yêu cầu bảo vệ các thông tin, tài liệu bí mật nhà nước trong quá trình hợp tác, trao đổi giữa Việt Nam với các nước càng trở nên cấp thiết, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân ta. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quy định trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Vì vậy, trong Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần có quy định hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý để Việt Nam ký kết các điều ước quốc tế về cùng bảo vệ tin mật.
Năm là, cần hoàn thiện một số quy định trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hiện nay. Các nội dung này được quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP, Thông tư số 12/2002/TT-BCA và Thông tư số 33/2015/TT-BCA tuy nhiên còn chưa đầy đủ, chưa cụ thể và thiếu tính khả thi như: Quy định về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và công dân tham gia bảo vệ bí mật nhà nước; tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách của cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước và người trực tiếp bảo vệ bí mật nhà nước …/.
----------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công an, Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, số 33/2015/TT-BCA ngày 20-7-2015
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, số 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002
3. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh bổ khuyết cho Sắc lệnh số 154/SL ngày 17-11-1950 về việc ấn định những hình phạt trừng trị việc để tiết lộ bí mật, số 69/SL, ngày 05-12-1951
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
5. Phan Xuân Tuy, Góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, Tạp chí Công an nhân dân, Số 01 tháng 12-2014
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 1991
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, số 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002
3. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh bổ khuyết cho Sắc lệnh số 154/SL ngày 17-11-1950 về việc ấn định những hình phạt trừng trị việc để tiết lộ bí mật, số 69/SL, ngày 05-12-1951
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
5. Phan Xuân Tuy, Góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, Tạp chí Công an nhân dân, Số 01 tháng 12-2014
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 1991
Dịch vụ nộp thuế Hải quan điện tử của Vietcombank giúp hàng hóa được thông quan nhanh chóng  (24/10/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 16 đến ngày 22-10-2017)  (24/10/2017)
Môi trường nông thôn Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp  (24/10/2017)
Môi trường nông thôn Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp  (24/10/2017)
Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống với Litva  (23/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay