Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 15 đến 21-3-2010)
Ngày 15-3-2010, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của 11 quốc gia châu Á đã nhóm họp tại thủ đô Tô-ky-ô (Nhật Bản) để thảo luận về các biện pháp mà khu vực này giúp khôi phục kinh tế toàn cầu. Đây là hội nghị đầu tiên do Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) đăng cai tổ chức. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Keidanren, ông Phu-gi-ô Mi-ta-rai (Fujio Mitarai) cho biết: châu Âu và Mỹ đã dẫn đầu kinh tế thế giới trong nhiều năm qua, nhưng sự năng động tại châu Á sẽ mang lại thay đổi to lớn cho kinh tế thế giới trong nửa đầu thế kỷ XXI này. Ông Mi-ta-rai kêu gọi lãnh đạo doanh nghiệp các nước châu Á phối hợp nhằm đạt được mục tiêu này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Cát-su-đa Ô-ka-đa (Katsuda Okada) cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo khu vực này sẽ cần đầu tư 8.000 tỉ USD trong vòng 10 năm tới.
2. Tuyên bố Ma-ni-la về thúc đẩy hữu nghị
Ngày 17-3-2010, tại thủ đô Ma-ni-la (Phi-lip-pin), Hội nghị bộ trưởng đặc biệt của Phong trào Không liên kết về đối thoại liên tôn giáo, hợp tác vì hòa bình và phát triển (SNAMMM) đã kết thúc với việc thông qua Tuyên bố Ma-ni-la nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa con người với con người thuộc mọi tôn giáo, đức tin, văn hóa và ngôn ngữ; tái khẳng định cam kết thúc đẩy và củng cố văn hóa hòa bình, đối thoại; quyết tâm đạt được sự tiến bộ, giải quyết những bất đồng và thách thức cũng như hành động để thúc đẩy văn hóa hòa bình và đối thoại ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm hướng đến việc thực hiện đầy đủ những mục tiêu phát triển đã được cộng đồng quốc tế nhất trí, trong đó có các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Các bộ trưởng và trưởng phái đoàn các nước thành viên Phong trào Không liên kết nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng văn hóa và tối đa hóa lợi ích, thông qua hợp tác để xây dựng một tương lai hài hòa và hữu ích, bằng cách thực hiện và thúc đẩy những giá trị và nguyên tắc như công lý, bình đẳng, không phân biệt đối xử, dân chủ, công bằng và hữu nghị, khoan dung và tôn trọng trong nội bộ cũng như giữa các quốc gia và cộng đồng.
3. Kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự báo
Ngày 17-3-2010, tại cuộc họp với Ủy ban kinh tế của Nghị viện châu Âu ở Brúc-xen (Bỉ), Giám đốc điều hành IMF Đô-mi-ních Xtrau-xơ Can (Dominique Strauss-Kahn) tuyên bố, tốc độ phục hồi kinh tế thế giới diễn ra khả quan hơn so với dự đoán. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010 lên 4%. Trước đó, hồi tháng giêng, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ phục hồi và có thể đạt mức tăng trưởng 3,9% trong năm 2010 sau khi suy giảm 0,8% trong năm 2009. Tuy nhiên, IMF cảnh báo các chính phủ vẫn cần duy trì các gói kích thích kinh tế nếu muốn duy trì đà phục hồi này. Cùng ngày, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Ha-ru-hi-cô Cu-rô-đa (Haruhiko Kuroda) cho biết, các nền kinh tế châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2010. Hiện nay, khu vực này được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2010.
4. Liên hợp quốc và OKDB ký tuyên bố hợp tác
Ngày 18-3-2010, tại Mát-xcơ-va, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (OKDB) ông Ni-cô-lai Bóc-điu-gia (Nikolai Bordiuzha) và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun đã ký tuyên bố hợp tác giữa hai bên. Phát biểu sau lễ ký tuyên bố trên, Tổng thư ký Ban Ki-mun khẳng định, đây là sự kiện quan trọng thể hiện chủ trương của Liên hợp quốc tăng cường hợp tác với các tổ chức khu vực trong sự nghiệp bảo đảm hòa bình và an ninh, giải quyết những thách thức nảy sinh và loại trừ mọi nguy cơ đặt ra trước cộng đồng quốc tế, ngăn chặn và giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, đấu tranh chống khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên lục địa, buôn lậu vũ khí và ma túy. Cùng ngày, tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun đánh giá cao vai trò của Nga trong việc giải quyết hòa bình các cuộc xung đột cũng như việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Ông cho rằng, sáng kiến đăng cai hội nghị quốc tế về Trung Đông tại Mát-xcơ-va của Nga, là một biện pháp hữu hiệu trong những nỗ lực quốc tế nhằm đạt được giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Trung Đông.
5. Kỷ niệm 45 năm người trái đất bước ra khoảng không vũ trụ
Ngày 18-3-2010, Nga và nhiều nước trên thế giới kỷ niệm 45 năm ngày người đầu tiên của trái đất - phi công vũ trụ Xô-viết A-lếch-xây Lô-ô-nốp bước ra ngoài khoảng không vũ trụ. Phi công Lô-ô-nốp rời tàu vũ trụ Phương Đông-2 trong thời gian 23 phút 41 giây và một nửa của thời gian này ở trong tình trạng “bơi tự do” cách con tàu khoảng hơn 5m. Khi ra ngoài khoảng không vũ trụ, A.Lô-ô-nốp đã thể hiện lòng dũng cảm vô song. Đặc biệt là khi áo bay căng phồng cản trở việc quay trở lại con tàu. Ông vào được cửa nhờ sự bình tĩnh ép áp suất thừa ra khỏi áo bay. Chuyến ra ngoài khoảng không vũ trụ của phi công Liên Xô A.Lô-ô-nốp đã trở thành một dấu mốc quan trọng ghi nhận sự bước ra khoảng không vũ trụ đầu tiên của con người, là sự kiện mang tầm quốc tế. Sau “cuộc dạo chơi” này, hơn 40 năm qua, các nhà du hành vũ trụ vẫn tiếp tục ra ngoài khoảng không vũ trụ thực hiện các thí nghiệm khoa học. Thời gian ở ngoài khoảng không vũ trụ cũng kéo dài hơn nhiều: đến 9 tiếng.
6. Hội nghị của Nhóm "Bộ tứ" về Trung Đông
Ngày 19-3-2010, tại Mát-xcơ-va, Hội nghị của Nhóm "Bộ tứ" về Trung Đông gồm Mỹ, Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và Nga đã ra tuyên bố chung yêu cầu I-xra-en và Pa-le-xtin ngừng đe dọa bạo lực, nhanh chóng khôi phục đàm phán hoà bình. Các bên tập trung thảo luận khả năng nối lại cuộc đàm phán I-xra-en và Pa-le-xtin và tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Trung Đông. Tuyên bố của Nhóm “Bộ tứ” nêu rõ, I-xra-en và Pa-le-xtin cần nhanh chóng nối lại đàm phán. Trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình hoà bình Trung Đông, Nhóm “Bộ tứ” kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Pa-le-xtin thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong vòng 2 năm, đồng thời lên án việc các tay súng Pa-le-xtin ở dải Ga-da thực hiện các vụ tấn công bằng đạn pháo, yêu cầu các tay súng chấm dứt đe dọa bạo lực, tuân thủ hiệp định ngừng bắn, trả tự do cho binh sỹ của I-xra-en. Tuyên bố của Nhóm “Bộ tứ” cũng lên án hành động mở rộng khu định cư của người Do Thái ở Đông Giê-ru-xa-lem của I-xra-en và kêu gọi nước này hủy bỏ quyết định trên.
7. Nhật Bản và Mỹ tăng cuờng hợp tác năng lượng hạt nhân
Ngày 19-3-2010, sau cuộc họp của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhật - Mỹ tại Oa-sinh-tơn, hai nước đã ra tuyên bố hợp tác để ngăn ngừa việc sử dụng công nghệ và nhiên liệu hạt nhân vào mục đích sản xuất vũ khí và bảo đảm an toàn trong quá trình hoạt động của các lò phản ứng cũng như nghiên cứu cách thức đề ra những tiêu chuẩn an toàn quốc tế và huấn luyện đội ngũ kỹ sư cũng như tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp năng lượng của hai nước tại những quốc gia đang phát triển. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong việc chia sẻ và cùng nghiên cứu những công nghệ hạt nhân mới nhằm kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân tại hai nước. Tuyên bố hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ được đưa ra vào thời điểm những nền kinh tế mới nổi đang tăng cường xây dựng các lò phản ứng hạt nhân và nhiều nước đang phát triển có kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên. Vào năm 2007, hai nước đã từng đề ra Chương trình hành động năng luợng hạt nhân chung Nhật - Mỹ, trong đó chú trọng các biện pháp trợ giúp của chính phủ cho việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân tại Mỹ
8. Thiên tai tại nhiều nước trên thế giới
Ngày 21-3-2010, tại Chi-lê đã xảy ra 2 đợt dư chấn mạnh 5,7 độ rích-te ở vùng biển cách thành phố Con-xép-sừn (Conception) hơn 50 km về phía Tây và ở độ sâu 35 km, khiến khu vực này trở nên hỗn loạn. Cơ quan khẩn cấp quốc gia của Chi-lê cho biết, các dư chấn này dưới mức có thể gây ra sóng thần, do đó nhà chức trách đã không ban bố cảnh báo sóng thần. Tuy nhiên, các trận động đất này đã khiến hàng nghìn người dân phải chạy khỏi nhà tới các công viên và các khu đất trống. Trong khi đó, tại Ha-i-ti, người phát ngôn Liên hợp quốc cho biết, rạng sáng 21-3, một dư chấn nhỏ đã xảy ra tại thành phố Kép Hai-từn (Cap Haitien) làm sập một tòa nhà 4 tầng, khiến 3 người thiệt mạng, một số người bị thương. Nhiều ngôi nhà lân cận cũng bị hư hại. Các nhà khoa học khảo sát địa chất Mỹ chưa khẳng định đây là một dư chấn và cho biết thêm đêm 20-3 đã xảy ra một dư chấn mạnh 3,7 độ rích-te tại thủ đô Port-au-Prince của Ha-i-ti. Tại Ca-na-đa, tai nạn do lở tuyết tại nước này đã làm nhiều người thiệt mạng. Ngày 20-3, hai vận động viên trượt tuyết nghiệp dư người Pháp đã thiệt mạng trong vụ lỡ tuyết ở núi Ca-ri-bô, miền Tây Ca-na-đa. Cảnh sát cho biết vụ lở tuyết chôn vùi 3 vận động viên, nhưng một người đã được cứu sống. Tai nạn xảy ra ở độ cao 2.300 mét, khối tuyết lở có chiều ngang lên tới 300-400 mét. Trong vòng một tuần qua, đây là vụ lở tuyết thứ 3 tại tỉnh này và tổng cộng đã có 5 người bị thiệt mạng
9. Quốc tế tài trợ 850 triệu USD cho khu vực Đa-phơ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12  (22/03/2010)
Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”  (22/03/2010)
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khu dân cư  (20/03/2010)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên