Căng thẳng leo thang ở Ukraine
Kiev tiếp tục chiến dịch quân sự, người biểu tình bắt giữ con tin
Theo Reuters, ngày 25-4, các lực lượng đặc nhiệm của Ukraine đã phát động giai đoạn hai của chiến dịch "chống khủng bố" ở miền Đông thông qua việc tăng cường phong tỏa toàn bộ thành phố Slaviansk do những người biểu tình chiếm giữ.
Hãng Interfax dẫn lời Tham mưu trưởng Ukraine Serhiy Pashynsky nói: "Các đơn vị đặc nhiệm của Ukraine đã bắt đầu giai đoạn hai, bao gồm việc phong tỏa toàn bộ thành phố Slaviansk và không để họ (người biểu tình) có cơ hội đưa lực lượng tăng viện vào thành phố này." Trong ngày 25-4, lực lượng Ukraine đã sát hại ít nhất 5 tay súng thuộc lực lượng tự vệ địa phương trong một chiến dịch giành lại quyền kiểm soát các khu vực bị lực lượng ly khai chiếm đóng.
Cũng trong ngày 25-4, người biểu tình có vũ trang tại thị trấn miền Đông Slavyansk đã bắt giữ một xe buýt chở các quan sát viên quốc tế của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Nhóm người bị bắt bao gồm 7 đại diện của OSCE và 5 thành viên lực lượng vũ trang Ukraine, bị giữ trong một tòa nhà của Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU) tại thành phố Slavyansk, vốn bị các phần tử ly khai ủng hộ Nga chiếm đóng.
Thủ lĩnh lực lượng ly khai tại thị trấn Slaviansk, miền Đông Ukraine là Vyacheslav Ponomaryov cho biết có một "gián điệp" quân sự của chính quyền Kiev trong nhóm quan sát viên quốc tế của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bị lực lượng này bắt giữ.
Trả lời báo giới, Thị trưởng Slaviansk trên thực tế Ponomaryov cho hay: "Thông tin tôi được báo cáo nói rằng trong số họ (nhóm bị bắt giữ) có một nhân viên thuộc bộ phận tình báo quân sự bí mật của Kiev. Những người đến đây với tư cách quan sát viên cho cộng đồng châu Âu lại đi cùng một gián điệp thực sự - điều này là không thích hợp."
Theo Reuters, ngày 26-4, ông V. Ponomaryov tuyên bố sẵn sàng trao đổi nhóm quan sát viên quốc tế của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) mà họ đang bắt giữ với các chiến hữu đang bị nhà chức trách Ukraine giam cầm.
Phát biểu với các phóng viên khi được hỏi về vấn đề trao đổi tù binh, Ông V. Ponomaryov nói: “Chính quyền Kiev nắm giữ các chiến hữu của chúng tôi và nếu có một khả năng thì chúng tôi sẵn sàng trao đổi.”
Ông V. Ponomaryov cho biết thêm: “Các thành viên của phái bộ quan sát viên đang trong tình trạng tốt, một trong số các binh sỹ bị tiểu đường, song không nghiêm trọng và đang được uống thuốc. Có thuốc chữa bệnh và thức ăn cho họ... Họ là những binh lính vào lãnh thổ chúng tôi mà không được phép nên tất nhiên họ bị bắt giữ. Chúng tôi không biết phải làm gì cho tới khi xác định được họ là ai, hoạt động và mục đích của họ khi tới đây”.
Ông V. Ponomaryov cũng chỉ rõ Chính phủ Nga không liên lạc với ông để thảo luận về việc phóng thích nhóm người trên. Trong khi đó, Tuyên bố của Bộ Nội vụ Ukraine nói rằng việc thương lượng để thả những người này đang được tiến hành.
Phản ứng của các bên liên quan
Bên cạnh hứa hẹn giúp đỡ Kiev, Mỹ tiếp tục điều quân và vũ khí, trang bị đến Ba Lan, các nước vùng Ban tích, cùng với các nước G7 và EU đe dọa trừng phạt Nga. Đáp lại, Nga cũng có các hoạt động chuyển quân vùng biên giới giáp với Ucraine và tiến hành tập trận. Căn thẳng tiếp tục leo thang.
Hãng Interfax đưa tin ngày 25-4, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Valery Gerasimov đã bày tỏ quan ngại với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey về tình hình ở miền Đông Nam Ukraine cũng như thương vong trong chiến dịch của Ukraine tại khu vực trên trong tuần này.
Trong một cuộc điện đàm, Tướng Gerasimov cũng nói với Tướng Dempsey rằng Ukraine đã triển khai "nhóm lực lượng đáng kể" gần biên giới Nga, trong đó có các binh sỹ với mục đích tiến hành phá hoại.
Trước đó, Nga đã kêu gọi Kiev ngừng toàn bộ các hành động quân sự ở miền Đông Ukraine sau khi quân đội Ukraine phát động cuộc tấn công nhằm vào lực lượng biểu tình kiểm soát thị trấn điểm nóng Slavyansk.
Còn theo Reuters/AFP, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry ngày 26-4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng Ukraine cần phải ngừng chiến dịch quân sự tại các khu vực phía Đông Nam nước này, như một phần của các nỗ lực nhằm tháo ngòi căng thẳng.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, ông Lavrov cũng hối thúc Mỹ sử dụng ảnh hưởng của mình nhằm đảm bảo việc phóng thích các thủ lĩnh của “phong trào biểu tình” tại Đông Nam Ukraine. Thông cáo của bộ trên cũng cho biết ông Lavrov “đã nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp khẩn cấp nhằm giảm leo thang tình hình tại Ukraine, mà trước hết là ngừng chiến dịch quân sự chống người biểu tình và chấm dứt các hoạt động gây hấn của đảng cựu hữu theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ‘Pravy Sektor’ hay còn gọi là phong trào Phái hữu”.
Còn Ngoại trưởng Kerry đã hối thúc Moskva ủng hộ hết sức cho các nỗ lực phóng thích một phái bộ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang bị các lực lượng ly khai bắt giữ làm con tin tại thành phố Slavyansk.
Ông Kerry cũng “bày tỏ quan ngại về hoạt động di chuyển quân mang tính khiêu khích của Nga trên biên giới với Ukraine, sự hỗ trợ của Moskva cho lực lượng ly khai và tuyên truyền kích động của Nga đang phá hoại ổn định, an ninh và thống nhất tại Ukraine.”
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ, Nga đã thảo luận về các nỗ lực nhằm giải quyết tình hình liên quan đến việc các quan sát viên quân sự của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bị bắt giữ.
Trong một diễn biến liên quan, OSCE cùng ngày đã xác nhận đang cử một nhóm các nhà đàm phán nhằm giải cứu các quan sát viên đang bị bắt giữ ở miền Đông Ukraine.
Người phát ngôn của OSCE Natacha Rajakovic nhấn mạnh: “Chúng tôi đang làm mọi việc có thể” để đảm bảo các quan sát viên được trả tự do./.
Phó Thủ tướng kiểm tra tiến độ Dự án nâng cấp Quốc lộ 1  (27/04/2014)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng sữa cho trẻ em huyện Ba Tri - Bến Tre  (27/04/2014)
Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm  (27/04/2014)
Thủ tướng Chính phủ định hướng xây dựng 2 luật  (27/04/2014)
Khai mạc triển lãm ảnh, báo chí, tuần phim Việt Nam tại Pháp  (27/04/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay