Thái Lan có thể phê chuẩn hiến pháp mới trong tháng Tư
21:40, ngày 02-04-2017
Truyền thông Thái Lan ngày 02-4 dẫn lời ông Udom Ratammarit, đại diện của Ủy ban soạn thảo hiến pháp (CDC), cho biết hiến pháp mới của nước này sẽ được phê chuẩn trong tháng Tư và cũng trong thời gian này, CDC sẽ đệ trình Luật về chính đảng và Luật về Ủy ban bầu cử lên Hội đồng Lập pháp quốc gia - Quốc hội Thái Lan.
Ông Udom Ratammarit nói rằng bản hiến pháp mới, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 07-8-2016, đã được đệ trình lên Nhà vua Vajiralongkorn và theo đúng kế hoạch, bản hiến pháp này sẽ được phê chuẩn trong tháng.
Trong tuyên bố của chính quyền quân sự Thái Lan, việc soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới là nội dung chính cần phải hoàn thành trước cuộc bầu cử đưa Thái Lan trở lại lộ trình dân chủ sau cuộc đảo chính năm 2014.
Hôm 13-01, Quốc hội nước này đã thông qua các điều khoản sửa đổi Hiến pháp theo yêu cầu từ Văn phòng của Nhà vua Vajiralongkorn. Động thái này đã trì hoãn cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan, vốn từng dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2017.
Mới đây, tại cuộc gặp với báo chí và giới ngoại giao hồi đầu tháng 3, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Trung tướng Weerachon Sukondhapatipak cho biết tổng tuyển cử dự kiến sẽ được tổ chức trong thời gian ít nhất 19 tháng sau khi hiến pháp mới được ban hành. Ông cũng nói rằng nước này cần phải soạn thảo và thông qua ít nhất 10 đạo luật phát sinh từ hiến pháp mới./.
Trong tuyên bố của chính quyền quân sự Thái Lan, việc soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới là nội dung chính cần phải hoàn thành trước cuộc bầu cử đưa Thái Lan trở lại lộ trình dân chủ sau cuộc đảo chính năm 2014.
Hôm 13-01, Quốc hội nước này đã thông qua các điều khoản sửa đổi Hiến pháp theo yêu cầu từ Văn phòng của Nhà vua Vajiralongkorn. Động thái này đã trì hoãn cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan, vốn từng dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2017.
Mới đây, tại cuộc gặp với báo chí và giới ngoại giao hồi đầu tháng 3, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Trung tướng Weerachon Sukondhapatipak cho biết tổng tuyển cử dự kiến sẽ được tổ chức trong thời gian ít nhất 19 tháng sau khi hiến pháp mới được ban hành. Ông cũng nói rằng nước này cần phải soạn thảo và thông qua ít nhất 10 đạo luật phát sinh từ hiến pháp mới./.
Vinh danh 80 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016  (02/04/2017)
Đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU 136 tại Bangladesh  (02/04/2017)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày thành lập  (02/04/2017)
Doanh nghiệp Malaysia muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam  (02/04/2017)
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần  (02/04/2017)
Đổi thay trên quê hương Tổng Bí thư  (02/04/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên