Đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU 136 tại Bangladesh
21:40, ngày 02-04-2017
Tối 01-4, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 136 đã khai mạc tại trụ sở Quốc hội Bangladesh nằm ở trung tâm thủ đô Dhaka với sự tham dự của 670 nghị sỹ và 164 đoàn đến từ 132 quốc gia và diễn ra từ ngày 01 đến 05-4.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu đã tham dự lễ khai mạc.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch IPU Saber Hossain Chowdhury đã ghi nhận sự phát triển của IPU khi kết nạp thêm được nhiều thành viên và kêu gọi các nghị sỹ chung tay giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như tình trạng biến đổi khí hậu, xung đột. Trong khi đó, Thủ tướng nước chủ nhà Sheikh Hasina lại nhấn mạnh đến những giá trị dân chủ và mong muốn IPU tiếp tục phát triển những giá trị này. Với chủ đề “Giải quyết tình trạng bất bình đẳng: Đảm bảo phẩm giá và an sinh cho tất cả mọi người,” IPU lần này sẽ tập trung thảo luận về việc thực hiện các hoạt động mang tính quyết định để chấm dứt tình trạng bất bình đẳng kinh tế, chính trị và xã hội.
Các nghị sỹ tham dự sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể về một loạt vấn đề, từ chấm dứt việc gia tăng bất bình đẳng tới thúc đẩy sự tiếp cận của phụ nữ với nguồn tài chính. Theo IPU, những hậu quả của tình trạng bất bình đẳng là kéo theo tình trạng không bền vững, làm gia tăng bất ổn và làm xói mòn nhân quyền.
Trước đó cùng ngày, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Bangabandhu, đã diễn ra Diễn đàn nữ nghị sỹ. Tại diễn đàn này, đại diện đoàn Việt Nam tham dự và đã có kiến nghị xây dựng mô hình hợp tác ba bên giữa IPU, các Quốc hội thành viên và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận tốt hơn đối với các dịch vụ tài chính.
Bên cạnh diễn đàn này, đoàn Việt Nam còn tham dự cuộc họp Nhóm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN + 3) và Nhóm châu Á-Thái Bình Dương. Tại cuộc họp Nhóm châu Á-Thái Bình Dương, Iran, Nhật Bản và Việt Nam là 03 thành viên trong Ban chấp hành đã báo cáo kết quả cuộc họp Ban chấp hành trong hai ngày 30 và 31-3. Cuộc họp cũng bầu bổ sung thành viên Ban lãnh đạo Diễn đàn nghị sỹ trẻ IPU.
Bên lề diễn đàn và các cuộc họp trên, theo đề nghị của đoàn nghị viện Thái Lan tham dự IPU 136, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã tiếp đoàn nghị sỹ Thái Lan. Tại cuộc tiếp, hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước cũng như hai quốc hội. Thái Lan mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam chúc mừng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu trong đổi mới đất nước và xây dựng chiến lược quốc gia và bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới, nhất là việc thúc đẩy phát triển Cộng đồng ASEAN vì lợi ích của nhân dân hai nước nói riêng và của cộng đồng ASEAN nói chung.
Nhân dịp này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam đã thông báo và chuyển thư mời Nghị viện Thái Lan cử đoàn tham dự Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á-Thái Bình Dương về ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức từ ngày 11 đến 13-5 tới ở Thành phố Hồ Chí Minh./.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch IPU Saber Hossain Chowdhury đã ghi nhận sự phát triển của IPU khi kết nạp thêm được nhiều thành viên và kêu gọi các nghị sỹ chung tay giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như tình trạng biến đổi khí hậu, xung đột. Trong khi đó, Thủ tướng nước chủ nhà Sheikh Hasina lại nhấn mạnh đến những giá trị dân chủ và mong muốn IPU tiếp tục phát triển những giá trị này. Với chủ đề “Giải quyết tình trạng bất bình đẳng: Đảm bảo phẩm giá và an sinh cho tất cả mọi người,” IPU lần này sẽ tập trung thảo luận về việc thực hiện các hoạt động mang tính quyết định để chấm dứt tình trạng bất bình đẳng kinh tế, chính trị và xã hội.
Các nghị sỹ tham dự sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể về một loạt vấn đề, từ chấm dứt việc gia tăng bất bình đẳng tới thúc đẩy sự tiếp cận của phụ nữ với nguồn tài chính. Theo IPU, những hậu quả của tình trạng bất bình đẳng là kéo theo tình trạng không bền vững, làm gia tăng bất ổn và làm xói mòn nhân quyền.
Trước đó cùng ngày, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Bangabandhu, đã diễn ra Diễn đàn nữ nghị sỹ. Tại diễn đàn này, đại diện đoàn Việt Nam tham dự và đã có kiến nghị xây dựng mô hình hợp tác ba bên giữa IPU, các Quốc hội thành viên và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận tốt hơn đối với các dịch vụ tài chính.
Bên cạnh diễn đàn này, đoàn Việt Nam còn tham dự cuộc họp Nhóm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN + 3) và Nhóm châu Á-Thái Bình Dương. Tại cuộc họp Nhóm châu Á-Thái Bình Dương, Iran, Nhật Bản và Việt Nam là 03 thành viên trong Ban chấp hành đã báo cáo kết quả cuộc họp Ban chấp hành trong hai ngày 30 và 31-3. Cuộc họp cũng bầu bổ sung thành viên Ban lãnh đạo Diễn đàn nghị sỹ trẻ IPU.
Bên lề diễn đàn và các cuộc họp trên, theo đề nghị của đoàn nghị viện Thái Lan tham dự IPU 136, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã tiếp đoàn nghị sỹ Thái Lan. Tại cuộc tiếp, hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước cũng như hai quốc hội. Thái Lan mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam chúc mừng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu trong đổi mới đất nước và xây dựng chiến lược quốc gia và bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới, nhất là việc thúc đẩy phát triển Cộng đồng ASEAN vì lợi ích của nhân dân hai nước nói riêng và của cộng đồng ASEAN nói chung.
Nhân dịp này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam đã thông báo và chuyển thư mời Nghị viện Thái Lan cử đoàn tham dự Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á-Thái Bình Dương về ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức từ ngày 11 đến 13-5 tới ở Thành phố Hồ Chí Minh./.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày thành lập  (02/04/2017)
Doanh nghiệp Malaysia muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam  (02/04/2017)
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần  (02/04/2017)
Đổi thay trên quê hương Tổng Bí thư  (02/04/2017)
Bản sắc văn hóa Việt Nam nổi bật trong Lễ hội ẩm thực ASEAN  (02/04/2017)
Tưng bừng các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương  (02/04/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên