Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
21:40, ngày 02-04-2017
TCCSĐT - Sáng 02-4-2017, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập. Tới dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành và các thế hệ lãnh lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Học viện.
Tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương và chúc mừng những thành tích nổi bật mà các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, viên chức, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên của Học viện đạt được trong suốt chặng đường phát triển 55 năm qua. Đồng chí đề nghị tập thể, lãnh đạo, các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên, học viên của Học viện cần phát huy truyền thống, bề dày kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ qua để tăng cường đoàn kết, nỗ lực quyết tâm phấn đấu xây dựng, phát triển Nhà trường ngày càng vững mạnh. Đồng thời xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là cán bộ giảng viên trẻ, có lập trường chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, có kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực làm gương cho học viên, sinh viên noi theo. Phó Chủ tịch nước cũng yêu cầu Học viện cần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tiền thân là trường Tuyên giáo Trung ương, được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên cơ sở hợp nhất 3 trường:: trường Tuyên huấn, trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II và trường Đại học Nhân dân. Từ một trường bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo chí xuất bản của Đảng, đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở thành một trường Đảng, trường Đại học trọng điểm quốc gia. Đồng thời là trung tâm khoa học lớn, có uy tín, từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Hiện nay, Học viện có 18 khoa, đào tạo 32 chuyên ngành, trong đó có 19 chuyên ngành đào tạo cao học; 04 ngành đào tạo tiến sĩ. Có những ngành, chuyên ngành đào tạo đầu tiên hoặc duy nhất ở Việt Nam như: công tác tư tưởng, phát thanh- truyền hình, quan hệ công chúng, quảng cáo, thông tin đối ngoại...
Hiện nay, hơn một nửa giảng viên của Học viện có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên viên cao cấp. Những năm qua, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước gần 70.000 cán bộ lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, công tác đảng, báo chí và truyền thông. Trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho hệ thống các trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý ở các cơ quan báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình và các nhà xuất bản, trong cả nước. Đội ngũ cán bộ do Học viện đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, các nhà giáo có uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi… Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trong 55 năm qua, Học viện đã triển khai nghiên cứu gần 4.000 đề tài các cấp, phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Biên soạn hàng trăm giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học; nhiều đề tài cấp bộ, cấp nhà nước trực tiếp tham gia xây dựng các nghị quyết Đại hội X, XI, XII của Đảng… Những thành tựu đó là minh chứng rõ nét về sự trưởng thành vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực khoa học.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, từ khi mới thành lập đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Học viện phát triển quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng chục cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội và các trường đại học lớn ở Liên Xô và Đông Âu, sau này trở thành lực lượng nòng cốt phát triển mạnh mẽ Nhà trường. Trong10 năm trở lại đây, hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hợp tác với hàng chục trường đại học, viện nghiên cứu của các nước.
Tại lễ kỷ niệm, lãnh đạo Học viện nhấn mạnh nhiệm vụ trong thời gian tới phải tiếp tục đổi mới căn bản nội dung chương trình, phương pháp dạy và học đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập; đổi mới phương thức quản lý, bảo đảm chất lượng đào tạo; tăng cường nguồn lực, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tham gia xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Học viện trong giai đoạn mới…
Với những thành tích to lớn trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1982), Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2007) và nhiều phần thưởng cao quý khác./.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự Lễ kỷ niệm |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tiền thân là trường Tuyên giáo Trung ương, được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên cơ sở hợp nhất 3 trường:: trường Tuyên huấn, trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II và trường Đại học Nhân dân. Từ một trường bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo chí xuất bản của Đảng, đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở thành một trường Đảng, trường Đại học trọng điểm quốc gia. Đồng thời là trung tâm khoa học lớn, có uy tín, từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Hiện nay, Học viện có 18 khoa, đào tạo 32 chuyên ngành, trong đó có 19 chuyên ngành đào tạo cao học; 04 ngành đào tạo tiến sĩ. Có những ngành, chuyên ngành đào tạo đầu tiên hoặc duy nhất ở Việt Nam như: công tác tư tưởng, phát thanh- truyền hình, quan hệ công chúng, quảng cáo, thông tin đối ngoại...
Hiện nay, hơn một nửa giảng viên của Học viện có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên viên cao cấp. Những năm qua, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước gần 70.000 cán bộ lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, công tác đảng, báo chí và truyền thông. Trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho hệ thống các trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý ở các cơ quan báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình và các nhà xuất bản, trong cả nước. Đội ngũ cán bộ do Học viện đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, các nhà giáo có uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi… Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trong 55 năm qua, Học viện đã triển khai nghiên cứu gần 4.000 đề tài các cấp, phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Biên soạn hàng trăm giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học; nhiều đề tài cấp bộ, cấp nhà nước trực tiếp tham gia xây dựng các nghị quyết Đại hội X, XI, XII của Đảng… Những thành tựu đó là minh chứng rõ nét về sự trưởng thành vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực khoa học.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, từ khi mới thành lập đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Học viện phát triển quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng chục cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội và các trường đại học lớn ở Liên Xô và Đông Âu, sau này trở thành lực lượng nòng cốt phát triển mạnh mẽ Nhà trường. Trong10 năm trở lại đây, hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hợp tác với hàng chục trường đại học, viện nghiên cứu của các nước.
|
Đồng chí Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện phát biểu tại buổi Lễ |
Tại lễ kỷ niệm, lãnh đạo Học viện nhấn mạnh nhiệm vụ trong thời gian tới phải tiếp tục đổi mới căn bản nội dung chương trình, phương pháp dạy và học đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập; đổi mới phương thức quản lý, bảo đảm chất lượng đào tạo; tăng cường nguồn lực, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tham gia xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Học viện trong giai đoạn mới…
Với những thành tích to lớn trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1982), Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2007) và nhiều phần thưởng cao quý khác./.
Doanh nghiệp Malaysia muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam  (02/04/2017)
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần  (02/04/2017)
Đổi thay trên quê hương Tổng Bí thư  (02/04/2017)
Bản sắc văn hóa Việt Nam nổi bật trong Lễ hội ẩm thực ASEAN  (02/04/2017)
Tưng bừng các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương  (02/04/2017)
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa  (02/04/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay