Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng Mekong
Nhận lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 5 tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 19 đến ngày 20-12.
Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mekong, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
Sau 22 năm thành lập, chương trình hợp tác GMS đã đạt được những thành tựu quan trọng trong 10 lĩnh vực hợp tác chính bao gồm Giao thông vận tải, Năng lượng, Môi trường, Du lịch, Thông tin Truyền thông, Thương mại, Đầu tư, Phát triển Nguồn nhân lực, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Phát triển đô thị dọc các tuyến Hành lang kinh tế.
Tính đến tháng 6-2014, GMS đã thực hiện được 75 dự án đầu tư với tổng chi phí khoảng 16 tỷ USD, trong đó có các dự án xây dựng giao thông, cải tạo sân bay và đường sắt trong tiểu vùng, các dự án thủy điện để cung cấp điện xuyên biên giới, phát triển kết cấu hạ tầng du lịch... và được các nước đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo tại Tiểu vùng Mekong.
Năm 2013, các nước đã thông qua Khung Đầu tư khu vực GMS (RIF) tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 19 nhằm hiện thực hóa Chiến lược hợp tác GMS mới giai đoạn 2012 - 2022.
RIF bao gồm hơn 200 dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật với tổng vốn ban đầu là 51,5 tỷ USD. Tuy nhiên, vấn đề lớn của GMS hiện nay là tìm kiếm nguồn vốn để thực hiện các dự án trong RIF.
Mục tiêu dài hạn chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong là mở rộng thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước trong khu vực, đưa Tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Mục tiêu trước mắt là xúc tiến các hoạt động chung trong các lĩnh vực có khả năng nhất (hạ tầng cơ sở, thương mại đầu tư, du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực), tạo ra môi trường thuận lợi phát triển hợp tác kinh tế lâu dài, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa các nước trong tiểu vùng.
Đến nay, GMS đã xác định 11 chương trình ưu tiên hợp tác, gồm: Các tuyến trục bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin liên lạc; Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Đông - Tây; Hành lang kinh tế phía Nam; Các tuyến liên kết điện năng và thương mại điện năng trong khu vực; Khuôn khổ chiến lược môi trường; Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới; Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và khả năng cạnh tranh; Phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng; Quản lý nguồn nước và phòng, chống lũ; Phát triển du lịch tiểu vùng GMS.
Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu đã tích cực tham gia vào hầu hết tất cả các sáng kiến hợp tác của GMS trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, năng lượng, đầu tư, thông tin và truyền thông, nông nghiệp...
Việt Nam là mắt xích quan trọng trong các hành lang giao thông GMS và là cửa ngõ cho các tuyến hành lang kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây ven biển phía Nam, có vai trò trọng yếu trong việc thực hiện “Chiến lược Năng lực cạnh tranh, Liên kết và Cộng đồng” (Chiến lược 3Cs) của GMS.
Việt Nam đang thực hiện một số dự án lớn trong khuôn khổ GMS như Dự án đầu tư đường dây điện kết nối Hatxan (Lào) - Pleiku (Việt Nam) trị giá 218 triệu USD, Dự án quản lý và giảm nhẹ rủi ro lũ lụt và hạn hán Tiểu vùng Mekong mở rộng (tổng vốn là 63,9 triệu USD), xây dựng xa lộ thông tin kết nối 6 tiểu vùng...
Tính đến tháng 6-2014, Việt Nam đã tham gia vào các dự án vay vốn GMS với tổng số vốn khoảng 3,7 tỷ USD, bao gồm các dự án về giao thông, điện năng, y tế, môi trường, du lịch, nông nghiệp, phát triển đô thị dọc hành lang kinh tế... Việt Nam đã tham gia khoảng 130 dự án hỗ trợ kỹ thuật vùng (RETA), trong đó ADB và các đối tác phát triển khác hỗ trợ trên 120 triệu USD.
Một số sáng kiến ưu tiên của tiểu vùng Việt Nam tham gia gồm Hiệp định tạo thuận lợi giao thông qua biên giới (CBTA) các nước GMS; Nghiên cứu chiến lược ngành giao thông tiểu vùng; Xây dựng Khung chiến lược thúc đẩy thương mại và đầu tư; Diễn đàn Kinh doanh GMS; Nghiên cứu và Kế hoạch tổng thể khu vực về liên kết điện năng trong GMS; Hiệp định giữa các quốc gia về thương mại điện năng khu vực, Hiệp định thương mại Điện năng khu vực; Xây dựng Chiến lược Năng lượng tiểu vùng Mekong; Phòng, chống HIV/AIDS cho dân di cư tự do, Giáo dục phòng, chống HIV/AIDS tại các khu vực vùng biên và Kiểm soát bệnh truyền nhiễm khu vực GMS; Nghiên cứu về Xóa bỏ ma túy trong GMS; Chương trình xây dựng năng lực cho các cán bộ GMS theo Kế hoạch Phnom Penh về Quản lý phát triển; Khung chiến lược môi trường và chương trình môi trường trọng điểm, bao gồm sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; Xóa đói giảm nghèo và quản lý môi trường tại các lưu vực vùng sâu vùng xa; Mở rộng hợp tác Tiểu vùng về nông nghiệp; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và xây dựng năng lực trong GMS, nghiên cứu việc xây dựng và triển khai các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới (CBEZ)...
Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 5 thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với cơ chế GMS; khẳng định vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng, thúc đẩy hợp tác khu vực và quan hệ hữu nghị của Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mekong; thúc đẩy và tranh thủ các nội dung ưu tiên hợp tác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm lợi ích của Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; củng cố quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan./.
Chủ tịch nước dự khai mạc Đại hội Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam  (17/12/2014)
Dân số Việt Nam đã vượt mốc 90 triệu người  (17/12/2014)
Dân số Việt Nam đã vượt mốc 90 triệu người  (17/12/2014)
ASEAN+3 tăng cường chuẩn bị sẵn sàng ứng phó dịch Ebola  (17/12/2014)
ASEAN+3 tăng cường chuẩn bị sẵn sàng ứng phó dịch Ebola  (17/12/2014)
Ba Hội nghị thượng đỉnh và các giải pháp kinh tế  (17/12/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên