Indonesia-Việt Nam nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào 2018
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Indonesia về kết quả tham dự các hội nghị cấp cao APEC, ASEAN và G20 của Tổng thống Joko Widodo, Indonesia và Việt Nam đã nhất trí tăng cường hợp tác trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, trong đó có mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2018.
Thông cáo báo chí nêu rõ tại cuộc gặp giữa Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bên lề Hội nghị cấp cao APEC ở Bắc Kinh (Trung Quốc), hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có các vấn đề liên quan đến ASEAN và Biển Đông.
Về quan hệ song phương, hai bên chú trọng tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, hàng hải và thuơng mại với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2018.
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao và Cơ quan thống kê quốc gia Indonesia (BPS), thương mại hai chiều Việt Nam - Indonesia tăng trung bình 25%/năm trong 5 năm qua, lên 5,12 tỷ USD năm 2013; cao hơn gấp hai lần mức 2,01 tỷ USD năm 2009. Trong tám tháng năm 2014, con số này đạt 3,71 tỷ USD.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chúc mừng ông Joko Widodo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống hồi đầu tháng Bảy vừa qua và mời Tổng thống Widodo sang thăm Việt Nam.
Tổng thống Widodo đã vui vẻ nhận lời mời và khẳng định chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của ông sẽ đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị và đối tác chiến lược giữa hai nước một cách thiết thực, hiệu quả, cùng có lợi, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN và gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng trong khu vực cũng như trên thế giới, nhất là khi hai nước đang hướng tới kỷ niệm 60 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới (1955 - 2015).
Truyền thông Indonesia đánh giá Việt Nam trong những năm gần đây đã nổi lên như một thị trường bùng nổ cho các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất.
Sở dĩ như vậy là vì Việt Nam là một thị trường mạnh mẽ với dân số trên 90 triệu người, chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư thân thiện, kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và giảm được chi phí lao động, sản xuất. Tuy nhiên, đầu tư của Indonesia vào Việt Nam còn hạn chế.
Dự án đầu tư lớn nhất của Indonesia vào Việt Nam là dự án tại nhà máy sản xuất xi măng với số vốn đầu tư 300 triệu USD. Theo truyền thông Indonesia cũng như các cơ quan hữu quan của nước này, Indonesia và Việt Nam có rất nhiều cơ hội đầu tư đôi bên cùng có lợi./.
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hungary  (18/11/2014)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana  (18/11/2014)
Giới chuyên gia Nga đánh giá cao vị thế của Việt Nam  (18/11/2014)
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự Việt Nam  (18/11/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên