Ban hành hướng dẫn lập tổ chức đảng tại các khu công nghiệp
Ban Tổ chức Trung ương ban hành hướng dẫn số 21-HD/BTCTW việc xây dựng mô hình tổ chức đảng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và cụm công nghiệp.
Việc xây dựng tổ chức đảng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp đồng thời tạo sự thống nhất về mô hình tổ chức đảng, từng bước phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp.
Việc xây dựng mô hình tổ chức đảng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp phải theo quy định của Điều lệ Đảng, phù hợp với tình hình thực tế, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp và doanh nghiệp.
Theo hướng dẫn trên, việc lập đảng bộ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là đảng bộ cấp trên trực tiếp của cơ sở; đảng bộ này trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy khi có đủ các điều kiện sau: có những đơn vị thành viên là các tổ chức có tư cách pháp nhân; có các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; có từ 500 đảng viên trở lên.
Đảng bộ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng ở các ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế của tỉnh, thành phố; đảng bộ, chi bộ cơ sở của từng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; đảng bộ, chi bộ cơ sở các doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Ở từng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nếu có từ 30 đảng viên trở lên thì xem xét lập đảng bộ cơ sở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, là cấp trên trực tiếp của các tổ chức đảng ở các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đó. Nếu dưới 30 đảng viên thì lập chi bộ cơ sở trực thuộc đảng ủy các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Lập đảng bộ cơ sở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy và xem xét giao quyền cấp trên cơ sở khi có đủ các điều kiện sau: có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một đơn vị chính quyền hoặc cơ quan quản lý; có số lượng từ 400 đến dưới 500 đảng viên.
Đảng bộ cơ sở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng ở các đơn vị, ban quản lý và các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Lập đảng bộ cơ sở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh, thành phố hoặc cấp ủy cấp huyện (nếu chưa lập đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh, thành phố) nếu không đủ các điều kiện theo quy định tại tiết 1.1 và 1.2 của hướng dẫn, là cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng ở ban quản lý, các đơn vị khác và ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Lập chi bộ cơ sở ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tỉnh trực thuộc đảng ủy khối các cơ quan tỉnh hoặc đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh nếu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế chưa đủ điều kiện thành lập đảng bộ cơ sở hoặc chưa có tổ chức đảng./.
Trung - Ấn ký kết thỏa thuận làm giảm căng thẳng biên giới  (24/10/2013)
Diễn tập ứng phó thảm họa khẩn cấp trong khu vực ASEAN năm 2013  (24/10/2013)
“Báo chí với việc nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”  (24/10/2013)
Nhiều nội dung sửa đổi Hiến pháp được chỉnh lý hợp lý  (24/10/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên