Thường xuyên theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Đó là một trong những nội dung tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.
Bộ, cơ quan ngang bộ sẽ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ sẽ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân cũng có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Nghị định quy định rõ về tình hình ban hành văn bản quy phạm chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, ngành, địa phương cần phải xem xét, đánh giá tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy phạm chi tiết; tính thống nhất, đồng bộ của văn bản cũng như tính khả thi của văn bản.
Về tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật thì cần phải xem xét, đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật; tính phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật và mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.
Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền là một trong những nội dung đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, còn phải xem xét, đánh giá về tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật./.
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020  (24/07/2012)
Hội nghị báo cáo viên các tỉnh, thành phía Nam và các Đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 7-2012  (24/07/2012)
Hội nghị tập huấn cán bộ Mặt trận các tỉnh, thành phố năm 2012  (24/07/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên