Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
Quy hoạch nêu rõ mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 7,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 8,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 30,2 triệu đồng, tương đương 1.550 - 1.600 USD; năm 2020 khoảng 57,9 triệu đồng, tương đương 2.750 - 2.850 USD. Đến năm 2015 phấn đấu tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP của vùng là 36,7%; công nghiệp, xây dựng 30,4%; dịch vụ 32,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là: 30,5% - 35,6% - 33,9%. Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và giữ vững xuất khẩu khoảng 6 - 7 triệu tấn gạo/năm.
Quy hoạch định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; sản phẩm xuất khẩu chính của cả nước với hai mặt hàng chiến lược là lúa gạo và thủy sản.
Cụ thể, về nông nghiệp, xác định cây lúa là cây trồng chủ lực, tiếp tục đầu tư khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, khuyến khích phát triển vùng sản xuất lúa lớn, chuyên canh (mô hình cánh đồng mẫu lớn), nhất là các địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa gạo như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. Xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, kim ngạch xuất khẩu lớn. Tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và tập trung, mở rộng khu vực nuôi trồng thủy sản trên biển, đảo, khu vực nước ngọt, nước lợ. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy hải sản khoảng 550 - 600 nghìn ha./.
Hội nghị báo cáo viên các tỉnh, thành phía Nam và các Đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 7-2012  (24/07/2012)
Hội nghị tập huấn cán bộ Mặt trận các tỉnh, thành phố năm 2012  (24/07/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các nhà lãnh đạo Campuchia  (24/07/2012)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, tặng quà các đối tượng chính sách  (24/07/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên