Kịch bản “sẵn có” cho sự can thiệp quân sự vào Xy-ri
20:58, ngày 14-05-2013
TCCSĐT - Ngay từ khi các lực lượng đối lập vũ trang nổi dậy chống Chính quyền của Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát (Bashar al-Assad), thì Mỹ và các đồng minh phương Tây đã chuẩn bị sẵn kịch bản can thiệp quân sự vào Xy-ri. Họ gieo rắc nỗi sợ hãi cho rằng, nếu kho vũ khí sinh học và hóa học ở nước này bị đưa ra sử dụng thì hậu quả sẽ khôn lường và thứ vũ khí đó cần phải được ngăn chặn bằng mọi cách.
Tạo cớ can thiệp quân sự
Suốt hai năm nay, kể từ khi các lực lượng đối lập ở Xy-ri vũ trang nổi dậy chống Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát, lãnh đạo các nước phương Tây, mà trước hết là Mỹ và Anh thường xuyên thể hiện rõ quan điểm ủng hộ phe đối lập. Phương Tây cho rằng, Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-sát là một “chế độ độc tài, quân phiệt, mất dân chủ, người dân không có quyền tự do” và “do tức nước vỡ bờ, người dân nổi dậy chống lại chính quyền”. Họ còn bày tỏ quan ngại, nếu chính quyền Đa-mát sụp đổ, kho vũ khí sinh học và hóa học lớn thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Nga) lọt vào tay các lực lượng đối lập, thì hậu quả sẽ khôn lường.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới ngày 20-8-2012, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma đã tuyên bố: “Việc sử dụng vũ khí sinh học và hóa học tại Xy-ri sẽ là “giới hạn đỏ” làm trầm trọng thêm cuộc nội chiến ở nước này. Đây là vấn đề không chỉ gây lo lắng trong nội bộ Xy-ri, mà còn là mối quan ngại của các đồng minh thân cận của chúng tôi trong khu vực, gồm cả I-xra-en. Chúng tôi không thể để xảy ra tình huống các loại vũ khí sinh học và hóa học rơi vào tay những thế lực không đúng”. Tổng thống B. Ô-ba-ma còn cảnh báo: “Chúng tôi đã liên hệ với các đồng minh trong khu vực để nói rõ, đó là “giới hạn đỏ” cho chúng tôi và sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, nếu chúng tôi thấy bất kỳ dấu hiệu nào về vũ khí hóa học”.
Quan sát chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ry (John Kerry) trong 11 ngày, từ 24-2 đến ngày 6-3-2013, lần lượt tới 9 nước: Anh, Đức, Pháp, I-ta-li-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, A-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Ca-ta và nội dung cuộc bàn thảo giữa ông với lãnh đạo các nước này có thể khẳng định, chuyến đi trên nhằm mục đích phối hợp và thống nhất lập trường của Mỹ với các đồng minh thân cận, quan trọng nhất ở châu Âu cũng như tại Trung Đông trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt là vấn đề Xy-ri. Một điểm nhấn quan trọng làm dư luận cả thế giới đặc biệt chú ý đó là cuộc gặp mặt của Ngoại trưởng Giôn Ke-ry với ông Mô-át An Kha-típ (Moaz al-Khatib), lãnh đạo phe đối lập Xy-ri, tại Rô-ma (I-ta-li-a).
Tâm điểm tất cả các cuộc thảo luận là sự thay đổi quan điểm rõ ràng hơn nữa của Oa-sinh-tơn đối với cuộc khủng hoảng tại Xy-ri. Ông G. Ke-ry đã công khai tuyên bố, Oa-sinh-tơn dự kiến cung cấp viện trợ trực tiếp cho lực lượng nổi dậy đang chiến đấu chống Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát. Sự viện trợ này không bao gồm cung cấp các vũ khí hạng nặng, tiên tiến, hiện đại, nhưng rõ ràng quan điểm của Mỹ đang chuyển hướng sang hỗ trợ quân sự cho phe nổi dậy tại Xy-ri. Điều này hoàn toàn khác với những gì mà Oa-sinh-tơn đã thể hiện trong thời gian qua.
Mặt khác, chuyến công du 11 nước vừa qua của Ngoại trưởng Giôn Ke-ry đã chứng tỏ rằng, Mỹ sẽ không “đứng mũi chịu sào” về những biến động chính trị ở châu Âu và Trung Đông. Chắc chắn, ba nước tại khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út, Ca-ta đang đóng vai trò quan trọng và nổi bật trong vấn đề Xy-ri. Thực tế ba nước này đang cố gắng thuyết phục Mỹ đồng ý hỗ trợ quân sự cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri. Chuyến đi này cũng cho thấy, Mỹ và đồng minh châu Âu đều có quan điểm thống nhất về vấn đề Xy-ri.
Không đầy 2 tuần sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Giôn Ke-ry, tại thị trấn A-lép-pô (Aleppo), thuộc khu vực Khan An A-xan (Khan al-Asal), đã xảy ra vụ tấn công "động trời". Tên lửa rơi ngay cạnh một doanh trại quân đội của chính phủ làm 26 người chết, trong đó có 11 quân nhân và 86 người khác bị thương. Đây được cho là vụ tấn công có dấu hiệu của vũ khí hóa học. Phía Chính phủ Xy-ri thì cho rằng, các lực lượng nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học nhằm tạo ra “cái cớ” lôi kéo phương Tây vào Xy-ri; trong khi quân nổi dậy lại tố cáo quân Chính phủ sử dụng vũ khí hóa học để xua đuổi, tiêu diệt các chiến binh quân nổi dậy. Trong khi cả hai phía, quân chính phủ và quân nổi dậy đổ lỗi cho nhau, Chính phủ Xy-ri đã chính thức yêu cầu Liên hợp quốc cử “Đội kỹ thuật” đến khảo sát và điều tra tại chỗ về vụ tấn công này. Thế nhưng, Liên hợp quốc lại không chỉ muốn điều tra ở khu vực Khan An A-xan, mà còn mở rộng sang cả một số vùng khác nữa. Và đương nhiên, Đa-mát đã từ chối vì như vậy là xâm phạm chủ quyền của Xy-ri.
Trong khi đó, báo chí phương Tây đua nhau tung các tin nóng, giật tít, in đậm các tiêu đề theo kiểu các nhà khoa học Anh tìm thấy bằng chứng về việc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Xy-ri. Tờ Thời báo (Anh) ra ngày 13-4 cho biết, nước này đã “bí mật” lấy mẫu đất về kiểm tra cho thấy bằng chứng pháp lý đầu tiên của việc sử dụng vũ khí hóa học ở Xy-ri. Tờ Điện tín (Anh) cùng ra ngày 13-4 cho rằng, nếu các xét nghiệm mới chứng minh được quân chính phủ đã sử dụng vũ khí đó, thì áp lực khiến phương Tây tiến hành can thiệp quân sự, hay ít nhất là bắt đầu cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy ở Xy-ri sẽ càng tăng mạnh.
Rõ ràng, câu chuyện này chính là cái cớ mà Mỹ, Anh và các nước phương Tây khác đã chuẩn bị sẵn để biện minh cho sự can thiệp quân sự của họ vào Xy-ri, có thể diễn ra trong một tương lai gần.
Điều này còn được thể hiện rõ trong tuyên bố mới đây của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma rằng: việc Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-sát sử dụng vũ khí hóa học bị coi là vượt qua “giới hạn đỏ”. Bất kỳ động thái sử dụng vũ khí hóa học nào cũng sẽ là một “thứ làm thay đổi cuộc chơi” cơ bản trong hành động của thế giới đối với cuộc khủng hoảng ở Xy-ri. Một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ còn thẳng thừng tuyên bố rằng, nhiều nước NATO đang lên kế hoạch khẩn cấp nhằm chuẩn bị cho khả năng thực hiện một chiến dịch quân sự trực tiếp tại Xy-ri. Trong số các lựa chọn có việc sử dụng máy bay để thiết lập vùng cấm bay, cung cấp sự giúp đỡ về mặt quân sự cho phe nổi dậy, hay áp đặt các lệnh cấm vận vũ khí.
Thế giới tiếp tục chia rẽ về cuộc khủng hoảng Xy-ri
Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế, thậm chí mỗi tập đoàn tư bản đều xuất phát từ những lợi ích của mình để nhìn nhận, đánh giá và xác định thái độ ứng xử đối với cuộc khủng hoảng tại Xy-ri. Nước Mỹ và các đồng minh phương Tây lâu nay vốn ủng hộ các thế lực đối lập, rõ ràng muốn can thiệp quân sự nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Ba-xa An Át-sát, tạo ra một thể chế mới ở Xy-ri "ngoan ngoãn" làm theo “chiếc gậy chỉ huy” của Oa-sinh-tơn.
Mặc dù Chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chưa trực tiếp cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy ở Xy-ri, nhưng theo tiết lộ của tờ Thời báo Niu Oóc (Mỹ), gần đây Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã liên tục thực hiện các chuyến không vận bí mật nhằm hỗ trợ cho các nước A-rập và Thổ Nhĩ Kỳ, gia tăng viện trợ quân sự cho phe đối lập ở Xy-ri. Còn NATO, cho dù đến nay chưa có ý định can thiệp quân sự vào Xy-ri, nhưng một vài quốc gia thành viên như Anh, Pháp, I-ta-li-a… đã từng lên tiếng vận động cung cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy ở nước này. Trong khi đó đô đốc Giêm Xtáp-rai-đi (James Stavridis), Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy tối cao NATO tại châu Âu, thì thúc giục Mỹ và các đồng minh NATO khẩn cấp lên kế hoạch để sẵn sàng can thiệp quân sự vào Xy-ri khi được Liên hợp quốc và các nước thành viên yêu cầu. Rõ ràng họ đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án nhằm hạ bệ chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-sát.
Các nước thuộc thế giới A-rập, đặc biệt tầng lớp lãnh đạo các nước này lâu nay có nhiều lợi ích gắn bó với Mỹ và phương Tây, cũng khó có thể cưỡng lại ý đồ và kế hoạch hành động của Oa-sinh-tơn. Việc thông qua Nghị quyết của Liên đoàn A-rập (AL) tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên, bế mạc ngày 26-3-2013 tại Đô-ha (Ca-ta), đã tạo ra một bước nguy hiểm mới cho cuộc khủng hoảng ở Xy-ri. Tại cuộc gặp đó, 15 nước thành viên AL đã thông qua Nghị quyết công nhận vai trò “thành viên hợp pháp” của Liên minh Dân tộc đối lập Xy-ri (SNC), đại diện cho Xy-ri tại AL và trong các tổ chức thuộc Khối, cho đến khi quốc gia Trung Đông này tiến hành các cuộc bầu cử, mở đường cho việc thành lập một chính phủ mới.
Mặc dù Nghị quyết đó nhấn mạnh sẽ ưu tiên các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Xy-ri, nhưng lại khẳng định “quyền của mọi quốc gia thành viên được cung cấp tất cả các hình thức tự vệ, kể cả quân sự, để hỗ trợ cuộc kháng chiến của nhân dân Xy-ri và quân đội Xy-ri tự do”. Dư luận nhiều nước trên thế giới coi đây là tín hiệu “bật đèn xanh” của AL về một giải pháp quân sự nhằm sớm chấm dứt xung đột, thay vì đàm phán hòa bình tại Xy-ri.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cho biết, Liên hợp quốc sẽ khởi động một cuộc điều tra xem liệu vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Xy-ry hay không như chính quyền Xy-ri và các lực lượng đối lập cáo buộc lẫn nhau. Lần này, có vẻ như Liên hợp quốc không muốn bị Mỹ qua mặt như hồi đầu năm 2003, khi họ đã đơn phương tấn công I-rắc cũng với cáo buộc I-rắc sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tổng Thư ký Ban Ki-mun kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới phải nhanh chóng hành động để ngăn chặn nguy cơ Xy-ri bị “hủy diệt hoàn toàn” trong bối cảnh cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này đã bước sang năm thứ ba. Giới phân tích nhận định, nhìn về tương lai, hiện chưa thấy hé lộ chút hy vọng nào cho Xy-ri, mà trái lại, quyết định của AL đã và đang khiến tương lai giải quyết cuộc khủng hoảng tại Xy-ri càng trở nên mịt mờ hơn.
Rõ ràng, Anh, Pháp, Mỹ rất muốn có một kết luận điều tra cáo buộc Chính phủ Xy-ri đã sử dụng vũ khí hóa học để tạo tiền đề cho một cuộc can thiệp quân sự. Ngược lại, nếu cuộc điều tra Liên hợp quốc cho thấy rằng quân đối lập sử dụng vũ khí hóa học thì phương Tây cũng sẽ lập luận rằng đã đến lúc Tổng thống Xy-ri Ba-sa An Át-sát phải ra đi vì ông không còn khả năng kiểm soát kho vũ khí hóa học. Đó sẽ là cái cớ để phương Tây can thiệp quân sự vào Xy-ri nhằm bảo đảm an toàn kho vũ khí hóa học của nước này.
Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh đều kiên quyết phản đối việc can thiệp quân sự vào Xy-ri; kêu gọi các bên tại Xy-ri sớm chấm dứt tình trạng bạo lực và bắt đầu cuộc đàm phán hòa bình. Mát-xcơ-va cảnh báo bất cứ hành động can thiệp quân sự nào vào Xy-ri sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ, tình trạng đổ máu tại Xy-ri sẽ tiếp tục kéo dài, kích động các tổ chức Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là mạng lưới khủng bố quốc tế An Kê-đa. Nước Nga khẳng định lập trường trước sau như một, phản đối mọi hành động nhằm thay đổi thể chế tại Xy-ri và hối thúc đối thoại giữa chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-sát với các lực lượng đối lập.
Đề cập tới Hội nghị nhóm “Những người bạn của Xy-ri” được tổ chức tại I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vrốp (Sergei Lavrov) cảnh báo các nước phương Tây và A-rập ủng hộ phe đối lập tại Xy-ri đang làm xói mòn tiến trình đối thoại. Theo ông X. La-vrốp, cơ chế này đang tác động tiêu cực tới những quyết định của Liên hợp quốc, trong đó có thỏa thuận đạt được năm 2012 nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Xy-ri thông qua đối thoại giữa tất cả các phe phái.
Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-sát trả lời phỏng vấn trên Đài truyền hình ngày 17-4, nhân kỷ niệm Quốc khánh, đã tuyên bố rằng: “Xy-ri đang đứng trước một âm mưu xâm chiếm thuộc địa bằng mọi cách và nhiều con đường khác nhau của các thế lực bên ngoài”. Theo lời ông B.Át-sát, tất cả những gì đang diễn ra tại Xy-ri là một “cuộc chiến tranh” theo mọi nghĩa của từ này, song vẫn còn cơ hội cho đối thoại với phe đối lập. Ông cũng tố cáo phương Tây đang hậu thuẫn cho mạng lưới khủng bố An Kê-đa tại Xy-ri, đồng thời cho rằng họ sẽ phải trả giá vì điều đó giống như những gì họ đã làm ở Áp-ga-ni-xtan.
Câu chuyện tìm được những dấu hiệu đầu tiên về việc sử dụng vũ khí hóa học trên lãnh thổ Xy-ri, điều mà Oa-sinh-tơn coi là “giới hạn đỏ” để phương Tây can thiệp quân sự vào nước này, cho đến nay còn chưa ngã ngũ. Nhưng cứ theo lập luận của Mỹ, thì dù quân chính phủ hay các lực lượng nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học, thì Tổng thống Ba-xa An Át-sát đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Còn nếu như vũ khí hóa học chỉ là câu chuyện bịa đặt, thì người trả giá vẫn sẽ chỉ có những người dân thường và ở đây chính là nhân dân Xy-ri phải gánh chịu hậu họa.
Đất nước Xy-ri đã phải oằn mình chịu đựng cuộc nội chiến đẫm máu và ác liệt kéo dài suốt hơn 2 năm qua. Hơn 70.000 người đã thiệt mạng, hàng chục nghìn người khác phải chịu thương tật suốt đời, hơn 1 triệu người phải di cư ra nước ngoài sống tị nạn và 2,5 triệu người mất nhà cửa, sống lay lắt trên khắp các vùng miền của đất nước; gần 2.600 trường học bị thiệt hại nghiêm trọng, không thể tiếp tục hoạt động dạy và học, gần 2.000 ngôi trường khác trở thành nơi sinh sống tập thể của những người mất nhà cửa. Hàng trăm bệnh viện cũng đã sập sệ, trang thiết bị y tế bị tàn phá không còn có thể chữa bệnh. Cuộc nội chiến đang tiếp tục leo thang và có thể lại như I-rắc hiện nay, sau 10 năm chiến tranh vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng bất ổn./.
Suốt hai năm nay, kể từ khi các lực lượng đối lập ở Xy-ri vũ trang nổi dậy chống Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát, lãnh đạo các nước phương Tây, mà trước hết là Mỹ và Anh thường xuyên thể hiện rõ quan điểm ủng hộ phe đối lập. Phương Tây cho rằng, Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-sát là một “chế độ độc tài, quân phiệt, mất dân chủ, người dân không có quyền tự do” và “do tức nước vỡ bờ, người dân nổi dậy chống lại chính quyền”. Họ còn bày tỏ quan ngại, nếu chính quyền Đa-mát sụp đổ, kho vũ khí sinh học và hóa học lớn thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Nga) lọt vào tay các lực lượng đối lập, thì hậu quả sẽ khôn lường.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới ngày 20-8-2012, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma đã tuyên bố: “Việc sử dụng vũ khí sinh học và hóa học tại Xy-ri sẽ là “giới hạn đỏ” làm trầm trọng thêm cuộc nội chiến ở nước này. Đây là vấn đề không chỉ gây lo lắng trong nội bộ Xy-ri, mà còn là mối quan ngại của các đồng minh thân cận của chúng tôi trong khu vực, gồm cả I-xra-en. Chúng tôi không thể để xảy ra tình huống các loại vũ khí sinh học và hóa học rơi vào tay những thế lực không đúng”. Tổng thống B. Ô-ba-ma còn cảnh báo: “Chúng tôi đã liên hệ với các đồng minh trong khu vực để nói rõ, đó là “giới hạn đỏ” cho chúng tôi và sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, nếu chúng tôi thấy bất kỳ dấu hiệu nào về vũ khí hóa học”.
Quan sát chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ry (John Kerry) trong 11 ngày, từ 24-2 đến ngày 6-3-2013, lần lượt tới 9 nước: Anh, Đức, Pháp, I-ta-li-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, A-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Ca-ta và nội dung cuộc bàn thảo giữa ông với lãnh đạo các nước này có thể khẳng định, chuyến đi trên nhằm mục đích phối hợp và thống nhất lập trường của Mỹ với các đồng minh thân cận, quan trọng nhất ở châu Âu cũng như tại Trung Đông trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt là vấn đề Xy-ri. Một điểm nhấn quan trọng làm dư luận cả thế giới đặc biệt chú ý đó là cuộc gặp mặt của Ngoại trưởng Giôn Ke-ry với ông Mô-át An Kha-típ (Moaz al-Khatib), lãnh đạo phe đối lập Xy-ri, tại Rô-ma (I-ta-li-a).
Tâm điểm tất cả các cuộc thảo luận là sự thay đổi quan điểm rõ ràng hơn nữa của Oa-sinh-tơn đối với cuộc khủng hoảng tại Xy-ri. Ông G. Ke-ry đã công khai tuyên bố, Oa-sinh-tơn dự kiến cung cấp viện trợ trực tiếp cho lực lượng nổi dậy đang chiến đấu chống Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát. Sự viện trợ này không bao gồm cung cấp các vũ khí hạng nặng, tiên tiến, hiện đại, nhưng rõ ràng quan điểm của Mỹ đang chuyển hướng sang hỗ trợ quân sự cho phe nổi dậy tại Xy-ri. Điều này hoàn toàn khác với những gì mà Oa-sinh-tơn đã thể hiện trong thời gian qua.
Mặt khác, chuyến công du 11 nước vừa qua của Ngoại trưởng Giôn Ke-ry đã chứng tỏ rằng, Mỹ sẽ không “đứng mũi chịu sào” về những biến động chính trị ở châu Âu và Trung Đông. Chắc chắn, ba nước tại khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út, Ca-ta đang đóng vai trò quan trọng và nổi bật trong vấn đề Xy-ri. Thực tế ba nước này đang cố gắng thuyết phục Mỹ đồng ý hỗ trợ quân sự cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri. Chuyến đi này cũng cho thấy, Mỹ và đồng minh châu Âu đều có quan điểm thống nhất về vấn đề Xy-ri.
Không đầy 2 tuần sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Giôn Ke-ry, tại thị trấn A-lép-pô (Aleppo), thuộc khu vực Khan An A-xan (Khan al-Asal), đã xảy ra vụ tấn công "động trời". Tên lửa rơi ngay cạnh một doanh trại quân đội của chính phủ làm 26 người chết, trong đó có 11 quân nhân và 86 người khác bị thương. Đây được cho là vụ tấn công có dấu hiệu của vũ khí hóa học. Phía Chính phủ Xy-ri thì cho rằng, các lực lượng nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học nhằm tạo ra “cái cớ” lôi kéo phương Tây vào Xy-ri; trong khi quân nổi dậy lại tố cáo quân Chính phủ sử dụng vũ khí hóa học để xua đuổi, tiêu diệt các chiến binh quân nổi dậy. Trong khi cả hai phía, quân chính phủ và quân nổi dậy đổ lỗi cho nhau, Chính phủ Xy-ri đã chính thức yêu cầu Liên hợp quốc cử “Đội kỹ thuật” đến khảo sát và điều tra tại chỗ về vụ tấn công này. Thế nhưng, Liên hợp quốc lại không chỉ muốn điều tra ở khu vực Khan An A-xan, mà còn mở rộng sang cả một số vùng khác nữa. Và đương nhiên, Đa-mát đã từ chối vì như vậy là xâm phạm chủ quyền của Xy-ri.
Trong khi đó, báo chí phương Tây đua nhau tung các tin nóng, giật tít, in đậm các tiêu đề theo kiểu các nhà khoa học Anh tìm thấy bằng chứng về việc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Xy-ri. Tờ Thời báo (Anh) ra ngày 13-4 cho biết, nước này đã “bí mật” lấy mẫu đất về kiểm tra cho thấy bằng chứng pháp lý đầu tiên của việc sử dụng vũ khí hóa học ở Xy-ri. Tờ Điện tín (Anh) cùng ra ngày 13-4 cho rằng, nếu các xét nghiệm mới chứng minh được quân chính phủ đã sử dụng vũ khí đó, thì áp lực khiến phương Tây tiến hành can thiệp quân sự, hay ít nhất là bắt đầu cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy ở Xy-ri sẽ càng tăng mạnh.
Rõ ràng, câu chuyện này chính là cái cớ mà Mỹ, Anh và các nước phương Tây khác đã chuẩn bị sẵn để biện minh cho sự can thiệp quân sự của họ vào Xy-ri, có thể diễn ra trong một tương lai gần.
Điều này còn được thể hiện rõ trong tuyên bố mới đây của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma rằng: việc Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-sát sử dụng vũ khí hóa học bị coi là vượt qua “giới hạn đỏ”. Bất kỳ động thái sử dụng vũ khí hóa học nào cũng sẽ là một “thứ làm thay đổi cuộc chơi” cơ bản trong hành động của thế giới đối với cuộc khủng hoảng ở Xy-ri. Một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ còn thẳng thừng tuyên bố rằng, nhiều nước NATO đang lên kế hoạch khẩn cấp nhằm chuẩn bị cho khả năng thực hiện một chiến dịch quân sự trực tiếp tại Xy-ri. Trong số các lựa chọn có việc sử dụng máy bay để thiết lập vùng cấm bay, cung cấp sự giúp đỡ về mặt quân sự cho phe nổi dậy, hay áp đặt các lệnh cấm vận vũ khí.
Thế giới tiếp tục chia rẽ về cuộc khủng hoảng Xy-ri
Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế, thậm chí mỗi tập đoàn tư bản đều xuất phát từ những lợi ích của mình để nhìn nhận, đánh giá và xác định thái độ ứng xử đối với cuộc khủng hoảng tại Xy-ri. Nước Mỹ và các đồng minh phương Tây lâu nay vốn ủng hộ các thế lực đối lập, rõ ràng muốn can thiệp quân sự nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Ba-xa An Át-sát, tạo ra một thể chế mới ở Xy-ri "ngoan ngoãn" làm theo “chiếc gậy chỉ huy” của Oa-sinh-tơn.
Mặc dù Chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chưa trực tiếp cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy ở Xy-ri, nhưng theo tiết lộ của tờ Thời báo Niu Oóc (Mỹ), gần đây Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã liên tục thực hiện các chuyến không vận bí mật nhằm hỗ trợ cho các nước A-rập và Thổ Nhĩ Kỳ, gia tăng viện trợ quân sự cho phe đối lập ở Xy-ri. Còn NATO, cho dù đến nay chưa có ý định can thiệp quân sự vào Xy-ri, nhưng một vài quốc gia thành viên như Anh, Pháp, I-ta-li-a… đã từng lên tiếng vận động cung cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy ở nước này. Trong khi đó đô đốc Giêm Xtáp-rai-đi (James Stavridis), Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy tối cao NATO tại châu Âu, thì thúc giục Mỹ và các đồng minh NATO khẩn cấp lên kế hoạch để sẵn sàng can thiệp quân sự vào Xy-ri khi được Liên hợp quốc và các nước thành viên yêu cầu. Rõ ràng họ đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án nhằm hạ bệ chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-sát.
Các nước thuộc thế giới A-rập, đặc biệt tầng lớp lãnh đạo các nước này lâu nay có nhiều lợi ích gắn bó với Mỹ và phương Tây, cũng khó có thể cưỡng lại ý đồ và kế hoạch hành động của Oa-sinh-tơn. Việc thông qua Nghị quyết của Liên đoàn A-rập (AL) tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên, bế mạc ngày 26-3-2013 tại Đô-ha (Ca-ta), đã tạo ra một bước nguy hiểm mới cho cuộc khủng hoảng ở Xy-ri. Tại cuộc gặp đó, 15 nước thành viên AL đã thông qua Nghị quyết công nhận vai trò “thành viên hợp pháp” của Liên minh Dân tộc đối lập Xy-ri (SNC), đại diện cho Xy-ri tại AL và trong các tổ chức thuộc Khối, cho đến khi quốc gia Trung Đông này tiến hành các cuộc bầu cử, mở đường cho việc thành lập một chính phủ mới.
Mặc dù Nghị quyết đó nhấn mạnh sẽ ưu tiên các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Xy-ri, nhưng lại khẳng định “quyền của mọi quốc gia thành viên được cung cấp tất cả các hình thức tự vệ, kể cả quân sự, để hỗ trợ cuộc kháng chiến của nhân dân Xy-ri và quân đội Xy-ri tự do”. Dư luận nhiều nước trên thế giới coi đây là tín hiệu “bật đèn xanh” của AL về một giải pháp quân sự nhằm sớm chấm dứt xung đột, thay vì đàm phán hòa bình tại Xy-ri.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cho biết, Liên hợp quốc sẽ khởi động một cuộc điều tra xem liệu vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Xy-ry hay không như chính quyền Xy-ri và các lực lượng đối lập cáo buộc lẫn nhau. Lần này, có vẻ như Liên hợp quốc không muốn bị Mỹ qua mặt như hồi đầu năm 2003, khi họ đã đơn phương tấn công I-rắc cũng với cáo buộc I-rắc sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tổng Thư ký Ban Ki-mun kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới phải nhanh chóng hành động để ngăn chặn nguy cơ Xy-ri bị “hủy diệt hoàn toàn” trong bối cảnh cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này đã bước sang năm thứ ba. Giới phân tích nhận định, nhìn về tương lai, hiện chưa thấy hé lộ chút hy vọng nào cho Xy-ri, mà trái lại, quyết định của AL đã và đang khiến tương lai giải quyết cuộc khủng hoảng tại Xy-ri càng trở nên mịt mờ hơn.
Rõ ràng, Anh, Pháp, Mỹ rất muốn có một kết luận điều tra cáo buộc Chính phủ Xy-ri đã sử dụng vũ khí hóa học để tạo tiền đề cho một cuộc can thiệp quân sự. Ngược lại, nếu cuộc điều tra Liên hợp quốc cho thấy rằng quân đối lập sử dụng vũ khí hóa học thì phương Tây cũng sẽ lập luận rằng đã đến lúc Tổng thống Xy-ri Ba-sa An Át-sát phải ra đi vì ông không còn khả năng kiểm soát kho vũ khí hóa học. Đó sẽ là cái cớ để phương Tây can thiệp quân sự vào Xy-ri nhằm bảo đảm an toàn kho vũ khí hóa học của nước này.
Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh đều kiên quyết phản đối việc can thiệp quân sự vào Xy-ri; kêu gọi các bên tại Xy-ri sớm chấm dứt tình trạng bạo lực và bắt đầu cuộc đàm phán hòa bình. Mát-xcơ-va cảnh báo bất cứ hành động can thiệp quân sự nào vào Xy-ri sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ, tình trạng đổ máu tại Xy-ri sẽ tiếp tục kéo dài, kích động các tổ chức Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là mạng lưới khủng bố quốc tế An Kê-đa. Nước Nga khẳng định lập trường trước sau như một, phản đối mọi hành động nhằm thay đổi thể chế tại Xy-ri và hối thúc đối thoại giữa chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-sát với các lực lượng đối lập.
Đề cập tới Hội nghị nhóm “Những người bạn của Xy-ri” được tổ chức tại I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vrốp (Sergei Lavrov) cảnh báo các nước phương Tây và A-rập ủng hộ phe đối lập tại Xy-ri đang làm xói mòn tiến trình đối thoại. Theo ông X. La-vrốp, cơ chế này đang tác động tiêu cực tới những quyết định của Liên hợp quốc, trong đó có thỏa thuận đạt được năm 2012 nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Xy-ri thông qua đối thoại giữa tất cả các phe phái.
Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-sát trả lời phỏng vấn trên Đài truyền hình ngày 17-4, nhân kỷ niệm Quốc khánh, đã tuyên bố rằng: “Xy-ri đang đứng trước một âm mưu xâm chiếm thuộc địa bằng mọi cách và nhiều con đường khác nhau của các thế lực bên ngoài”. Theo lời ông B.Át-sát, tất cả những gì đang diễn ra tại Xy-ri là một “cuộc chiến tranh” theo mọi nghĩa của từ này, song vẫn còn cơ hội cho đối thoại với phe đối lập. Ông cũng tố cáo phương Tây đang hậu thuẫn cho mạng lưới khủng bố An Kê-đa tại Xy-ri, đồng thời cho rằng họ sẽ phải trả giá vì điều đó giống như những gì họ đã làm ở Áp-ga-ni-xtan.
Câu chuyện tìm được những dấu hiệu đầu tiên về việc sử dụng vũ khí hóa học trên lãnh thổ Xy-ri, điều mà Oa-sinh-tơn coi là “giới hạn đỏ” để phương Tây can thiệp quân sự vào nước này, cho đến nay còn chưa ngã ngũ. Nhưng cứ theo lập luận của Mỹ, thì dù quân chính phủ hay các lực lượng nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học, thì Tổng thống Ba-xa An Át-sát đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Còn nếu như vũ khí hóa học chỉ là câu chuyện bịa đặt, thì người trả giá vẫn sẽ chỉ có những người dân thường và ở đây chính là nhân dân Xy-ri phải gánh chịu hậu họa.
Đất nước Xy-ri đã phải oằn mình chịu đựng cuộc nội chiến đẫm máu và ác liệt kéo dài suốt hơn 2 năm qua. Hơn 70.000 người đã thiệt mạng, hàng chục nghìn người khác phải chịu thương tật suốt đời, hơn 1 triệu người phải di cư ra nước ngoài sống tị nạn và 2,5 triệu người mất nhà cửa, sống lay lắt trên khắp các vùng miền của đất nước; gần 2.600 trường học bị thiệt hại nghiêm trọng, không thể tiếp tục hoạt động dạy và học, gần 2.000 ngôi trường khác trở thành nơi sinh sống tập thể của những người mất nhà cửa. Hàng trăm bệnh viện cũng đã sập sệ, trang thiết bị y tế bị tàn phá không còn có thể chữa bệnh. Cuộc nội chiến đang tiếp tục leo thang và có thể lại như I-rắc hiện nay, sau 10 năm chiến tranh vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng bất ổn./.
Một số ý kiến về chế định quyền an sinh xã hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (14/05/2013)
Tiêm vắc-xin không đủ liều - trẻ có nguy cơ mắc các dịch bệnh nguy hiểm  (14/05/2013)
Nợ công của nhóm PIIGS: Những điểm tương đồng và khác biệt  (14/05/2013)
Đà Lạt: Bế mạc Hội nghị lần thứ 5 Nhóm Tư vấn AIPA  (14/05/2013)
Hà Nội: Thí điểm thi tuyển lãnh đạo  (13/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay