Tiêm vắc-xin không đủ liều - trẻ có nguy cơ mắc các dịch bệnh nguy hiểm
Bắt quả tang tiêm thiếu vắc-xin cho trẻ
Thời gian vừa qua, báo chí đã đưa tin, vào hồi 9h ngày 19-4, anh Dương Thái Lam, bố của cháu Dương Kiều Phong (sinh 4-12-2012) đã phản ánh việc cho con đến địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh để tiêm vắc-xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1) mũi 3 và uống Rotateq (phòng bệnh tiêu chảy do Rota vi-rút) với giá 1.185.000 đồng qua điện thoại với ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội.
Anh Lam phát hiện thấy nhân viên y tế bóc vắc-xin ra, bơm nước cất vào rồi rút thuốc ra. Lọ thuốc sau khi được rút ra không bị vứt vào xô có túi nylon màu đen đựng vỏ lọ để gần đó mà cho vào hộp carton đựng phiếu tiêm.
Sau khi chờ cho con uống xong Rotateq, anh Lam đã hỏi nhân viên y tế đã tiêm cho con anh là Bùi Thị Phương Hoa về việc lọ đựng vắc-xin của con anh không vứt xuống túi nylon đen mà lại để vào ticke thì nhân viên này quanh co.
Anh Lam đã giữ được lọ vắc-xin nhân viên y tế vừa dùng cho con anh và phát hiện thêm 2 lọ khác cũng có lượng thuốc còn lại khoảng 1/3 như lọ dùng để tiêm cho con anh. Với bằng chứng 3 lọ vắc-xin có lượng thuốc, anh Lam đã lập tức gọi điện cho các cơ quan chức năng đến và lập biên bản sự việc.
Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội: Không bao che sai phạm
Trước sự việc nêu trên, chiều 9-5, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã tổ chức họp báo về việc có hay không tình trạng ăn bớt vắc-xin tại phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
Tại buổi họp báo, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, sai sót xảy ra vào ngày 19-4 là có thật. “Chúng tôi hoàn toàn nghiêm túc tiếp thu ý kiến của gia đình và hoàn toàn chịu trách nhiệm để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho cháu bé. Nghiêm túc xử lý các nhân viên có vi phạm thiếu sót đã xảy ra. Tuy nhiên, đề nghị báo chí đưa tin một cách có thiện chí để người dân không hoang mang, ảnh hưởng đến tiêm chủng phòng bệnh cho các cháu” - ông Cảm nhấn mạnh.
Nhân viên y tế Bùi Thị Phương Hoa thừa nhận là có thể lấy thiếu vắc-xin trong lọ khi tiêm cho cháu bé. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm đã yêu cầu chị Hoa viết bản kiểm điểm làm rõ sự việc. Hiện tại, chị Hoa không được tham gia hoạt động tiêm chủng nữa.
Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết thêm: Hội đồng kỷ luật của Trung tâm sẽ họp và xem xét mức độ vi phạm của chị Hoa để có biện pháp xử lý nghiêm túc. Chúng tôi quyết không bao che cho hành vi sai trái. Chúng tôi cũng đã cho rà soát lại toàn bộ quy trình tiêm chủng để xác định hành vi này là hiện tượng hay mang tính hệ thống.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Nhật Cảm cho rằng, với quy trình tiêm chủng mà Trung tâm đã đặt ra, việc tái sử dụng vắc-xin còn lại trong lọ là khó có khả năng thực hiện.
Sở Y tế Hà Nội đã họp với các trung tâm y tế quận, huyện, yêu cầu rà soát chấn chỉnh công tác tiêm chủng.
Tiêm thiếu vắc-xin, trẻ không được bảo vệ đầy đủ
Phó Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết, việc tiêm vắc-xin không đủ liều lượng sẽ không đủ lượng kháng nguyên để kích thích cơ thể tạo miễn dịch đầy đủ. Điều này cũng giống như việc không tiêm nhắc lại thì không có tác dụng, dù có miễn dịch nhưng không đủ để bảo vệ.
“Nếu số vắc-xin thừa trong lọ lại được tái sử dụng để tiêm cho trẻ khác thì rất nguy hiểm. Vắc-xin vốn bảo quản trong dây chuyền lạnh, nếu để ngoài môi trường sẽ hỏng, vô tác dụng”, Phó Giáo sư Dũng nói.
Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia khác về vắc-xin tại Hà Nội cho rằng, việc tiêm không đủ liều lượng thì chắc chắn chưa đáp ứng đầy đủ miễn dịch, có trường hợp đáp ứng sẽ giảm rất nhanh. Theo quy định phải tiêm 3 liều mới có miễn dịch hoàn chỉnh, tiêm chưa đầy đủ chắc chắn miễn dịch sẽ giảm. Vấn đề giảm bao nhiêu % thì không ai nói được mà cần nghiên cứu kỹ, nó không tỷ lệ thuận với lượng vắc-xin được tiêm.
Trước ý kiến cho rằng cần tiêm bù cho trẻ bị “ăn bớt” vắc-xin, vị chuyên gia này cho rằng, mọi vắc-xin khi đưa vào cơ thể đều theo quy trình rất nghiêm ngặt. Phác đồ đưa ra liều lượng một lần tiêm, khoảng cách giữa các lần tiêm, tiêm bao nhiêu mũi... đều phải được đánh giá rất kỹ. Vì thế, việc tiêm thêm vắc-xin bù chưa thể nói là tốt hay không vì cần phải đánh giá, nghiên cứu bài bản.
“Ai nói tiêm thêm sẽ tốt hơn là không phải, ngược lại chưa chắc đã tốt, đã hiệu quả. Chỉ đơn giản số lần tiêm cũng đã chỉ định nghiêm ngặt chứ chưa nói đến liều lượng. Nhà sản xuất kết luận là tiêm 0,5ml thì phải chích 0,5ml mới đạt hiệu quả, còn ít hay nhiều hơn thì chưa thể kết luận được”, vị chuyên gia này lý giải.
Cũng theo chuyên gia này: “Nếu thực sự có chuyện “ăn bớt” vắc-xin thì một cá nhân không thể làm được, mà phải tập thể, có chủ trương hẳn hoi. Nếu có chủ trương thì mấy trăm cán bộ làm ở đấy sẽ lộ ra ngay”.
Trong khi đó, một bác sĩ giàu kinh nghiệm của Hà Nội (giấu tên) khẳng định: “Có thể nhân viên tiêm ngừa hôm đó đã cố tình, bởi không thể có chuyện thuốc 0,5ml lại chỉ tiêm cho trẻ 0,3ml. Về nguyên tắc tiêm thuốc là phải đủ liều. Nhân viên y tế nào cũng biết điều này. Không ai lại tiêm không đủ liều cả. Việc dùng xi-lanh rút thuốc ra khỏi lọ không khó, người làm lâu năm đều thành thạo việc này. Tiêm thiếu thuốc là vô nhân tính, không có đạo đức. Ngành y tế cần kiểm tra lại chặt chẽ quy trình tiêm chủng”.
GS, TS. Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm vắc-xin và sinh phẩm quốc gia khuyến cáo, thông thường trước khi được tiêm đại trà cho người, vắc-xin đã được thử nghiệm trên động vật và người tình nguyện. Do đó, phải tiêm đủ liều cho trẻ mới tạo được kháng thể miễn dịch, nếu tiêm thiếu vắc-xin, trẻ có nguy cơ mắc các dịch bệnh nguy hiểm.
Làm rõ trách nhiệm vụ tiêm vắc- xin không đủ liều
Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có công văn chỉ đạo xử lý sai sót trong tiêm chủng tại đây, đồng thời yêu cầu tiến hành ngay việc rà soát, kiểm tra toàn bộ hoạt động tiêm chủng trên địa bàn Thành phố.
Công văn nêu rõ, việc nhân viên y tế thực hiện không đúng quy trình và tiêm không đủ liều vắc-xin cho trẻ là việc làm thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêm chủng của ngành y tế Thành phố. Đây là vụ việc dư luận rất quan tâm và cần xử lý nghiêm minh những cá nhân liên quan đến sai phạm.
Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu Sở Y tế Hà Nội và các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, xem xét, kết luận, xử lý nghiêm minh vụ việc; báo cáo Thường trực Thành ủy.
Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiến hành ngay việc rà soát, kiểm tra toàn bộ hoạt động tiêm chủng trên địa bàn Thành phố. Tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát để bảo đảm thực hiện nghiêm túc quy trình về quản lý, sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị theo đúng quy định.
Đồng thời, Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí Thành phố thông tin kịp thời về việc xử lý vụ việc này, nhằm đề cao kỷ cương, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các ngành, các cấp; động viên kịp thời các tập thể, cá nhân y, bác sĩ có thành tích trong công tác khám, chữa bệnh.
Hiện tại, vào đầu mỗi ngày, trung tâm tiêm chủng đều kiểm kê số vắc-xin phát ra, cuối ngày thống kê số đã dùng, số còn lại, số trẻ tiêm, số tiền, số ticke phát. Sau đó bộ phận khác kiểm tra lại thấy khớp thì sẽ bàn giao, tất cả ghi vào biên bản. Các vỏ lọ thuốc tiêm đều cho vào túi, lưu giữ trong vòng 14 ngày, ngày thứ 15 mới được hủy. Mỗi trẻ là một vỏ lọ vắc-xin. Sau khi tiêm, người dân được cầm vỏ hộp, còn vỏ lọ có thể yêu cầu được xem nhưng không được cầm về vì phải lưu.
“Vắc-xin tiêm cho trẻ được bảo quản theo dây chuyền lạnh ở nhiệt độ 2-8oC, về nguyên tắc lọ vắc-xin đã mở không được phép tiêm cho trẻ khác. Do chưa xảy ra trường hợp này nên tôi không thể đánh giá được chính xác mức độ tác hại là thế nào. Tuy nhiên, với quy trình tiêm chủng như hiện nay tôi khẳng định việc tái sử dụng vắc-xin thừa cho trẻ khác là rất khó xảy ra”, ông Nguyễn Nhật Cảm nói.
Tại phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh chiều 9-5, quy trình tiêm được thực hiện như sau: Trẻ được đo nhiệt độ và tư vấn tại bàn trước cửa phòng tiêm - người nhà vào đăng ký mũi tiêm rồi nộp tiền, nhận phiếu và chờ đến lượt - Khi gọi đến tên, người nhà bế bé vào khu vực tiêm - Nhân viên đưa cho người nhà xem hộp đựng thuốc, lấy lọ thuốc ra, dùng xi-lanh rút thuốc từ trong lọ, tiêm cho trẻ, vứt vỏ lọ thuốc vào thùng rác - Nhân viên đưa vỏ hộp thuốc cho khách hàng.
Quy trình này tương tự như ở các điểm tiêm chủng khác, như tại phòng tiêm chủng quốc tế Trần Bình (Hà Hội). Trong vụ việc tiêm thiếu xảy ra hôm 19-4 tại Trung tâm 70 Nguyễn Chí Thanh, bố cháu bé bị tiêm thiếu đã quan sát thấy người tiêm không vứt vỏ lọ thuốc vào thùng rác, mà bỏ vào chiếc hộp đựng ticke trên bàn.
Theo ông Cảm, nếu có thắc mắc, người dân có thể gọi điện theo 3 số điện thoại cũ được dán tại phòng tiêm chủng của trung tâm và trên sổ tiêm chủng, hoặc gọi theo số mới 043.9035688. Người dân cũng có thể gọi theo số điện thoại nóng 0913513616 (cho ông Cảm), 0915421888 (ông Hùng, Trưởng phòng Truyền nhiễm, vắc-xin). Trung tâm cũng đã tăng cường thêm 3 bác sĩ tại mỗi phòng tiêm để làm nhiệm vụ trực điện thoại, tư vấn cho khách hàng./. |
Nợ công của nhóm PIIGS: Những điểm tương đồng và khác biệt  (14/05/2013)
Đà Lạt: Bế mạc Hội nghị lần thứ 5 Nhóm Tư vấn AIPA  (14/05/2013)
Hà Nội: Thí điểm thi tuyển lãnh đạo  (13/05/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri  (13/05/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu ưu tú dự Đại hội Công đoàn Quân đội lần thứ VIII  (13/05/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Liên bang Nga  (13/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay