Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Liên bang Nga
Đây là chiếc đầu tiên trong hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm lớp Kilo được ký kết trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2009. Bên cạnh việc đóng tàu, hợp đồng còn bao gồm cả việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và cung cấp các thiết bị, vật tư kỹ thuật cần thiết.
Tàu ngầm Kilo 636 mang tên Hà Nội được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St. Petersburg và đang trong quá trình thử nghiệm trên biển ở gần cảng Svetlyi, thuộc Kaliningrad và đã thực hiện thành công 23 cuộc lặn kể từ thời điểm thử nghiệm.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m và có tầm hoạt động 6.000-7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người… Tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên boong Tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP |
Ân cần thăm hỏi sức khỏe, tình hình học tập, sinh hoạt của các thủy thủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân rất tin tưởng vào thế hệ các cán bộ, chiến sĩ tàu ngầm của hải quân nhân dân Việt Nam, mong muốn các cán bộ, chiến sĩ phát huy tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo, vượt khó, nhanh chóng nắm bắt các kiến thức khoa học quân sự hiện đại để có thể làm chủ tàu ngầm sau khi được chuyển giao cho phía Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, đất nước đang trong hòa bình, song nhiệm vụ xây dựng quốc phòng vẫn hết sức quan trọng. Do vậy, quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, lực lượng hải quân nói riêng cần thực hiện nhiều giải pháp sát thực nhằm xây dựng lực lượng thực sự cách mạng, chính quy, hiện đại, đủ khả năng để tự vệ, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc. Đảng, Nhà nước sẽ luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ; bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội yên tâm công tác, huấn luyện và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thay mặt kíp tàu, Thuyền trưởng, thiếu tá Nguyễn Văn Quán đã báo cáo ngắn gọn với Thủ tướng tình hình học tập và rèn luyện của các sĩ quan Việt Nam. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Quán thay mặt anh em cán bộ chiến sĩ cảm ơn sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với kíp tàu ngầm Hà Nội nói riêng và quân chủng hải quân nói chung, hứa với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục rèn luyện học hỏi để có thể nhanh chóng nắm bắt được công nghệ quân sự hiện đại, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó.
Gặp gỡ với báo chí tại Kaliningrad, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự vui mừng được tới thăm thành phố Kaliningrad thanh bình, mến khách.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ của Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga ngày nay đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc Liên bang Nga chuyển giao tàu ngầm cho phía Việt Nam không chỉ là hợp đồng mang tính thương mại mà còn là biểu hiện của mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ của lãnh đạo, nhân dân tỉnh Kaliningrad trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên Việt Nam yên tâm học tập và rèn luyện, để có đủ khả năng làm chủ các thiết bị quân sự hiện đại về phục vụ Tổ quốc.
* Trước đó, ngày 12-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga.
* Phản ánh về chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các hãng thông tấn lớn của Liên bang Nga và Trung Quốc đã đưa tin đậm nét về sự kiện này.
Dưới nhan đề bài viết: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ hội đàm tại Moscow vào ngày 14-5”, Hãng thông tấn Interfax của Liên bang Nga cho biết, tại buổi thảo luận này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng nhiệm nước chủ nhà sẽ thảo luận một loạt các vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm; trong đó, tập trung vào các hoạt động hợp tác đầu tư và thương mại - kinh tế.
Hãng thông tấn Itar Tass trang trọng đăng bài phỏng vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tựa đề “Niềm tin giữa Hà Nội và Moscow là nền tảng cho sự phát triển”. Ảnh chụp từ bản tin của Itar Tass/dangcongsan.vn |
Bên cạnh đó, Hãng thông tấn này còn trích đăng một thông cáo báo chí của Chính phủ Nga cho biết, điểm trọng tâm nhân chuyến thăm Liên bang Nga lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thảo luận về các vấn đề liên quan tới tiến trình đàm phán ký kết thỏa thuận tự do thương mại giữa Liên minh thuế quan gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan và Việt Nam, cũng như hoàn thiện một số dự án hợp tác công nghiệp - năng lượng giữa Liên bang Nga và Việt Nam.
Hãng thông tấn Itar - Tass trang trọng đăng bài trả lời phỏng vấn đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước khi sang thăm Liên bang Nga trong các ngày từ 12 đến ngày 15-5. Bài viết nêu rõ, mối quan hệ truyền thống hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga đã được tăng cường, phát triển một cách sâu rộng.
Bài báo dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định “mối quan hệ hữu nghị là nền tảng phát triển của hai nước Liên bang Nga và Việt Nam”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 6-2012, hai nước đã nhất trí phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga lên một tầm cao mới, là đối tác chiến lược toàn diện. Đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển mối quan hệ giữa hai nước, phản ánh những xu thế mới trong phát triển các mối quan hệ song phương Việt Nam - Liên bang Nga… Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy tính hiệu quả của các cơ chế hợp tác hiện hành giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam và Liên bang Nga đang chú trọng tới những hoạt động trao đổi đoàn ở nhiều cấp khác nhau, góp phần thúc đẩy liên hệ giữa các bộ, ban, ngành và nhân dân hai nước.
Đề cập tới quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên trường quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Hà Nội và Moscow chia sẻ nhiều quan điểm chung về một loạt các chính sách khu vực và quốc tế. Hai nước hợp tác và ủng hộ nhau tích cực trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ các tổ chức Liên hợp quốc và các diễn đàn khu vực Á - Âu (ASEM), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh các nước Cộng đồng Đông Á (EAC).
Hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc cũng có bài viết về sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Liên bang Nga và Belarus. Bài viết nêu rõ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tới thăm Liên bang Nga từ ngày 12 đến ngày 15-5 và tới thăm Belarus từ ngày 15 đến ngày 17-5 để tăng cường mối quan hệ giữa Hà Nội với Moscow và Minsk.
Theo bài biết, nhân buổi đối thoại song phương tại Thủ đô Moscow, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng nhiệm nước chủ nhà Dmitry Medvedev sẽ thảo luận về các biện pháp tăng cường các mối quan hệ song phương trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng cũng như tiến độ hoàn thiện một số dự án lớn về năng lượng hạt nhân, dầu mỏ và khí đốt. Bài viết nêu rõ, trọng tâm của chuyến thăm Liên bang Nga lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là tăng cường các vòng đàm phán về thỏa thuận tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan, cũng như mở rộng quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong các lĩnh vực viễn thông liên lạc, phát triển không gian vì mục tiêu hòa bình.
Bài viết của Tân Hoa xã cũng nêu bật những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian lưu tại Liên bang Nga như: Thăm hai chiếc tàu ngầm mà nước bạn đang sản xuất theo đơn đặt hàng của Việt Nam, thăm một nhà máy năng lượng hạt nhân đang trong tiến trình xây dựng. Được biết, công nghệ năng lượng hạt nhân được sử dụng tại nhà máy này sẽ được áp dụng tại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 tại miền Trung Việt Nam./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ kỷ niệm 45 năm thành lập trường Trung cấp An ninh nhân dân I  (13/05/2013)
Việt Nam - Lào tăng cường trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc  (13/05/2013)
Năm 2013: Giảm 100.000 hồ sơ thi đại học, cao đẳng  (13/05/2013)
Hội nghị tập huấn về công tác đối ngoại nhân dân  (13/05/2013)
Thông qua quy hoạch tổng thể phát triển Thành phố Hồ Chí Minh  (13/05/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên