Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại huyện biên giới tỉnh Quảng Nam
Nam Giang là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Nam, nhất là cơ sở hạ tầng còn khó khăn, thu ngân sách thấp, không bảo đảm được cân đối, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao (chiếm 67,7%). Huyện có 10/12 xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, 2 xã chưa có đường ô-tô đến trung tâm xã và các thôn bản.
Lãnh đạo huyện Nam Giang kiến nghị lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tiếp tục quan tâm hơn nữa đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện như xem xét, đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông đến trung tâm xã Chơ Chun và các thôn cánh Tây xã La Dêê nhằm tạo điều kiện cho 2 xã phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc Cơ Tu, Ve và Tà Riềng nơi biên giới.
Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh đang dành nhiều nguồn lực đầu tư cho Nam Giang phát triển, dần theo kịp các huyện trong tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm đến chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách để đồng bào yên tâm sản xuất, giữ vững trật tự - an ninh biên giới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), sáng 13-5. Ảnh: VGP |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Nam Giang là huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, người dân chưa được tiếp cận nhiều các dịch vụ xã hội. Điều đáng quan tâm nhất là tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn quá cao. Do vậy, địa phương phải xác định đây là trách nhiệm lớn của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc cùng vào cuộc với người dân, tìm biện pháp tốt, mô hình hay để giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, lãnh đạo huyện Nam Giang cũng kiên quyết không để cho người dân bị đói trên diện rộng. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cần có biện pháp giải quyết kịp thời các kiến nghị của huyện Nam Giang như cấp gạo lúc giáp hạt, dịp lễ tết, đồng thời nghiên cứu đưa các dự án đầu tư để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào huyện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho ý kiến đối với đề xuất của huyện Nam Giang về đầu tư xây dựng tuyến đường ô-tô đến trung tâm xã biên giới Chơn Chu...
* Cùng ngày 13-5, tại huyện Nam Giang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã tiếp xúc cử tri huyện Nam Giang trước Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, ông Trần Xuân Vinh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã báo cáo với cử tri huyện Nam Giang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Quảng Nam thời gian qua, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và những nội dung sẽ được thảo luận, xem xét tại Kỳ họp thứ 5, khai mạc ngày 20-5.
Tại cuộc tiếp xúc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri kiến nghị lên Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh Quảng Nam.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cán bộ các cấp phải gần dân hơn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân để cùng dân xây dựng chính quyền vững mạnh, giúp dân tìm mô hình tốt để vươn lên thoát nghèo... Ảnh: VGP |
Các ý kiến của cử tri tập trung vào các lĩnh vực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các vùng khó khăn, chăm sóc sức khỏe, tạo việc làm cho lao động địa phương, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chế độ cử tuyển cho học sinh miền núi, quản lý tài nguyên khoáng sản...
Các cử tri Đinh Ghinh, Nguyễn Văn Pháo, Trần Văn Nhường, Phạm Thị Như ở thị trấn Thạnh Mỹ kiến nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm đến những vấn đề cấp bách như chế độ chính sách người có công, đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con ở thị trấn Thạnh Mỹ...
Giải đáp các ý kiến, nguyện vọng của cử tri, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh ghi nhận những ý kiến đóng góp đầy tâm huyết, trách nhiệm của các cử tri huyện Nam Giang gửi đến Quốc hội, Chính phủ, tỉnh Quảng Nam.
Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phước Thanh cho biết sẽ yêu cầu các sở, ngành tổng hợp, nghiên cứu trình lãnh đạo tỉnh xem xét, giải quyết ngay các vấn đề cấp thiết. Ông Lê Phước Thanh cũng nhấn mạnh cần kiên quyết lập lại trật tự về khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện.
Theo đó, tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra do Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành trực tiếp kiểm tra, đồng thời xem xét trách nhiệm của cán bộ địa phương trong việc để xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên trái phép (vàng sa khoáng), việc ô nhiễm các dòng sông do xây dựng thủy điện, gây bức xúc trong nhân dân.
Về các vấn đề khác, tỉnh Quảng Nam đưa ra nhiều chương trình giảm nghèo cho nhân dân trong tỉnh, trong đó có huyện Nam Giang như mở rộng diện tích trồng cao su, xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy xi-măng trên địa bàn huyện với ưu tiên tuyển lao động địa phương.
“Trong kỳ họp HĐND tỉnh tới đây, UBND tỉnh sẽ trình Đề án hỗ trợ chi phí học tập, ăn ở đối với sinh viên đại học chính quy ngành y, dược trong suốt thời kỳ đào tạo và sẽ được bố trí việc làm trong tỉnh”, ông Lê Phước Thanh cho hay.
Trao đổi với cử tri, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo tới cử tri huyện Nam Giang về những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, cân đối được xuất - nhập khẩu, xóa đói giảm nghèo... Phó Thủ tướng cũng đề nghị lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống cách mạng, anh hùng để xây dựng tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Nam Giang nói riêng ngày càng phát triển.
Tình trạng tỷ lệ đói nghèo còn cao (67,9%) ở huyện có trách nhiệm của chính quyền cơ sở. Cán bộ các cấp phải gần dân hơn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân để cùng dân xây dựng chính quyền vững mạnh, giúp dân tìm mô hình tốt để vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc - Phó Thủ tướng yêu cầu./.
Việt Nam - Lào tăng cường trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc  (13/05/2013)
Năm 2013: Giảm 100.000 hồ sơ thi đại học, cao đẳng  (13/05/2013)
Hội nghị tập huấn về công tác đối ngoại nhân dân  (13/05/2013)
Thông qua quy hoạch tổng thể phát triển Thành phố Hồ Chí Minh  (13/05/2013)
Campuchia: 7 đảng tranh cử vào Quốc hội khóa mới  (13/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay