Vĩnh Phúc bảo vệ môi trường để đạt được mục tiêu phát triển bền vững
TCCS - Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã đạt những kết quả nổi bật trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, nông nghiệp, nông dân và nông thôn gắn với bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thời gian qua, phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc luôn đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao, bình quân giai đoạn 1997 - 2021 tăng 13,42%/năm. Sau 25 năm tái lập, quy mô nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng 70 lần. GRDP bình quân năm 2021 đạt 114,3 triệu đồng (khoảng 4.800 đô la Mỹ). Vĩnh Phúc nằm trong nhóm các tỉnh có số thu ngân sách cao nhất cả nước. Năm 2021, mặc dù tác động của đại dịch COVID-19 nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh vẫn đạt hơn 32 nghìn tỷ đồng. Thu hút đầu tư trở thành “điểm sáng” của cả nước với 429 dự án FDI. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 11 xã nông thôn mới nâng cao, 36 thôn nông thôn mới kiểu mẫu, 5/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới...
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn quán triệt quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường: “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững... Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững” và “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.
Vĩnh Phúc xác định, phấn đấu đến năm 2025, là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước… đồng thời, nhấn mạnh về vấn đề bảo vệ môi trường với những tiêu chí cụ thể, như tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường ở khu vực đô thị đạt 97%, khu vực nông thôn đạt 80%; tỷ lệ chất thải nguy hại và chất thải y tế được xử lý 100%; tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đạt hơn 95%.
Tỷ lệ dân số đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 85%; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn 02/BHYT đạt 70%; phấn đấu tỷ lệ cụm công nghiệp (đang hoạt động hoặc xây dựng mới) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn 100%; tỷ lệ che phủ rừng ổn định 25%.
Trọng tâm là xây dựng đô thị Vĩnh Phúc xanh - sạch - đẹp - văn minh, hướng đến phát triển bền vững, hiện đại, có bản sắc và đồng bộ. Xây dựng nông thôn mới nâng cao theo hướng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội; xử lý tốt ô nhiễm môi trường...
Xác định vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển hệ thống các đô thị trên địa bàn tỉnh để từng bước hoàn thiện khung đô thị chung của Vĩnh Phúc. Nhiều chủ trương, quyết sách bảo vệ môi trường đã được ban hành:
Một là, tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân. Xây dựng nội quy, quy chế, bảo vệ môi trường, từng bước hình thành lối ứng xử văn minh, hiện đại, có trách nhiệm với cộng đồng cho người dân nói chung và cư dân đô thị nói riêng.
Hai là, triển khai rà soát, lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống các công trình, lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu làm cơ sở để bố trí ngân sách nhà nước đầu tư cũng như xã hội hóa thu hút các nguồn lực đầu tư, như hệ thống xử lý nước thải; nhà máy xử lý rác thải; hồ điều hòa; hệ thống cây xanh; công trình tiêu thoát nước…
Ba là, tăng cường cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn lực đầu tư từng bước hoàn thiện kết cấu đô thị nói chung và hệ thống các công trình, dự án bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nói riêng.
Bốn là, làm tốt công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan, không gian đô thị, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường; chú trọng phòng ngừa ô nhiễm môi trường kết hợp với khắc phục hiệu quả các vùng ô nhiễm, suy thoái để từng bước nâng cao chất lượng môi trường…
Thời gian qua, Vĩnh Phúc đã hỗ trợ xây dựng, cải tạo hơn 1.100 km cống, rãnh thoát nước thải trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc; đầu tư 16 công trình xử lý nước thải sinh hoạt phân tán cho các cụm, tuyến dân cư; hỗ trợ xây dựng hơn 55 nghìn hầm biogas; đầu tư xây dựng 35 lò đốt rác thải sinh hoạt quy mô cấp xã....
Bên cạnh đó, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống thu gom, xử lý nước thải thành phố Vĩnh Yên giai đoạn I, công suất 5.000m3/ngày.đêm; đang tiếp tục đầu tư giai đoạn II, công suất 6.000m3/ngày.đêm và xây dựng mạng lưới đường ống cấp III thu gom, đấu nối nước thải sinh hoạt hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên thuộc chương trình phát triển các đô thị xanh loại II, vốn vay Ngân hàng phát triển châu Á.
Nhiều dự án, công trình xử lý nước thải, rác thải tiếp tục được quan tâm đầu tư. Cụ thể là:
Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho 3 thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên), Thổ Tang (Vĩnh Tường), Yên Lạc; đô thị Tam Hồng và 14 điểm xử lý nước thải tập trung tại các thôn, xóm, cụm dân cư thuộc khu vực nông thôn dọc sông Phan.
Chuẩn bị đầu tư dự án thoát nước, thu gom, xử lý nước thải tập trung cho thành phố Phúc Yên; nâng công suất nhà máy xử lý nước thải tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên lên 11.000m3/ngày.đêm.
Các nhà máy xử lý rác thải được quan tâm đầu tư, hiện đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhà máy xử lý rác thải tập trung bằng công nghệ đốt ở thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương với công suất 75 tấn/ngày.đêm; 1 cơ sở ở thị trấn Hương Canh công suất 20 tấn/ngày.đêm.
Hỗ trợ lắp đặt và đưa vào sử dụng 35 lò đốt rác thải quy mô nhỏ cho các xã, thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các bước đầu tư dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung tại xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch, công suất 270 tấn/ngày.đêm và nhà máy tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc công suất 50 tấn/ngày.đêm.
Hệ thống không gian cây xanh được bảo vệ, giữ gìn, trồng thêm tại nhiều khu vực như công viên quảng trường Hồ Chí Minh, Văn Miếu tỉnh, các khu công viên công cộng và các tuyến đường trung tâm… tạo môi trường cảnh quan xanh cho các đô thị Vĩnh Phúc.
Cùng với đó, hệ thống các hồ điều hòa, nhất là các hồ lớn như Đầm Vạc, Sáu Vó, Đại Lải, Vân Trục, Bò Lạc, Xạ Hương, Đầm Rưng… đều được phê duyệt quy hoạch để tiến hành các biện pháp cải tạo, giữ gìn diện tích mặt nước; nạo vét tăng sức chứa của lòng hồ.
Các tuyến sông, hệ thống cống tiêu thoát nước được cải tạo, nạo vét, khơi thông để bảo đảm tiêu thoát nước cho đô thị như nạo vét sông Phan từ cầu Thượng Lạp đến điều tiết Vĩnh Sơn; nối dài sông Cà Lồ cụt đến trạm bơm Nguyệt Đức; cải tạo trạm bơm tiêu Đầm Láng (Phúc Yên)…
Có thể khẳng định, mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng quá trình phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua, việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho các đô thị trên địa bàn Tỉnh đã đạt nhiều kết quả tốt bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển, hoàn thiện theo hướng đô thị xanh, hiện đại, đáng sống./.
Rác thải nhựa ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp  (29/09/2022)
Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số  (21/09/2022)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đối thoại với công chức, viên chức, người lao động ngành y tế  (20/09/2022)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm