Việt Nam có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới
TCCSĐT - Ngày 6-8-2019, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo “Không phát hiện = Không lây truyền”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho hay, hội thảo chia sẻ các bằng chứng khoa học về “Không phát hiện = Không lây truyền” (K=K) và tầm nhìn của các chuyên gia quốc tế về điều trị ARV trong dự phòng lây truyền HIV.
Việt Nam hiện có 135.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng Chiến dịch quốc gia K=K (Không phát hiện = Không lây truyền) mở rộng độ bao phủ điều trị. Đáng lưu ý, Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới.
“Không phát hiện = Không lây truyền” được dịch từ tiếng Anh U=U (Undetectable = Untransmittable) là một thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) với người nhiễm HIV.
Thông điệp này dựa trên bằng chứng khoa học và nhấn mạnh rằng một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục từ không đáng kể đến không có nguy cơ.
Theo ông Long: “Tải lượng virus không phát hiện được trong máu được định nghĩa là khi có dưới 200 bản sao/ml máu. Điều này có nghĩa rằng, một người có HIV được điều trị ARV khi có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình”.
Thông điệp này làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người có HIV tuân thủ điều trị. Tuyên bố trên do cộng đồng y khoa và khoa học toàn cầu đi tiên phong trong nghiên cứu và điều trị HIV/AIDS công bố tại Hội nghị Quốc tế về AIDS năm 2018.
Theo thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS, hiện nay trên cả nước có khoảng 200.000 người có HIV, trong đó có khoảng 135.000 người đang được điều trị bằng thuốc ARV, như vậy vẫn còn khoảng hơn 65.000 người có HIV chưa được phát hiện và điều trị.
Chính vì vậy, chiến dịch quốc gia K=K được Bộ Y tế triển khai tập trung ở Trung ương và 11 tỉnh, thành phố với các tài liệu truyền thông, sự kiện cộng đồng, các hoạt động truyền thông xã hội từ đó lồng ghép thông điệp K=K vào điều trị ARV là dự phòng trong chiến lược phòng, chống HIV/AIDS.
Chiến dịch nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng bao gồm cả người cung cấp dịch vụ về nội dung và ý nghĩa của: Không phát hiện = Không lây truyền, từ đó thay đổi quan niệm nhiễm HIV không còn là “án tử hình” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và quản lý được./.
Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo  (16/08/2019)
Bước phát triển mới của y học biển Việt Nam  (16/08/2019)
Đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử  (11/08/2019)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo chẩn đoán và điều trị đột quỵ  (09/08/2019)
Sơ cứu đúng cách đối với bệnh nhân bị chấn thương cột sống  (02/08/2019)
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y tế chuyên sâu  (01/08/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp