Huyện Ba Chẽ phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới
TCCS - Là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú với cảnh quan rừng núi trùng điệp, là điểm đến lý tưởng cho dịch vụ du lịch trải nghiệm, khám phá…, tuy nhiên, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh. Thời gian tới, huyện xác định phát triển du lịch cần chiến lược và kế hoạch khai thác dài hạn, gắn phát triển du lịch với xây dựng nông thôn mới là hướng đi cần thiết.
Vùng đất nhiều tiềm năng, thế mạnh
Nổi bật trong tiềm năng du lịch của huyện Ba Chẽ chính là sông Ba Chẽ. Đây là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, có chiều dài hơn 80km chảy dọc theo chiều dài của huyện, qua địa bàn các xã, thị trấn đổ ra biển. Tại cửa biển, sông Ba Chẽ gặp sông Tiên Yên và sông Voi Lớn hình thành lên ngã ba sông Tam Trĩ - là tên gốc của sông Ba Chẽ ngày nay. Sông Ba Chẽ quanh năm trong xanh, hiền hòa, có nhiều đầm rộng, cây cối tốt, tươi, rất thích hợp với những tour du lịch trải nghiệm, khám phá, ngắm cảnh, vui chơi, giúp du khách được đắm mình cùng thiên nhiên sông, nước, mây trời. Ở Ba Chẽ, các dãy núi trập trùng nối nhau tạo nên cảnh quan hấp dẫn thu hút du khách trải nghiệm, khám phá. Có thể kể đến Đèo Giang - với độ cao 999m so với mặt nước biển nối liền với dãy núi Khe Đin của tỉnh Lạng Sơn, nằm cách trung tâm xã Lương Mông khoảng 8km, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường bộ dọc theo khe suối. Du khách đến với Đèo Giang phải đi qua nhiều thác nước từ các con suối như Khe Co Tàn, Khe Hang Mạ, Khe Chức với cảnh rừng già bao phủ, khe núi sâu và các hồ nước xanh, mát in bóng cây.
Bên cạnh đó, với nét văn hóa của 10 dân tộc anh em như Dao, Tày, Kinh, Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa… giúp cho nơi đây chứa đựng một bề dày văn hóa hết sức đa dạng, giàu bản sắc. Sự đa dạng về văn hóa còn mang lại cho huyện hệ thống di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình khác nhau, như: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghề thủ công truyền thống… Việc bảo tồn, phát huy các lễ hội văn hóa (như lễ hội Miếu Ông, Miếu Bà; lễ hội Đình làng Dạ; lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng); lễ hội Bàn Vương; lễ hội Trà hoa vàng), các hoạt động thể thao truyền thống góp phần mang lại nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giàu giá trị.
Khai thác phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới
Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng nông thôn mới bền vững. Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Chẽ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện hơn so với trước.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện, việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch huyện Ba Chẽ gắn với xây dựng nông thôn mới là hướng đi mới, tạo điều kiện để phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên, bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường. Thời gian tới, huyện Ba Chẽ sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch thực hiện tốt các quy định. Thực hiện các hạng mục công việc theo Đề án phát triển du lịch huyện Ba Chẽ giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Giai đoạn 2021 - 2025, huyện sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch sử dụng đất du lịch, quy hoạch các khu du lịch theo hạng mục Đề án để xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Tập trung đầu tư xây dựng tuyến du lịch văn hóa - tâm linh - sinh thái, du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch. Phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch là 28,39%, tổng thu du lịch đạt khoảng 56.7 tỷ đồng, chiếm 2,29% tổng doanh thu toàn huyện. Giai đoạn 2026 - 2030, huyện đẩy mạnh phát triển các điểm du lịch nông thôn mới, du lịch sinh thái, cộng đồng mang bản sắc độc đáo để khai thác các thế mạnh tài nguyên nổi trội, như hệ thống làng du lịch - văn hóa dân tộc; hệ thống vui chơi giải trí thác - hồ gắn với tài nguyên rừng; hệ thống khách sạn tiêu chuẩn, resort, homestay; tắm thảo dược, hệ thống trang trại nông sản (trà hoa vàng, ba kích tím, dược liệu...)./.
Quảng Ninh khắc phục những bất cập trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước so với dự toán Trung ương đề ra  (16/12/2021)
Du lịch golf – Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế  (16/12/2021)
Chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm của cán bộ, nhân viên tỉnh Quảng Ninh  (16/12/2021)
Lực lượng dân quân tự vệ Quảng Ninh góp phần giữ vững an ninh biên giới  (16/12/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển