Tỉnh Vĩnh Phúc: Các khu công nghiệp thu hút gần 110.000 lao động
TCCS - Những năm gần đây, các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển, giải quyết nhiều việc làm, tạo thu nhập ổn định, từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là những lao động trẻ trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động với 328 doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh, thu hút gần 110.000 lao động, mức thu nhập của lao động phổ thông tại các khu công nghiệp từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Điển hình như Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên thu hút hơn 40.000 lao động; Khu công nghiệp Bá Thiện II, huyện Bình Xuyên thu hút khoảng 21.000 lao động. Các khu công nghiệp này đã hình thành, đi vào hoạt động từ những năm trước.
Một số khu công nghiệp mới cũng đẩy nhanh tiến độ như Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc khởi công từ tháng 9-2017, rộng hơn 213ha tại xã Thiện Kế và xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên do Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đầu tư hạ tầng. Đến nay, khu công nghiệp này đang có 18 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, thu hút hàng ngàn lao động. Dự kiến khi hoàn thành, khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc sẽ thu hút 60 đến 70 dự án đầu tư thứ cấp đến từ Nhật Bản và thu hút 20.000 đến 22.000 lao động.
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh vẫn cơ bản giữ được sự ổn định. Dự kiến cả năm tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 50 dự án mới, trong đó có 30 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 790 triệu USD; thu hút vốn DDI đạt 13 nghìn tỷ đồng, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2020./.
Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2021  (10/12/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển