Chương trình "Sáng kiến vì cộng đồng" lần thứ III năm 2020: Tôn vinh 20 sáng kiến vì cộng đồng
TCCS - Ngày 26-12-2020, tại Hà Nội, 20 sáng kiến, sáng tạo góp phần giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội đã được tôn vinh tại Lễ tổng kết chương trình "Sáng kiến vì cộng đồng" lần thứ III năm 2020. Chương trình do Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chức.
Các sáng kiến được tôn vinh nằm trong hơn 400 hồ sơ tham gia chương trình "Sáng kiến vì cộng đồng" lần thứ III. Đây là chương trình được tổ chức hai năm/lần nhằm tìm ra những sáng kiến, ý tưởng, dự án sáng tạo, góp phần giải quyết những vấn đề của cộng đồng, xã hội. Từ đó, góp phần thúc đẩy và phát huy vai trò, đóng góp của quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nét đẹp văn hóa, giúp mỗi người dân Việt Nam ý thức hơn về trách nhiệm cá nhân trước các vấn đề xã hội của đất nước.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, sau hơn một năm phát động cuộc thi, ban tổ chức đã nhận được hơn 400 hồ sơ sáng kiến đăng ký tham gia bình xét, thuộc các lĩnh vực: Giáo dục, khoa học ứng dụng, môi trường, nông nghiệp, văn hóa - xã hội, giao thông, kinh tế, y tế, công nghệ thông tin, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Qua đó, có thể nhận thấy tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đề xuất, dám sáng tạo” của các tác giả, nhóm tác giả được thể hiện rõ trong sự đa dạng về lĩnh vực tham gia bình chọn, trong lựa chọn đề tài sáng kiến có tính đột phá chuyên biệt, có phạm vi ứng dụng trên diện rộng, mang tính phục vụ lợi ích cộng đồng cao.
Đặc biệt, các sáng kiến được tập trung nhiều về lĩnh vực giáo dục, khoa học ứng dụng, môi trường, văn hóa - xã hội - những lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm lớn của Chính phủ, của cộng đồng, trong đó một số sáng kiến ra đời đáp ứng tính thời sự, cấp thiết, giúp đem lại những giá trị hiệu quả thiết thực, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra hiệu ứng tốt đẹp trong cộng đồng, xã hội. PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà hy vọng cuộc thi sẽ tiếp tục hành trình kế thừa, phát huy và hoàn thiện hơn nữa những chủ trương, định hướng xuyên suốt Chương trình đặt ra, để những sáng kiến vì cộng đồng có tính ứng dụng cao sẽ sớm được triển khai nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Căn cứ vào thể lệ và 7 tiêu chí chấm điểm: Tính phát triển, đối tượng tác động và kết quả mong đợi, tính sáng tạo, tính khả thi, tính bền vững và khả năng nhân rộng, hiệu quả chi phí, năng lực của đơn vị triển khai, qua hai vòng sơ khảo và chung khảo, ban tổ chức đã lựa chọn được 20 hồ sơ dự án để trao giải, bao gồm 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Cụ thể:
Hai giải Nhất thuộc về sáng kiến: "Nghiên cứu xây dựng hệ thống tự động lưới điện phân phối thông minh thành phố Đà Nẵng" của nhóm tác giả Võ Văn Phương, Lê Văn Phú, Nguyễn Hoàng Nhân, Lê Hoài Sơn (Đà Nẵng); "Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ trong môi trường giáo dục hòa nhập" của tác giả Đỗ Thị Hoàng Mai (Trường Tiểu học Nông nghiệp, Hà Nội).
Ba giải Nhì thuộc về các sáng kiến: "Mô hình nhà tình thương kinh phí thấp" của các kiến trúc sư Bùi Thế Long, Võ Thế Duy, Nguyễn Thị Xuân Thành (Thành phố Hồ Chí Minh); "Chương trình Nhà chống lũ" của tác giả Phạm Thị Hương Giang (Thành phố Hồ Chí Minh); "Đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật" của tác giả Lê Huy Tích (Hòa Bình).
Năm sáng kiến giành giải Ba gồm: "Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng sử dụng trên điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên", "Ứng dụng hệ thống SCADA nhằm tối ưu hóa công tác quản lý vận hành lưới trên nền bản đồ địa lý", "Máy đo thân nhiệt từ xa", "Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng", "Ứng dụng quản lý công việc vận hành tín dụng tự động Autowork".
Thay mặt Ban tổ chức, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá, chương trình lần này có sự đa dạng về lĩnh vực tham gia bình chọn, sự tích cực chủ động của một số tác giả. Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành luôn mong muốn và triển khai nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy và huy động sức mạnh sáng tạo của cộng đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, thông qua cuộc thi có thể thấy những sáng kiến đơn giản và gần gũi nếu được nhân rộng, chia sẻ sẽ mang lại giá trị to lớn về vật chất và tinh thần cho cộng đồng. Sự hưởng ứng tham gia của đông đảo cộng đồng và tính ứng dụng cao của mỗi sáng kiến chắc chắn sẽ tiếp tục khơi gợi, khuyến khích thêm nhiều tập thể, cá nhân suy nghĩ, tìm tòi để có sáng kiến cho bản thân và cộng đồng. Các sáng kiến nhận giải đều đạt các tiêu chí về phát triển, đối tượng tác động và kết quả mong đợi, tính sáng tạo, tính khả thi, tính bền vững và khả năng nhân rộng, hiệu quả chi phí, năng lực của đơn vị triển khai.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã phát động Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV. Theo đó, cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV, giai đoạn 2021 - 2022 sẽ tiếp nhận và tiến hành thẩm định, bình xét, lựa chọn những sáng kiến tiêu biểu nhất, ý nghĩa nhất, hiệu quả nhất để tôn vinh và trao giải vào quý I-2022./.
Hà Nội tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển giáo dục ngoài công lập  (25/12/2020)
Tôn vinh và lan tỏa những giá trị tốt đẹp vì cộng đồng  (25/12/2020)
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của Hà Nội khi thực thi các FTA thế hệ mới  (22/12/2020)
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
- Quản trị di sản bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
- Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế di sản tỉnh Quảng Ninh
- Để các sản phẩm thủ công nghiệp đóng góp phát triển kinh tế di sản tỉnh Quảng Ninh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay