Ngành Hải quan Hà Nội đẩy mạnh thu ngân sách
TCCS - Nhằm góp phần bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách thành phố năm 2019, ngành hải quan Hà Nội đã có nhiều biện pháp để tránh thất thu, thu đúng, thu đủ.
Kinh tế - xã hội ổn định
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong 3 quý đầu năm 2019 có sự ổn định, phát triển. Đây chính là cơ sở bảo đảm cho thực hiện tốt kế hoạch thu ngân sách năm 2019 của thành phố. Cụ thể, thu hút đầu tư nước ngoài 8 tháng đạt 5,81 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm, có 18.576 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký 233,25 nghìn tỷ đồng (tăng 9% về số lượng doanh nghiệp và tăng 25% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, bảo đảm chất lượng, giải quyết đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, các ngành kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 8 đạt 231 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so tháng trước và tăng 8,8% so cùng kỳ năm 2018. Tính chung 8 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 10,4% so cùng kỳ...
Công tác phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo sâu sát. Đến nay, toàn thành phố đã có 4 huyện và 325/386 xã (chiếm 84,19%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Thu ngân sách nhà nước bảo đảm
Trong tháng 9-2019, thành phố tập trung thực hiện hiệu quả 76 nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình hành động số 12/CTr-UBND, ngày 10-1-2019, của Ủy ban nhân dân thành phố, về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung vào các chỉ số còn thấp.
Trong bối cảnh đó, ngành Hải quan đã chủ động nhiều giải pháp để bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch thu. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2019, Cục Hải quan Hà Nội làm thủ tục cho gần 850.000 tờ khai, tổng kim ngạch 35,09 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước 15.754 tỷ đồng. Riêng quý III năm 2019, kim ngạch, tờ khai đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. Đơn vị đã làm thủ tục cho hơn 300.000 tờ khai (bằng 111,5% so với cùng kỳ năm 2018), kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13,96 tỉ USD (bằng 155,5% so với cùng kỳ năm 2018). Cục Hải quan Hà Nội đã làm thủ tục cho 18.570 chuyến bay xuất nhập cảnh (bằng 116% so với cùng kỳ năm 2018), hơn 3,2 triệu lượt hành khách xuất nhập cảnh (bằng 190% so với cùng kỳ năm 2018). Lũy kế từ đầu năm, Cục Hải quan Hà Nội làm thủ tục cho 51.394 chuyến bay và 9,2 triệu lượt hành khách xuất nhập cảnh.
Ngoài ra, Cục Hải quan Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác chống thất thu, đặc biệt công tác kiểm tra sau thông quan đạt kết quả nổi bật. Chỉ trong quý III/2019, đơn vị đã kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp 35 trường hợp, tại cơ quan Hải quan 130 trường hợp, thu ngân sách nhà nước 120,7 tỷ đồng. Từ đầu năm, thu ngân sách nhà nước từ công tác kiểm tra sau thông quan là 420,33 tỷ đồng, đạt 306,8%.
Bên cạnh đó, Hải quan Hà Nội cũng tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Kết quả, đơn vị đã lập biên bản 247 vụ vi phạm hành chính về hải quan với số tiền phạt 5,89 tỷ đồng; bắt giữ 4 vụ ma tuý, 13 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Hiện đại hóa công tác hải quan
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2019, Cục Hải quan Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hệ thống một cửa quốc gia đường hàng không và hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài; mở rộng triển khai hệ thống quản lý hải quan tự động đối với các kho; đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tăng cường hơn nữa công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trong đó, tăng cường công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam... bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp hưởng mức thuế ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, nhưng cũng ngăn chặn các hành vi trục lợi, gian lận, trốn thuế. Ngoài ra, ngành Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra phát hiện vi phạm trong phân loại, áp dụng mức thuế, xác định trị giá, hay xuất xứ của hàng hóa để thực hiện ấn định thuế..., góp phần tăng thu ngân sách.
Để bảo đảm công tác thu ngân sách đạt các chỉ tiêu năm 2019, thời gian tới, ngành Hải quan sẽ nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý thu ngân sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 1-1-2019, của Chính phủ, về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 1-1-2019, của Chính phủ, về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019...
Theo đó, ngành Hải quan tăng cường hợp tác với các ngân hàng để thu thuế điện tử 24/7, áp dụng phương thức doanh nghiệp nhờ thu, bảo đảm cho người nộp có thể nộp mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện. Đây là một trong những cải cách mạnh mẽ theo hướng chủ động thu thuế; giảm thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Tiếp tục rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của doanh nghiệp; quyết liệt xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ; công khai doanh nghiệp nợ thuế; không để phát sinh nợ mới và nợ cao hơn năm 2018./.
Hà Nội cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh  (27/09/2019)
Hà Nội cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh  (27/09/2019)
Thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc nhìn từ con số thống kê: Thực tiễn, vấn đề và giải pháp  (17/09/2019)
Về sự liêm chính trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp hiện nay  (13/09/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay