Chính sách ứng phó khủng hoảng kinh tế của Việt Nam
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Để đối phó với khủng hoảng, các quốc gia, các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, từ những mức độ khác nhau đều đã thực hiện hàng loạt các biện pháp, chính sách mạnh để giải cứu nền kinh tế thoát khỏi những tác động tiêu cực của khủng hoảng. Nhưng nhìn chung, những biện pháp, chính sách chủ yếu là dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế, duy trì sự ổn định và phát triển.
Việt Nam là quốc gia chịu tác động không nhỏ của khủng hoảng trong khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế trước những tác động của khủng hoảng, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách thiết thực và quyết liệt, tập trung chủ yếu vào các vấn đề kinh tế vĩ mô: chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tiền tệ tín dụng, chính sách an sinh xã hội… Các chính sách, biện pháp mà Chính phủ thực hiện đã phát huy hiệu quả và nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao trong xã hội.
Cuốn sách Chính sách ứng phó khủng hoảng kinh tế của Việt Nam do Viện Kinh tế thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, TS. Ngô Minh Quang, TS. Đoàn Xuân Thủy đồng chủ biên đã tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá chính sách ứng phó khủng hoảng kinh tế của Việt Nam dưới cách tiếp cận phân tích từ kinh tế chính trị. Trên cơ sở nguồn số liệu, tư liệu chính thức đã được công bố, có sự phân tích kế thừa, bổ sung nhằm bước đầu đánh giá thành công của những chính sách ứng phó khủng hoảng kinh tế của Việt Nam và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện và nguyên nhân.
Nội dung của cuốn sách gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách của Việt Nam
Phần thứ hai: Tình hình thực hiện chính sách ứng phó khủng hoảng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009
Phần thứ ba: Định hướng và kiến nghị chính sách năm 2010 và các năm tiếp theo
Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm chủ quyền của Việt Nam  (24/06/2010)
BRIC - hợp tác cùng phát triển  (24/06/2010)
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh tiếp Quốc vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni, thăm cựu Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc  (24/06/2010)
Bộ đội Biên phòng với việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (24/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên