Chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan - Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân
TCCS - Ngày 23-9-2022, tại thành phố Đà Nẵng, Thành ủy Đà Nẵng, Viện Lịch sử Quân sự (Bộ Quốc phòng) và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “70 năm chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan (25-9-1952 - 25-9-2022) - Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự hội thảo.
Dự và chủ trì hội thảo có đồng chí PGS, TS. Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng; Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5.
Tham dự hội thảo còn có các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các địa phương; các đồng chí lão thành cách mạng; các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; các nhân chứng lịch sử, đại diện các gia đình liệt sĩ…
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định, chiến thắng Đồn Nhất đã đi vào trang sử hào hùng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân khu 5 trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, tiêu biểu cho ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần cách mạng tiến công của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, để lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý cho lực lượng vũ trang Liên khu 5 trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng như xây dựng lực lượng vũ trang hiện nay. Không những thế, chiến thắng Đồn Nhất là hình mẫu lý tưởng cho nghệ thuật đánh công đồn của quân và dân Khu 5, mở ra một cách đánh mới trong điều kiện địa hình rừng núi hiểm trở, vị trí trú ẩn của địch kiên cố với hỏa lực mạnh; khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động quân sự và hoạt động chính trị, giữa tác chiến của bộ đội chủ lực kết hợp với sức mạnh của nhân dân và phát triển du kích địa phương. Thắng lợi này tăng thêm sức mạnh chiến đấu, ý chí quyết tâm cho quân và dân ta tiếp tục tiến công địch để giành những thắng lợi lớn hơn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thành công, để lại nhiều kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc ngày nay…
Hội thảo là dịp để ôn lại truyền thống chiến đấu anh dũng của lực lượng vũ trang Liên khu 5, tưởng nhớ đến các cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trong Chiến dịch Hè Thu năm 1952 cho thắng lợi của trận tiến công Đồn Nhất và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời, cũng là dịp để nhìn lại những bài học quý báu trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, cung cấp thêm những luận cứ khoa học, làm rõ hơn vai trò của nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, lịch sử hào hùng của Tiểu đoàn 59, Trung đoàn chủ lực 803; sự hy sinh và vai trò của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803; góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập tự cường và khát vọng hòa bình, củng cố niềm tin và quyết tâm để Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Đà Nẵng tiếp tục xây dựng thành phố giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước.
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, những tham luận và ý kiến được trình bày tại hội thảo sẽ góp phần bổ sung những thông tin, tư liệu để khẳng định sâu sắc giá trị của chiến công; tôn vinh và tri ân công lao của cán bộ, chiến sĩ đã làm nên chiến thắng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; đồng thời, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ noi gương thế hệ ông cha ra sức học tập, lao động và cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Báo cáo đề dẫn hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự khẳng định, thắng lợi của trận tiến công Đồn Nhất đã để lại dấu ấn về quá trình xây dựng, chiến đấu, giành chiến thắng của lực lượng vũ trang Liên khu 5 trong kháng chiến chống thực dân Pháp; tinh thần chiến đấu kiên cường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của quân và dân trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng, của quân và dân Liên khu 5 nói chung.
Hội thảo khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo sáng tạo của Đảng ủy Liên khu 5 và đảng bộ các cấp trong tổ chức, xây dựng lực lượng bộ đội chủ lực, đáp ứng được yêu cầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; vai trò của bộ đội chủ lực trong củng cố, phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Liên khu 5.
Đặc biệt, hội thảo khẳng định và làm rõ đặc điểm, nét độc đáo của nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức và điều hành trận đánh, nhất là phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu anh dũng, kiên cường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng Tiểu đoàn 59; đồng thời, luận giải, phân tích tác động, ảnh hưởng của chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan đối với tiến trình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng, chiến trường Liên khu 5 nói chung; đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào củng cố thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát biểu bế mạc hội thảo, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5 khẳng định, Hội thảo khoa học “70 năm Chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân quan” đã quy tụ được các nhà nghiên cứu lịch sử tên tuổi, có uy tín của quốc gia và của quân đội, những tướng lĩnh, sĩ quan quân đội có nhiều năm công tác, chiến đấu tại miền Trung - Tây Nguyên, am hiểu về chiến trường Liên khu 5 ác liệt và anh hùng; các tham luận tại hội thảo có nội dung phong phú, được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng, nhiều khía cạnh mới, đúc kết truyền thống đấu tranh anh dũng và những bài học kinh nghiệm được rút ra qua chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan, vận dụng vào xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân quan là trận đánh của Đại đội 6, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803, Liên khu 5 trong chiến dịch Hè Thu 1952 - 1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 9-1952, để đánh lạc hướng địch, đồng thời gây tiếng vang làm xáo động hậu phương của chúng, Trung đoàn 803 được giao nhiệm vụ thọc sâu vào vùng địch ra hướng bắc Hòa Vang, trọng tâm là tiêu diệt Đồn Nhất trên đỉnh đèo Hải Vân.
Dù quân số địch không đông nhưng bên trong đồn, công sự, hầm lũy xây dựng từ thời chúa Nguyễn được thực dân Pháp củng cố, tu bổ và xây dựng thêm các lô cốt, nên hết sức kiên cố. Người xưa từng coi đây là một cửa ải vô cùng hiểm yếu với “Một người cố thủ, trăm người khó qua”.
Sau khi tiến hành trinh sát nắm địa hình và tình hình của địch, Đại đội 6 hạ quyết tâm dù khó khăn đến đâu cũng phải hoàn thành nhiệm vụ. Trải qua nhiều ngày đêm trèo đèo, lội suối, băng rừng trong mưa gió, mang vác trên vai trang bị vũ khí nặng nề của một đơn vị công đồn, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 6 cùng du kích Hòa Vang xuyên rừng vượt dốc, tiếp cận đỉnh đèo. Đêm 24-9-1952, quân ta tổ chức tấn công tiêu diệt kẻ địch, quân địch chui vào các căn hầm cố thủ.
Sau hai giờ chiến đấu quyết liệt, Đồn Nhất - một căn cứ vô cùng hiểm yếu, xem như an toàn nhất của địch đã bị quân ta tiêu diệt, thu 4 trọng liên 20 ly, nhiều tiểu liên, súng trường và quân trang quân dụng. Chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan là một trong các chiến thắng quan trọng của Trung đoàn 803, lực lượng vũ trang Liên khu 5, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi./.
Hoàn thiện hệ thống chính sách hướng đến bao phủ toàn dân, bao trùm và toàn diện, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội dựa trên quyền con người  (16/09/2022)
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa  (13/09/2022)
Tư tưởng canh tân của nhà yêu nước Phan Châu Trinh  (11/09/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam