Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nhận định: “Việt Nam sẽ vẫn là điểm hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài và triển vọng về trung hạn là khả quan”.
Tuy nhiên, IMF dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 4,8% và lạm phát giảm xuống 8% trong năm 2009 (chưa tính đến kế hoạch kích thích kinh tế mới công bố).
Bản “Kết luận về tư vấn điều IV năm 2008 với Việt Nam” của Ban giám đốc điều hành IMF ca ngợi Chính phủ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhằm ổn định nền kinh tế tăng trưởng quá nóng trong năm 2008, giảm lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại.
IMF hoan nghênh những cải cách thuế và sáng kiến sửa đổi luật ngân sách nhà nước của Việt Nam. IMF đồng ý rằng sẽ phải có sự cải cách về thu, chi ngân sách về dài hạn để bảo vệ tính bền vững tài khóa. Cơ cấu chi ngân sách cần được xem xét lại để bảo đảm tính hiệu quả của đầu tư công và bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên, IMF lưu ý Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn ngắn hạn nảy sinh do các điều kiện về tài chính và kinh tế toàn cầu đang xấu đi rất nhiều. Luồng vốn chảy vào, xuất khẩu và kiều hối có thể sẽ giảm đáng kể, trong khi thâm hụt cán cân vãng lai sẽ vẫn cao. Tăng trưởng chậm lại cũng dễ làm tổn thương hệ thống ngân hàng.
IMF đánh giá cao chủ trương thúc đẩy cải cách khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đồng thời cho rằng, những cải cách đã được hoạch định sẽ giúp củng cố tình hình hoạt động và quản trị của các DNNN cũng như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam.
IMF ủng hộ việc nới lỏng tài khóa trong năm 2009 để giúp làm giảm suy thoái kinh tế là phù hợp. Tuy nhiên, IMF lưu ý trong trường hợp thiếu nguồn tài trợ ưu đãi từ bên ngoài bổ sung thì một gói kích thích kinh tế mạnh có thể làm yếu vị thế đối ngoại, và làm giảm hoạt động của khu vực tư nhân, cũng như ảnh hưởng xấu đến tính bền vững của ngân sách. Hầu hết các giám đốc IMF đều khuyến khích Việt Nam sửa đổi kế hoạch ngân sách cho năm 2009 vì những lo ngại đó, và để bảo đảm đưa ra những biện pháp kích thích kinh tế đúng đắn và hiệu quả nhằm kích thích tổng cầu.
IMF cũng khuyến nghị các nhà chức trách Việt Nam nên đánh giá lại tác động của những điều chỉnh chính sách tiền tệ gần đây, trước khi xét đến việc nới lỏng hơn nữa. Để củng cố khuôn khổ tiền tệ, IMF cho rằng nên cải thiện hoạt động thị trường mở và quản lý tính thanh khoản. IMF hoan nghênh chủ trương cho phép tỷ giá linh hoạt hơn nữa, được hỗ trợ bởi các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp.
IMF cho rằng, vị thế về vốn mạnh hơn và những chuẩn mực về trích lập dự phòng của hệ thống ngân hàng Việt Nam được cải thiện sẽ bảo vệ các ngân hàng trước những tác động của suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, danh mục nợ của các ngân hàng có thể sẽ phải chịu áp lực do tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Các giám đốc IMF khuyến khích các nhà chức trách nên xây dựng một kế hoạch dự phòng toàn diện hơn để giúp khu vực ngân hàng đương đầu với những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. IMF hoan nghênh những nỗ lực gần đây nhằm cải thiện việc giám sát ngân hàng, song cũng khuyến nghị Việt Nam cần thúc đẩy cải cách khu vực tài chính, đặc biệt là nâng cao tính độc lập trong điều hành của Ngân hàng nhà nước./.
“Chia sẻ nguồn nước, Chia sẻ cơ hội”  (20/03/2009)
Tiềm năng của nước chính là sức mạnh thống nhất hơn là tác nhân xung đột  (20/03/2009)
3 thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (19/03/2009)
Chương trình hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam về bình đẳng giới  (19/03/2009)
Chương trình hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam về bình đẳng giới  (19/03/2009)
Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn  (19/03/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên