Những thách thức của OPEC trong năm 2018
TCCSĐT - Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hy vọng đạt được mục tiêu tái cân bằng thị trường dầu mỏ trong năm 2018. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán OPEC sẽ gặp phải không ít thách thức trong quá trình tiến tới mục tiêu này.
Thách thức cắt giảm sản lượng
OPEC sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng - bất chấp những tranh cãi giữa các thế lực phản đối trong chính liên đoàn công nghiệp này - nếu như các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới thực sự quyết tâm chấm dứt tình trạng dư thừa nguồn cung. Nếu không đạt được một thỏa thuận về việc dàn xếp lại thị trường, giá dầu sẽ có nguy cơ giảm đột ngột, theo đó sẽ phá hoại mọi thành quả đã đạt được trong năm 2016.
Ủy ban giám sát của OPEC+ (gồm các thành viên của OPEC, Nga và 10 quốc gia khác) tuyên bố sẵn sàng kéo dài thỏa thuận đạt được về giới hạn sản lượng khai thác vào quý II/2018 nếu điều này là cần thiết để cân bằng thị trường dầu mở thế giới. Thỏa thuận về cắt giảm sản xuất 1,8 triệu thùng/ngày đã đạt được vào cuối năm 2016 và được gia hạn tới cuối quý I/2018.
Xét về nguồn cung, những căng thẳng địa - chính trị ở Trung Đông, cụ thể là mâu thuẫn leo thang giữa Saudi Arabia và Iran cũng như tình hình căng thẳng ở Yemen, đã làm gián đoạn thị trường dầu mỏ. Câu hỏi lớn nhất trong năm 2018 là liệu Saudi Arabia và các đồng minh vùng Vịnh sẽ nỗ lực đến cùng thế nào để ký kết thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong bối cảnh Libya, Nigeria và Mỹ đang gia tăng sản xuất và đe dọa kế hoạch cân bằng thị trường dầu mỏ.
Có một thực tế là tất cả các quốc gia thành viên OPEC đều đang lên kế hoạch đưa nền kinh tế của đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Vùng Vịnh đang sử dụng các nguồn dự trữ được tích lũy trong các khoản quỹ nhà nước dồi dào của mình nhằm đào tạo thêm nguồn lực lao động, xây dựng các thành phố công nghiệp và tìm kiếm một thị trường mới. Giá dầu cần phải tăng thì một số nước mới có đủ khả năng để tiến hành các cuộc chiến chống các nhóm khủng bố trong khu vực (chẳng hạn Boko Haram ở Nigeria), để đem lại những nguồn cung về y tế cho người dân (như ở Venezuela), và để trả lương cho lực lượng lao động đông đảo (tại Algeria).
Bên cạnh đó, OPEC cũng không khỏi lo ngại trước việc mặc dù Nga là quốc gia đóng vai trò chủ chốt và tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhưng nhiều nhà sản xuất của nước này tỏ ra “khó chịu” với dự định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Họ cho rằng những hành động này là sự trợ giá cho các nhà sản xuất dầu với chi phí cao.
Thách thức từ dầu đá phiến và xe điện
OPEC cũng không phải nhà cung cấp độc quyền trên thị trường dầu khí. Các nhà sản xuất khác, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ, lại tăng cường sản lượng trong khi OPEC đã cắt giảm. Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên gần 9,65 triệu thùng/ngày trong tuần đầu tiên của tháng 11-2017. Đó là một con số cao trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn nữa là sản lượng dầu đá phiến sét đã tăng gần 15% kể từ mức thấp giữa năm 2016. Một trong những mục tiêu của OPEC là giảm bớt lượng trữ dầu. Tuy nhiên, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đều có độ bền (trung bình khoảng 5 năm) và sản lượng biến động liên tục.
Thách thức về khả năng sản xuất dầu nhẹ từ đá phiến ở khu vực Bắc Mỹ sẽ vẫn còn hiện hữu đối với OPEC ít nhất là cho đến năm 2020. Trên thực tế, mặc dù các nguồn tài nguyên khai thác từ đá phiến, hiện đã được phát hiện, có nguy cơ cạn kiệt nhưng nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư trong ngành dầu đá phiến vẫn tin rằng sản lượng của loại dầu này sẽ đạt đỉnh vào năm 2020. Tuy nhiên, thách thức này sẽ có thể dễ dàng giải quyết nếu OPEC cùng hành động.
Thách thức thứ hai đối với OPEC chính là xe điện. Anh và Pháp mới đây bày tỏ ý định cấm bán xe ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng bắt đầu từ năm 2040 để thúc đẩy sự phát triển của xe điện. Có nhiều tranh luận về xe điện và một số nhà phân tích cho rằng, việc sản xuất hàng loạt xe điện còn phải đối mặt với nhiều thách thức vì vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến việc sản xuất và hiệu quả của pin. Một số nhà bình luận, như nhà nghiên cứu và nhà phân tích dầu mỏ Anas Al-Hajji, thậm chí còn cho rằng những chiếc xe này có thể không thực sự thân thiện với môi trường. Thách thức từ xe điện sẽ không hiện hữu ngay lập tức. Phát triển xe điện là một quá trình lâu dài và thậm chí sau đó, nhu cầu về nhiên liệu lỏng sẽ vẫn tiếp tục tăng lên. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm ngoái, doanh thu của xe điện đạt mức kỷ lục 2 triệu chiếc, nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng 0,2% số lượng xe ô tô toàn cầu. Trong một báo cáo đặc biệt về xe điện, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết con số này có thể lên đến 40-70 triệu xe trong thời gian tới.
Bloomberg New Energy Finance (BNEF) có một dự báo lạc quan hơn về xe điện khi đưa ra lập luận trong tháng 7 vừa qua rằng “việc áp dụng các loại phương tiện không tạo ra khí phát thải sẽ diễn ra nhanh hơn dự đoán trước đó bởi vì chi phí phát triển xe đang giảm quá nhanh. Sự thay đổi quan trọng này sẽ giúp xe điện chiếm 1/3 tổng số ô tô toàn cầu vào năm 2040 và giảm tiêu thụ khoảng 8 triệu thùng dầu/ngày, hiện tại Saudi Arabia xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu/ngày. BNEF hy vọng rằng chỉ trong 8 năm, xe điện sẽ rẻ như các loại xe chạy bằng xăng, do đó lượng xe điện trên toàn cầu sẽ đạt 530 triệu chiếc vào năm 2040. Báo cáo Chiến lược Dài hạn (LTS) của OPEC hồi tháng 11/2016 cho biết xe điện là một trong những thách thức lâu dài đối với OPEC.
Thách thức thoát khỏi vòng luẩn quẩn cung - cầu
Các chuyên gia dầu mỏ cho rằng, vấn đề đối với OPEC là tổ chức này không tập trung vào tương lai và các quốc gia thành viên chỉ gặp nhau để thảo luận về cân bằng ngắn hạn và cân bằng cung cầu. OPEC cần có kế hoạch cho tương lai và đòi hỏi các bộ trưởng của OPEC cần nhóm họp thường xuyên hơn để thảo luận về các vấn đề lâu dài. Đối với các nhà hoạch định chính sách, biết được thời điểm để tuyên bố đã đạt được mục tiêu và đưa ra chính sách điều chỉnh lại là thách thức không hề nhỏ. Về cơ bản, khi một chính sách được thực thi thành công, thì xu hướng là người ta tiếp tục theo đuổi chính sách này, ngay cả khi tình hình thay đổi và đòi hỏi một chính sách khác. OPEC và các đồng minh phải xác định khi nào cần chuyển đổi trọng tâm từ việc cắt giảm sản lượng và cắt giảm dầu tồn kho để chuyển sang việc tăng sản lượng khai thác một lần nữa nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng. Nếu họ chờ đợi quá lâu, lượng hàng tồn kho sẽ giảm mạnh, dẫn đến giá dầu sẽ tăng mạnh, sản lượng khai thác dầu đá phiến sẽ tăng lên và sự điều chỉnh thị trường dầu sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát.
Trong trường hợp của OPEC, thách thức là điều chỉnh sản lượng khai thác để đạt được lượng dầu dự trữ, giá cả và tỷ phần trên thị trường ở mức mong muốn. Trên thực tế, OPEC chưa bao giờ thực hiện được việc điều chỉnh như lý thuyết nêu trên, những điều chỉnh chính sách của OPEC mang tính đối phó hơn là chủ động. OPEC thường gây ra tình trạng bất ổn liên hoàn do phản ứng chậm chạp, chứ không tính toán được sự thay đổi trong cán cân cung và cầu. OPEC và các nước đồng minh phải quyết định liệu có tăng sản lượng khai thác dầu ở một vài thời điểm nhất định với lý do giá dầu tăng cao hoặc tăng sản lượng khai thác, hoặc cả hai lý do này. Tuy nhiên, khi hầu hết các nước đã khai thác gần mức tối đa công suất, quyết định này sẽ chủ yếu phụ thuộc Saudi Arabia, cùng hai đồng minh thân cận là Kuwait và Nga. Giá dầu tăng cao hơn có nguy cơ tạo ra sự bùng nổ khai thác dầu đá phiến ở Mỹ, do đó, Saudi Arabia sẽ thận trọng với thị trường. Tuy nhiên, Saudi Arabia lại cần nguồn thu lớn hơn từ dầu mỏ để thoát khỏi sự suy thoái kinh tế và cấp vốn cho các chương trình cải cách kinh tế và xã hội đầy tham vọng của mình. Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ thực hiện một chiến lược tổng hợp và nghiêng về khả năng kết hợp cả tăng sản lượng khai thác và tăng giá. OPEC chưa bao giờ ghi được thành tích đối với chiến lược điều chỉnh và hậu quả là giá dầu sẽ tăng vọt. Một khi giá dầu vượt ngưỡng, vòng luẩn quẩn (về điều chỉnh cung - cầu dầu mỏ) có thể bắt đầu lại từ đầu./.
Năm 2018, ngành du lịch phấn đấu đón 15 - 17 triệu lượt khách quốc tế  (13/01/2018)
Tổng thống Mỹ tiếp tục muốn sửa đổi thỏa thuận hạt nhân Iran  (13/01/2018)
Những ưu tiên của Đại Hội đồng Liên hợp quốc trong năm 2018  (13/01/2018)
Tháo ngòi khủng hoảng chính trị tại Đức  (13/01/2018)
Việt Nam kêu gọi ASEAN sẵn sàng cùng nhau thúc đẩy phát triển sáng tạo  (13/01/2018)
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào  (13/01/2018)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên