Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
22:05, ngày 21-11-2017
TCCSĐT - Đó là chủ đề Tọa đàm khoa học do Tạp chí Cộng sản tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 21-11-2017. PGS, TS. Vũ Văn Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản dự và chủ trì Tọa đàm; tham dự Tọa đàm còn có các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành có sự am hiểu, tâm huyết đối với Thành phố.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về hai nội dung chính, đó là: Giảm ngập nước và phát triển nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm giải pháp chống ngập
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu nhận định, dù những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực và cụ thể hóa bằng hàng loạt dự án chống ngập, thế nhưng hiệu quả đem lại chưa thật sự khả quan. Chính vì thế, đây luôn là chủ đề được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đặc biệt quan tâm, thậm chí còn cảnh báo trong tương lai ngập lụt ở Thành phố còn có thể nặng hơn nếu không thay đổi cách tiếp cận và giải quyết.
Nhận định về nguyên nhân ngập lụt ở Thành phố, Chuyên gia cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam Nguyễn Ngọc Anh cho biết: Về nguyên nhân khách quan, do địa hình thấp, đỉnh triều cao và biến đổi khí hậu nên nhiều khu vực của Thành phố có mặt đất tự nhiên thấp, lại nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều Biển Đông, nên hoàn toàn có thể bị ngập khi gặp đỉnh triều cao. Theo Kỹ sư cao cấp Phan Khánh, Hội Khoa học thủy lợi Thành phố thì, khi nói đến chống ngập úng cho Thành phố là phải cùng một lúc chống với lũ lụt, triều cường, mưa nội địa kèm theo nước thải và trên diện tích rộng lớn là rất phức tạp. Do đó, vấn đề bức xúc hiện nay là giải pháp “thoát nước”, mức triều thấp đã không phát huy hiệu quả dù hệ thống ngăn triều đã hoàn chỉnh thì vẫn ngập. Kỹ sư cao cấp Nguyễn Anh Tuấn, Hội Khoa học thủy lợi Thành phố chỉ ra một số bất cập cơ bản là: Bất cập trong thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước, bất cập trong thực hiện quy hoạch độ cao xây dựng khống chế, bất cập trong phân công, thực hiện chức năng quản lý nhà nước quản lý đối với công tác chống ngập và thoát nước cũng như những bất cập trong thực hiện Quyết định 1547/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh của Thủ tướng Chính phủ.
Với những nguyên nhân trên, các đại biểu cho rằng: Thành phố cần sớm xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể kiểm soát ngập lụt vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (trong chiến lược quản lý tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai). Từ đó rà soát lại quy hoạch chống ngập cho khu vực Thành phố và quy hoạch chống ngập chi tiết cho các vùng, lưu vực tiêu; thống nhất phân chia vùng/lưu vực tiêu và hướng tiêu, nếu thấy cần thiết phải xây dựng công trình hỗ trợ ngăn cách giữa các khu tiêu và nước ngoại lai. Kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét, đánh giá lại các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt cho khu vực Thành phố; khảo sát và chính xác hóa cao độ các trạm thủy văn Phú An, Nhà Bè và Thủ Dầu Một; Đánh giá tình hình sụt lún địa hình trên toàn Thành phố. Rà soát hệ thống cốt nền linh hoạt, phù hợp với từng khu vực, địa hình và các giải pháp chống ngập tương ứng. Cần xem xét đồng bộ hóa các biện pháp, công trình trong một hệ thống tiêu như cống ngăn triều, cống ngăn nước ngoại lai, trạm bơm tiêu, đê bao ven sông, nạo vét kênh rạch, phát triển cống các cấp, xác định cốt nền, hồ điều hòa, biện pháp tăng khả năng trữ/giữ nước trên đường phố, công viên, hộ dân..., nhằm tăng hiệu quả tổng thể.
Tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội
Đối với lĩnh vực này, các đại biểu cho rằng, nhà ở xã hội, nhà giá rẻ không chỉ giải quyết nhu cầu ở cho dân nghèo đô thị, mà còn mang giá trị nhân văn, góp phần ổn định an sinh xã hội. Thế nhưng, quy trình thủ tục rườm rà, cùng những khó khăn về vốn, quỹ đất... đã khiến doanh nghiệp ít mặn mà. Trong khi, trên thực tế nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa vẫn chưa thể giải quyết kịp thời nhu cầu nhà ở xã hội của cả nước, nhất là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh công nghiệp hóa cao, mà cần phải có lộ trình, kế hoạch và giải pháp thực hiện thật khả thi.
Nói về gói 30.000 tỷ, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Lê Hoàng Châu cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 10.316 đối tượng được vay gói 30.000 tỷ đồng với tổng số tiền được vay là 7.032 tỷ đồng, trong đó có 10.308 cá nhân (chiếm tỷ lệ 18,3% đối tượng được vay ưu đãi), đã vay 5.575 tỷ đồng và 8 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay 1.456 tỷ đồng, tổng cộng đã giải ngân trên địa bàn thành phố được 8.488 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 26,5% gói tín dụng ưu đãi). Tuy nhiên, việc chấm dứt gói tín dụng ưu đãi này cũng đã có tác động làm cho người có thu nhập thấp đô thị chưa được tiếp tục vay tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, do hiện nay “danh mục chi thực hiện chính sách nhà ở xã hội” (theo Luật Nhà ở năm 2014) chưa được cập nhật, bổ sung vào Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28-8-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh mục được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nên trong Nghị quyết chưa có danh mục chi này để Chính phủ có căn cứ thực hiện.
Theo ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thành phố cho biết: Trước những khó khăn, vướng mắc, Thành phố đã xây dựng kế hoạch, chiến lược về nhà ở xã hội tầm nhìn đến 2030. Mặc dù các cơ chế, chính sách đã có, nhưng vấn đề vướng mắc hiện là nguồn vốn, mặt bằng và nên chăng tìm cách tính phù hợp về giá trị tiền sử dụng đất theo quy định của nhà nước để tạo điều kiện khuyến khích cho nhà đầu tư tham gia? Nhu cầu nhà ở xã hội của Thành phố là rất lớn, nếu chúng ta không có kế hoạch giải quyết thì sẽ xảy ra nhiều hệ lụy.
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc, các đại biểu đưa ra một số kiến nghị: Về bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội; chính sách tạo nguồn vốn tín dụng, cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia nhà ở xã hội; điều kiện phải gửi tiết kiệm để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội,… Bên cạnh đó, Thành phố cần chủ động chuẩn bị quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, trước hết là sử dụng hiệu quả quỹ đất công; sử dụng hiệu quả quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại của doanh nghiệp tư nhân để làm nhà ở xã hội; gắn liền với các khu công nghiệp; và phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện thiết chế nhà ở cho công nhân; chấp thuận chủ trương đầu tư, thẩm duyệt thiết kế, thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, thỏa thuận chiều cao tối đa các dự án nhà ở xã hội; khuyến khích phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại cho thuê giá rẻ. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ thí điểm cho doanh nghiệp được đầu tư phát triển phòng ở cho thuê có diện tích dưới 25m2/phòng.
Phát biểu kết luận buổi Tọa đàm, PGS, TS. Vũ Văn Hà đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học đối với chủ đề buổi Tọa đàm. PGS, TS. Vũ Văn Hà nhấn mạnh: Với việc phân tích, đánh giá và nhận định đối với những hạn chế vướng mắc, đồng thời các đại biểu đã đưa ra các giải pháp trong việc chống ngập lụt và phát triển nhà ở xã hội ở Thành phố,… Những kết quả thu được tại buổi Tọa đàm, Tạp chí Cộng sản sẽ tổng hợp để kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và tham vấn cho Thành phố Hồ Chí Minh./.
Tìm giải pháp chống ngập
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu nhận định, dù những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực và cụ thể hóa bằng hàng loạt dự án chống ngập, thế nhưng hiệu quả đem lại chưa thật sự khả quan. Chính vì thế, đây luôn là chủ đề được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đặc biệt quan tâm, thậm chí còn cảnh báo trong tương lai ngập lụt ở Thành phố còn có thể nặng hơn nếu không thay đổi cách tiếp cận và giải quyết.
Nhận định về nguyên nhân ngập lụt ở Thành phố, Chuyên gia cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam Nguyễn Ngọc Anh cho biết: Về nguyên nhân khách quan, do địa hình thấp, đỉnh triều cao và biến đổi khí hậu nên nhiều khu vực của Thành phố có mặt đất tự nhiên thấp, lại nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều Biển Đông, nên hoàn toàn có thể bị ngập khi gặp đỉnh triều cao. Theo Kỹ sư cao cấp Phan Khánh, Hội Khoa học thủy lợi Thành phố thì, khi nói đến chống ngập úng cho Thành phố là phải cùng một lúc chống với lũ lụt, triều cường, mưa nội địa kèm theo nước thải và trên diện tích rộng lớn là rất phức tạp. Do đó, vấn đề bức xúc hiện nay là giải pháp “thoát nước”, mức triều thấp đã không phát huy hiệu quả dù hệ thống ngăn triều đã hoàn chỉnh thì vẫn ngập. Kỹ sư cao cấp Nguyễn Anh Tuấn, Hội Khoa học thủy lợi Thành phố chỉ ra một số bất cập cơ bản là: Bất cập trong thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước, bất cập trong thực hiện quy hoạch độ cao xây dựng khống chế, bất cập trong phân công, thực hiện chức năng quản lý nhà nước quản lý đối với công tác chống ngập và thoát nước cũng như những bất cập trong thực hiện Quyết định 1547/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh của Thủ tướng Chính phủ.
Với những nguyên nhân trên, các đại biểu cho rằng: Thành phố cần sớm xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể kiểm soát ngập lụt vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (trong chiến lược quản lý tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai). Từ đó rà soát lại quy hoạch chống ngập cho khu vực Thành phố và quy hoạch chống ngập chi tiết cho các vùng, lưu vực tiêu; thống nhất phân chia vùng/lưu vực tiêu và hướng tiêu, nếu thấy cần thiết phải xây dựng công trình hỗ trợ ngăn cách giữa các khu tiêu và nước ngoại lai. Kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét, đánh giá lại các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt cho khu vực Thành phố; khảo sát và chính xác hóa cao độ các trạm thủy văn Phú An, Nhà Bè và Thủ Dầu Một; Đánh giá tình hình sụt lún địa hình trên toàn Thành phố. Rà soát hệ thống cốt nền linh hoạt, phù hợp với từng khu vực, địa hình và các giải pháp chống ngập tương ứng. Cần xem xét đồng bộ hóa các biện pháp, công trình trong một hệ thống tiêu như cống ngăn triều, cống ngăn nước ngoại lai, trạm bơm tiêu, đê bao ven sông, nạo vét kênh rạch, phát triển cống các cấp, xác định cốt nền, hồ điều hòa, biện pháp tăng khả năng trữ/giữ nước trên đường phố, công viên, hộ dân..., nhằm tăng hiệu quả tổng thể.
Tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội
Đối với lĩnh vực này, các đại biểu cho rằng, nhà ở xã hội, nhà giá rẻ không chỉ giải quyết nhu cầu ở cho dân nghèo đô thị, mà còn mang giá trị nhân văn, góp phần ổn định an sinh xã hội. Thế nhưng, quy trình thủ tục rườm rà, cùng những khó khăn về vốn, quỹ đất... đã khiến doanh nghiệp ít mặn mà. Trong khi, trên thực tế nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa vẫn chưa thể giải quyết kịp thời nhu cầu nhà ở xã hội của cả nước, nhất là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh công nghiệp hóa cao, mà cần phải có lộ trình, kế hoạch và giải pháp thực hiện thật khả thi.
Nói về gói 30.000 tỷ, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Lê Hoàng Châu cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 10.316 đối tượng được vay gói 30.000 tỷ đồng với tổng số tiền được vay là 7.032 tỷ đồng, trong đó có 10.308 cá nhân (chiếm tỷ lệ 18,3% đối tượng được vay ưu đãi), đã vay 5.575 tỷ đồng và 8 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay 1.456 tỷ đồng, tổng cộng đã giải ngân trên địa bàn thành phố được 8.488 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 26,5% gói tín dụng ưu đãi). Tuy nhiên, việc chấm dứt gói tín dụng ưu đãi này cũng đã có tác động làm cho người có thu nhập thấp đô thị chưa được tiếp tục vay tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, do hiện nay “danh mục chi thực hiện chính sách nhà ở xã hội” (theo Luật Nhà ở năm 2014) chưa được cập nhật, bổ sung vào Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28-8-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh mục được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nên trong Nghị quyết chưa có danh mục chi này để Chính phủ có căn cứ thực hiện.
Theo ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thành phố cho biết: Trước những khó khăn, vướng mắc, Thành phố đã xây dựng kế hoạch, chiến lược về nhà ở xã hội tầm nhìn đến 2030. Mặc dù các cơ chế, chính sách đã có, nhưng vấn đề vướng mắc hiện là nguồn vốn, mặt bằng và nên chăng tìm cách tính phù hợp về giá trị tiền sử dụng đất theo quy định của nhà nước để tạo điều kiện khuyến khích cho nhà đầu tư tham gia? Nhu cầu nhà ở xã hội của Thành phố là rất lớn, nếu chúng ta không có kế hoạch giải quyết thì sẽ xảy ra nhiều hệ lụy.
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc, các đại biểu đưa ra một số kiến nghị: Về bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội; chính sách tạo nguồn vốn tín dụng, cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia nhà ở xã hội; điều kiện phải gửi tiết kiệm để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội,… Bên cạnh đó, Thành phố cần chủ động chuẩn bị quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, trước hết là sử dụng hiệu quả quỹ đất công; sử dụng hiệu quả quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại của doanh nghiệp tư nhân để làm nhà ở xã hội; gắn liền với các khu công nghiệp; và phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện thiết chế nhà ở cho công nhân; chấp thuận chủ trương đầu tư, thẩm duyệt thiết kế, thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, thỏa thuận chiều cao tối đa các dự án nhà ở xã hội; khuyến khích phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại cho thuê giá rẻ. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ thí điểm cho doanh nghiệp được đầu tư phát triển phòng ở cho thuê có diện tích dưới 25m2/phòng.
Phát biểu kết luận buổi Tọa đàm, PGS, TS. Vũ Văn Hà đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học đối với chủ đề buổi Tọa đàm. PGS, TS. Vũ Văn Hà nhấn mạnh: Với việc phân tích, đánh giá và nhận định đối với những hạn chế vướng mắc, đồng thời các đại biểu đã đưa ra các giải pháp trong việc chống ngập lụt và phát triển nhà ở xã hội ở Thành phố,… Những kết quả thu được tại buổi Tọa đàm, Tạp chí Cộng sản sẽ tổng hợp để kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và tham vấn cho Thành phố Hồ Chí Minh./.
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay