Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội hiện thực - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại
23:11, ngày 26-10-2017
TCCSĐT - Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), ngày 26-10-2017, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương,Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội hiện thực - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại”.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự hội thảo. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì hội thảo.
Giá trị thời đại của Cách mạng tháng Mười Nga
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh cách đây 100 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik Nga đứng đầu là V.I.Lê-nin vĩ đại, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã nhất loạt khởi nghĩa lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết, nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới mở đầu thời đại mới trong lịch sử nhân loại thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công không chỉ đánh dấu sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới mà còn tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, một chế độ xã hội xóa bỏ mọi áp bức bất công, đem lại công bằng, bình đẳng, tự do cho con người, đối lập với các chế độ xã hội của giai cấp bóc lột trước đó. Sự ra đời của nhà nước Xô-viết và bước phát triển to lớn của Liên Xô trong những thập niên đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội thể hiện đầy đủ sức mạnh và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười thành công đã thổi luồng ánh sáng mới của thời đại, ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin truyền tỏa đến Việt Nam đúng vào lúc phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đang có chuyển biến sâu sắc, giai cấp công nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và bước lên vũ đài chính trị, góp phần chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc vào đầu thế kỷ XX.
Cách mạng Tháng Mười không chỉ rọi sáng con đường cách mạng Việt Nam mà còn cổ vũ quần chúng công nông vùng lên làm cách mạng, đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân. Việc phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện quân đồng minh ngày 15-8-1945 đã tạo tiền đề rất quan trọng cho nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, cổ vũ cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga và thực tiễn hoạt động chính quyền Xô-viết đã để lại nhiều kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn rất sâu sắc cho Đảng và nhân dân Việt Nam. Vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp với những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga vào điều kiện cụ thể của đất nước, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình, chí nghĩa của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành được những thắng lợi vẻ vang.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: “Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga là dịp để khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga và những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong lịch sử nhân loại. Đây cũng là dịp chúng ta nhìn nhận, phân tích sâu sắc, khoa học những kinh nghiệm, bài học lịch sử, những thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực, mô hình Xô-Viết sau hơn 70 năm tồn tại và phát triển; từ đó rút ra những quy luật, những cách thức phát triển mới, nhanh, bền vững, phù hợp với xu thế thời đại trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết, Hội thảo đã nhận được gần 60 bài viết chuyên sâu của các nhà lãnh đạo quản lý, nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan ở trung ương, các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo lý luận. Các tham luận đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu như khẳng định giá trị lịch sử to lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và những tác động của nó đến chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào công nhân thế giới một thế kỷ qua; đánh giá khách quan, khoa học những thành tựu, hạn chế của chủ nghĩa xã hội hiện thực khởi đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga hơn 70 năm qua; chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực; khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam và định hướng, giải pháp cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng gợi ý 4 vấn đề lớn để các đại biểu tập trung thảo luận, tranh luận, làm sâu sắc hơn: thứ nhất, về giá trị thời đại, ý nghĩa mở đường và tinh thần khai sáng cho một thế kỷ phát triển vừa qua của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917; thứ hai, về chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới: thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, thời cơ, thách thức và triển vọng của nó; thứ ba, kiên định trung thành, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới trong một thế kỷ qua; thứ tư, về thách thức, thời cơ và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay từ ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga và bài học lịch sử thăng trầm một thế kỷ qua của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới."
Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội hiện thực ở mỗi nước
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định những giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga, những tác động của nó đến tiến trình vận động, phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong một thế kỷ qua; Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Nhiều ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi và thành tựu to lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới đã góp phần khẳng định tầm vóc lớn lao, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng, đồng thời là minh chứng sinh động về tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Đồng chí Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định: “Giá trị cốt lõi của Cách mạng Tháng Mười là con người phải được sống trong hạnh phúc, độc lập, tự do và phải có nền dân chủ cho đất nước và không thể bị áp bức, bóc lột. Khẩu hiệu của Việt Nam và Bác Hồ trong tiêu đề của đất nước đầu tiên là: “Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Đất nước phải dân chủ, phải được độc lập, phải có tự do, hạnh phúc, dân chủ cho con người. Đó là giá trị cốt lõi của Cách mạng Tháng Mười, đưa lại cho nhân loại và đất nước ta. Do đó, cần vận dụng sâu sắc thành quả đó".
Đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, chỉ ra 7 bước tiến của Nga sau khi Cách mạng Tháng Mươi Nga thành công đó là: tiến hành Cách mạng thay đổi cục diện trên thế giới; biến nước Nga thành cường quốc thế giới; giành được thắng lợi về khoa học kỹ thuật (khoa học vũ trụ, cách mạng khoa học...); phát triển về văn hoá mang đậm tính nhân văn, đặc sắc; xây dựng cuộc sống lành mạnh tốt hơn cho nhân dân; tinh thần quốc tế vô sản giúp đỡ các nước anh em; xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh bậc nhất thế giới. Đồng chí Vũ Khoan cũng chỉ rõ những khiếm khuyết như: về kinh tế quan liêu tập trung duy trì quá lâu; tư tưởng chủ quan duy ý chí, nóng vội; nhà nước dân chủ xã hội mang nặng tính hình thức; chưa giải quyết được vấn đề mâu thuẫn dân tộc...
Hội thảo cũng nghe các tham luận của GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương: "Những sai lầm về nhận thức lý luận dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực mô hình Xô viết”; của GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hô Chí Minh: "Cách mạng Tháng Mười Nga và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay"; của Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Bá Dương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc Phòng: "Diễn biến hòa bình" - một kịch bản "phi kịch tính", thảm họa và bài học kinh nghiệm; của PGS, TS. Đỗ Thị Thạch và TS. Nguyễn Anh Tuấn: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa qua một thế kỷ và ý nghĩa đối với Việt Nam"; của GS, TS. Trần Văn Phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: "Giải quyết mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay”…
Mỗi tham luận đều có những phân tích khoa học và khách quan, với những mức độ khác nhau, về vị trí to lớn không thể phủ nhận được của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với sự phát triển của thế giới 100 năm qua. Chủ nghĩa xã hội hiện thực, với sức mạnh của chế độ mới ưu việt, từ một nước Nga, đến Liên Xô, rồi đến hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã góp phần to lớn vào phát triển mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…) của nhân loại; là lực lượng trụ cột giữ cân bằng về mặt quân sự, đảm bảo ổn định và hòa bình thế giới; đồng thời là nguồn cổ vũ, giúp đỡ cả vật chất, tinh thần cho phong trào giải phóng dân tộc thế giới... Các tham luận cũng thống nhất ý nghĩa to lớn của của Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra con đường giải phóng dân tộc không chỉ ở nước Nga mà còn nhiều nước thuộc địa bị áp lức trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giá trị lịch sử xuyên suốt 100 năm qua của Cách mạng Tháng Mười Nga và những tác động của nó đến tiến trình vận động, phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong một thế kỷ qua. Rút ra những bài học quý báu từ thực tiễn, Việt Nam vận dụng sáng tạo những giá trị cốt lõi của Cách mạng Tháng Mười Nga vào xây dựng đất nước hội nhập, phát triển hôm nay.
Trong gần 60 bài tham luận gửi đến Hội thảo, cho dù còn nhiều ý kiến có thể không hẳn thống nhất, về các nguyên nhân làm chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, làm chủ nghĩa xã hội hiện thực khủng hoảng, trì trệ sau hơn 70 năm vận động và phát triển, song các tham luận đều cho rằng, sự sụp đổ ấy không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin với bản chất khoa học và cách mạng, mà do việc "vật chất hóa", "hiện thực hóa" chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào cuộc sống không thành công ở những mô hình cụ thể. Một minh chứng hùng hồn cho điều này là các nước xã hội chủ nghĩa còn lại hiện nay, trong quá trình cải cách, đổi mới, đã phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của đất nước, tạo ra những mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực phù hợp, để đứng vững và đi lên.
Có thể nói, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Những kết quả nghiên cứu, thảo luận tại Hội thảo lần này sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở, căn cứ lý luận và thực tiễn cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước theo ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười và mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Hội thảo cũng sẽ góp phần tạo niềm tin khoa học để góp phần thực hiện tốt hơn các Nghị quyết Trung ương nhiệm kỳ khóa XII của Đảng, nhất là thực hiện có hiệu quả những quyết định quan trọng mới đây của Đảng tại Hội nghị Trung ương 4, 5 và 6 (Khóa XII).
Trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo, trước đó, ngày 17-9, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Toạ đàm khoa học quốc tế với cùng chủ đề Hội thảo hôm nay, nhằm mục đích lắng nghe và cùng trao đổi một cách khách quan, khoa học những đánh giá của một số nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị và hoạt động thực tiễn đến từ các nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Cuba, Thuỵ Điển về giá trị của Cách mạng Tháng Mười và những vấn đề đang đặt ra hiện nay cần nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội hiện thực./.
Giá trị thời đại của Cách mạng tháng Mười Nga
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh cách đây 100 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik Nga đứng đầu là V.I.Lê-nin vĩ đại, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã nhất loạt khởi nghĩa lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết, nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới mở đầu thời đại mới trong lịch sử nhân loại thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công không chỉ đánh dấu sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới mà còn tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, một chế độ xã hội xóa bỏ mọi áp bức bất công, đem lại công bằng, bình đẳng, tự do cho con người, đối lập với các chế độ xã hội của giai cấp bóc lột trước đó. Sự ra đời của nhà nước Xô-viết và bước phát triển to lớn của Liên Xô trong những thập niên đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội thể hiện đầy đủ sức mạnh và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười thành công đã thổi luồng ánh sáng mới của thời đại, ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin truyền tỏa đến Việt Nam đúng vào lúc phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đang có chuyển biến sâu sắc, giai cấp công nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và bước lên vũ đài chính trị, góp phần chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc vào đầu thế kỷ XX.
Cách mạng Tháng Mười không chỉ rọi sáng con đường cách mạng Việt Nam mà còn cổ vũ quần chúng công nông vùng lên làm cách mạng, đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân. Việc phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện quân đồng minh ngày 15-8-1945 đã tạo tiền đề rất quan trọng cho nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, cổ vũ cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga và thực tiễn hoạt động chính quyền Xô-viết đã để lại nhiều kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn rất sâu sắc cho Đảng và nhân dân Việt Nam. Vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp với những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga vào điều kiện cụ thể của đất nước, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình, chí nghĩa của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành được những thắng lợi vẻ vang.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: “Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga là dịp để khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga và những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong lịch sử nhân loại. Đây cũng là dịp chúng ta nhìn nhận, phân tích sâu sắc, khoa học những kinh nghiệm, bài học lịch sử, những thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực, mô hình Xô-Viết sau hơn 70 năm tồn tại và phát triển; từ đó rút ra những quy luật, những cách thức phát triển mới, nhanh, bền vững, phù hợp với xu thế thời đại trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết, Hội thảo đã nhận được gần 60 bài viết chuyên sâu của các nhà lãnh đạo quản lý, nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan ở trung ương, các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo lý luận. Các tham luận đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu như khẳng định giá trị lịch sử to lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và những tác động của nó đến chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào công nhân thế giới một thế kỷ qua; đánh giá khách quan, khoa học những thành tựu, hạn chế của chủ nghĩa xã hội hiện thực khởi đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga hơn 70 năm qua; chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực; khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam và định hướng, giải pháp cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng gợi ý 4 vấn đề lớn để các đại biểu tập trung thảo luận, tranh luận, làm sâu sắc hơn: thứ nhất, về giá trị thời đại, ý nghĩa mở đường và tinh thần khai sáng cho một thế kỷ phát triển vừa qua của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917; thứ hai, về chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới: thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, thời cơ, thách thức và triển vọng của nó; thứ ba, kiên định trung thành, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới trong một thế kỷ qua; thứ tư, về thách thức, thời cơ và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay từ ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga và bài học lịch sử thăng trầm một thế kỷ qua của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới."
Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội hiện thực ở mỗi nước
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định những giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga, những tác động của nó đến tiến trình vận động, phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong một thế kỷ qua; Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Nhiều ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi và thành tựu to lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới đã góp phần khẳng định tầm vóc lớn lao, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng, đồng thời là minh chứng sinh động về tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Đồng chí Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định: “Giá trị cốt lõi của Cách mạng Tháng Mười là con người phải được sống trong hạnh phúc, độc lập, tự do và phải có nền dân chủ cho đất nước và không thể bị áp bức, bóc lột. Khẩu hiệu của Việt Nam và Bác Hồ trong tiêu đề của đất nước đầu tiên là: “Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Đất nước phải dân chủ, phải được độc lập, phải có tự do, hạnh phúc, dân chủ cho con người. Đó là giá trị cốt lõi của Cách mạng Tháng Mười, đưa lại cho nhân loại và đất nước ta. Do đó, cần vận dụng sâu sắc thành quả đó".
Đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, chỉ ra 7 bước tiến của Nga sau khi Cách mạng Tháng Mươi Nga thành công đó là: tiến hành Cách mạng thay đổi cục diện trên thế giới; biến nước Nga thành cường quốc thế giới; giành được thắng lợi về khoa học kỹ thuật (khoa học vũ trụ, cách mạng khoa học...); phát triển về văn hoá mang đậm tính nhân văn, đặc sắc; xây dựng cuộc sống lành mạnh tốt hơn cho nhân dân; tinh thần quốc tế vô sản giúp đỡ các nước anh em; xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh bậc nhất thế giới. Đồng chí Vũ Khoan cũng chỉ rõ những khiếm khuyết như: về kinh tế quan liêu tập trung duy trì quá lâu; tư tưởng chủ quan duy ý chí, nóng vội; nhà nước dân chủ xã hội mang nặng tính hình thức; chưa giải quyết được vấn đề mâu thuẫn dân tộc...
Hội thảo cũng nghe các tham luận của GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương: "Những sai lầm về nhận thức lý luận dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực mô hình Xô viết”; của GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hô Chí Minh: "Cách mạng Tháng Mười Nga và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay"; của Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Bá Dương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc Phòng: "Diễn biến hòa bình" - một kịch bản "phi kịch tính", thảm họa và bài học kinh nghiệm; của PGS, TS. Đỗ Thị Thạch và TS. Nguyễn Anh Tuấn: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa qua một thế kỷ và ý nghĩa đối với Việt Nam"; của GS, TS. Trần Văn Phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: "Giải quyết mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay”…
Mỗi tham luận đều có những phân tích khoa học và khách quan, với những mức độ khác nhau, về vị trí to lớn không thể phủ nhận được của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với sự phát triển của thế giới 100 năm qua. Chủ nghĩa xã hội hiện thực, với sức mạnh của chế độ mới ưu việt, từ một nước Nga, đến Liên Xô, rồi đến hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã góp phần to lớn vào phát triển mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…) của nhân loại; là lực lượng trụ cột giữ cân bằng về mặt quân sự, đảm bảo ổn định và hòa bình thế giới; đồng thời là nguồn cổ vũ, giúp đỡ cả vật chất, tinh thần cho phong trào giải phóng dân tộc thế giới... Các tham luận cũng thống nhất ý nghĩa to lớn của của Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra con đường giải phóng dân tộc không chỉ ở nước Nga mà còn nhiều nước thuộc địa bị áp lức trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giá trị lịch sử xuyên suốt 100 năm qua của Cách mạng Tháng Mười Nga và những tác động của nó đến tiến trình vận động, phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong một thế kỷ qua. Rút ra những bài học quý báu từ thực tiễn, Việt Nam vận dụng sáng tạo những giá trị cốt lõi của Cách mạng Tháng Mười Nga vào xây dựng đất nước hội nhập, phát triển hôm nay.
Trong gần 60 bài tham luận gửi đến Hội thảo, cho dù còn nhiều ý kiến có thể không hẳn thống nhất, về các nguyên nhân làm chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, làm chủ nghĩa xã hội hiện thực khủng hoảng, trì trệ sau hơn 70 năm vận động và phát triển, song các tham luận đều cho rằng, sự sụp đổ ấy không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin với bản chất khoa học và cách mạng, mà do việc "vật chất hóa", "hiện thực hóa" chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào cuộc sống không thành công ở những mô hình cụ thể. Một minh chứng hùng hồn cho điều này là các nước xã hội chủ nghĩa còn lại hiện nay, trong quá trình cải cách, đổi mới, đã phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của đất nước, tạo ra những mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực phù hợp, để đứng vững và đi lên.
Có thể nói, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Những kết quả nghiên cứu, thảo luận tại Hội thảo lần này sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở, căn cứ lý luận và thực tiễn cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước theo ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười và mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Hội thảo cũng sẽ góp phần tạo niềm tin khoa học để góp phần thực hiện tốt hơn các Nghị quyết Trung ương nhiệm kỳ khóa XII của Đảng, nhất là thực hiện có hiệu quả những quyết định quan trọng mới đây của Đảng tại Hội nghị Trung ương 4, 5 và 6 (Khóa XII).
Trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo, trước đó, ngày 17-9, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Toạ đàm khoa học quốc tế với cùng chủ đề Hội thảo hôm nay, nhằm mục đích lắng nghe và cùng trao đổi một cách khách quan, khoa học những đánh giá của một số nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị và hoạt động thực tiễn đến từ các nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Cuba, Thuỵ Điển về giá trị của Cách mạng Tháng Mười và những vấn đề đang đặt ra hiện nay cần nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội hiện thực./.
Tiếp tục huy động các lực lượng hỗ trợ, khắc phục hậu quả mưa lũ  (26/10/2017)
Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài  (26/10/2017)
Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác trong phòng, chống tội phạm  (26/10/2017)
Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ  (26/10/2017)
Phó Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone thăm và làm việc tại Bến Tre  (26/10/2017)
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý tổ chức tín dụng  (26/10/2017)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay