Việt Nam xếp thứ 37 trong danh sách các địa điểm bình yên nhất thế giới
20:04, ngày 04-06-2009
Trong một nghiên cứu công bố ngày 3-6 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình (có trụ sở tại Xit-ni), Việt Nam ở vị trí thứ 37 trong danh sách xếp hạng các địa điểm bình yên trên thế giới
Đứng đầu danh sách trên là Niu Di-lân. Ireland đã tụt từ vị trí dẫn đầu xuống thứ tư. Các nền kinh tế Bắc Âu và Đông Âu vẫn trong nhóm các nước đứng đầu, trong khi các nước "luẩn quẩn" trong vòng xoáy bạo lực như Áp-ga-ni-xtan và Xô-ma-li xếp ở nhóm cuối, I-rắc vẫn xếp hạng chót trong danh sách này.
Trong số các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hồng Công (Trung Quốc) xếp thứ 23, Ô-xtrây-li-a (27) và Xin-ga-po (29). Tại Đông Nam Á, ngay sau Việt Nam là Ma-lai-xi-a (38), tiếp theo là In-đô-nê-xi-a (68), Phi-lip-pin (113), Thái Lan (118) và Mi-an-ma (126).
Hai cường quốc kinh tế của thế giới là Trung Quốc và Mỹ lần lượt ở vị trí 67 và 83. Theo Viện nghiên cứu trên, sở dĩ Mỹ ở vị trí thấp là do số người đang bị giam giữ trong các nhà tù của nước này quá đông, tỷ lệ tội phạm cao, trong khi chính phủ tiếp tục duy trì ngân sách quốc phòng ở mức nhiều tỉ USD.
Danh sách xếp hạng trên được tính theo sự liên hệ giữa mức độ bình yên và thực trạng của nền kinh tế. Viện nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình kết luận suy thoái kinh tế toàn cầu không chỉ khiến con người nghèo hơn mà còn khiến thế giới kém an toàn hơn./.
Quyết định nhân sự của Thủ tướng Chính phủ  (04/06/2009)
Thông cáo số 13 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (04/06/2009)
Đánh thức tiềm năng du lịch biển, đảo Bắc miền Trung  (04/06/2009)
Bầu cử Nghị viện châu Âu  (04/06/2009)
Những dự báo tích cực về nền kinh tế Việt Nam  (04/06/2009)
Mâu thuẫn giữa Mỹ và I-xra-en về tiến trình hòa bình Trung Ðông  (03/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay