Đánh thức tiềm năng du lịch biển, đảo Bắc miền Trung
TCCSĐT - Bắc miền Trung từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế bao gồm 6 tỉnh với 670 km bờ biển, 23 cửa sông, là nơi tập trung nhiều bãi tắm đẹp, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo. Tuy nhiên, nhiều năm nay, tại những địa phương này, việc khai thác tiềm năng để phát triển du lịch chưa tương xứng.
Phát triển kinh tế du lịch biển là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và là định hướng chính để tăng tốc kinh tế miền Trung nói riêng. Hội thảo “Phát triển du lịch biển, đảo các tỉnh Bắc miền Trung” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức ngày 2-6-2009 tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An đã phân tích thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và phương hướng phát triển du lịch biển, đảo các tỉnh Bắc miền Trung cũng như sự hợp tác du lịch với các nước trong khu vực, đặc biệt là với các tỉnh đông - bắc Thái Lan và Lào.
Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Các tỉnh bắc Trung bộ đều tiếp giáp Biển Đông với cảnh quan có thể nói là độc đáo, đặc sắc, hệ sinh thái biển phong phú, nhiều bãi biển đẹp, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên thiên. Các tỉnh này còn có hàng ngàn di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, trong đó có các di tích đã được công nhận là di sản thế giới, như cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng… Đây còn là những địa phương nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt Bắc – Nam; có sân bay quốc tế, sân bay nội địa, cảng biển. Những điều kiện tự nhiên và nhân tạo đó làm cho vùng Bắc miền Trung có những nét riêng mà không phải vùng miền nào trong nước cũng hội đủ.
Hàng năm, lượng khách du lịch đến các tỉnh Bắc miền Trung chiếm trung bình 5,41% tổng lượng khách đến các tỉnh ven biển trong cả nước, với tổng thu nhập từ các dịch vụ du lịch chiếm 3,8% tổng thu nhập du lịch của cả nước, tạo việc làm cho 19.000 lao động trực tiếp và hơn 40.000 lao động gián tiếp. Tuy nhiên, du lịch vùng này vẫn ở mặt bằng thấp, quy mô và hiệu quả nhỏ, khách quốc tế còn ít, sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lặp, mang tính mùa vụ. Thực tế trên đang níu kéo và kìm hãm du lịch Bắc miền Trung phát triển.
Phần lớn các tham luận tại hội thảo đã phân tích những bất cập của du lịch trong vùng. Tham luận của một số đại biểu của Thái Lan đã đề cập đến ba trở ngại chính cho phát triển du lịch Bắc miền Trung (và có thể là cả Việt Nam) là kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, thủ tục xuất – nhập cảnh chưa thông thoáng; đội ngũ hướng dẫn viên và cán bộ làm dịch vụ còn bất cập về chuyên môn và ngoại ngữ.
Bắc miền Trung phải là điểm đến
Để đưa du lịch Bắc miền Trung phát triển, các tỉnh sẽ phối hợp với Tổng cục Du lịch và các đơn vị lữ hành trong, ngoài nước tập trung khắc phục những bất cập trong hoạt động du lịch. Đó là tình trạng tổ chức, quản lý khai thác kinh doanh du lịch mang tính tự phát, khả năng tập trung nguồn lực đầu tư chưa cao, tuyên truyền quảng bá không đủ tầm, chính sách thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch còn bất cập...
Để có một hướng đi đúng, theo các nhà quản lý và làm du lịch chuyên nghiệp, các tỉnh cần đẩy mạnh liên kết, trước hết là với các tỉnh trong vùng và với các trung tâm du lịch lớn; tăng cường hội nhập với các nước Đông Dương, 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; khai thác tối ưu lợi thế về đường tiếp cận, như các cửa khẩu đường bộ quốc tế (Nậm Cắn, cầu Treo, Lao Bảo, Cha Lo), cửa khẩu đường hàng không (sân bay Phú Bài - Huế, Vinh, Đông Hới), đường biển (cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Thuận An…), đường bộ (1A, Đường Hồ Chí Minh) và hệ thống đường sắt Bắc - Nam.
Hiện nay, các tỉnh Bắc miền Trung đã định hình trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch là khu vực Sầm Sơn - Cửa Lò - Thiên Cầm; Đồng Hới - Cửa Tùng - Cửa Việt; Lăng Cô - Cảnh Dương. Riêng khu vực Sầm Sơn - Cửa Lò - Thiên Cầm là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc mà tiêu biểu là vườn quốc gia Bến En, Pù Mát, Vụ Quang cùng các di tích văn hoá lịch sử có giá trị, như Hương Tích (Hà Tĩnh), khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) v.v...
Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch biển đảo Bắc miền Trung hoàn toàn không nhỏ, gắn với nó là các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái, khám phá, tâm linh. Trong tương lai không xa, nếu có cách làm, bước đi thích hợp, Bắc miền Trung thực sự sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách và là một trong trong những điểm nhấn của du lịch Việt Nam./.
Bầu cử Nghị viện châu Âu  (04/06/2009)
Những dự báo tích cực về nền kinh tế Việt Nam  (04/06/2009)
Mâu thuẫn giữa Mỹ và I-xra-en về tiến trình hòa bình Trung Ðông  (03/06/2009)
Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực  (03/06/2009)
Để gói kích cầu thực sự phát huy hiệu quả  (03/06/2009)
Để gói kích cầu thực sự phát huy hiệu quả  (03/06/2009)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên