Ấn Độ và Việt Nam tổ chức Hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Tôn Sinh Thành cho rằng hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại Kolkata lần này là hoạt động có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Người.
Đại sứ đã tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời nhấn mạnh Người không chỉ là Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ đang đơm hoa kết trái giữa Việt Nam và Ấn Độ hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự đoàn kết, tình hữu nghị và gắn bó giữa nhân dân hai nước, với hai lần đến thăm Ấn Độ vào các năm 1946 và 1958.
Đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ hợp tác song phương trong thời gian qua, Đại sứ Tôn Sinh Thành hy vọng mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ sẽ tiếp tục được củng cố, phát triển trên tất cả các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Về phần mình, Chủ tịch IVSC Geetesh Sharma cho rằng Việt Nam và Hồ Chí Minh là hai cái tên nước ngoài nổi tiếng và phổ biến nhất trong cộng đồng các dân tộc Ấn Độ, những người luôn khát khao những giá trị chính trị và trí thức suốt cả nửa cuối thế kỷ vừa qua, đặc biệt giai đoạn 1950-1970.
Đây là thời kỳ đặc biệt, khi mà có rất nhiều bài thơ, bài luận được viết bằng các ngôn ngữ Ấn Độ, đặc biệt ở bang Tây Bengal ca ngợi về Hồ Chí Minh. Trong thực tế, Việt Nam và Hồ Chí Minh đã trở thành những từ đồng nghĩa.
Ca ngợi về nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Geetesh Sharma cho rằng nhân dân luôn là đích đến tuyệt đối của quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã cống hiến trọn đời mình cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và ước muốn mang lại sự công bằng, bác ái, thịnh vượng cho mọi tầng lớp nhân dân trên thế giới. Dù đánh giá theo bất cứ
Tiêu chuẩn nào, Hồ Chí Minh cũng là một trong những nhân vật chói sáng nhất trong thời đại chúng ta. Nhân dịp này, ông Sharma đã cho ra mắt cuốn sách tự biên mang tên “Hình tượng Hồ Chí Minh của nhân dân và Ấn Độ” ca ngợi về cuộc đời, nhân cách và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Ông Md Salim - Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít (CPI-M), nghị sỹ bang Tây Bengal, đánh giá cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của tinh thần cách mạng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chiến đấu chống áp bức, bất công, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc và mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Người đã hiến dâng cả cuộc đời cho dân tộc, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Meenakshi Mishra - Giám đốc khu vực của Hội đồng Ấn Độ về các mối quan hệ văn hóa (ICCR), nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng, nguồn cổ vũ to lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày các tham luận về lý tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh, cũng như sự cống hiến to lớn của Người đối với sự nghiệp của cách mạng Việt Nam, cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ. Các bài tham luận đều cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng lỗi lạc, lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới và là người đặt nền móng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ. Cuộc đời, lý tưởng, nhân cách và sự nghiệp các mạng của Người được cả thế giới ngưỡng mộ và tôn vinh.
Giám đốc Thư viện quốc gia Kolkata đã bày tỏ sự ủng hộ việc tổ chức triển lãm ảnh, sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tác phẩm văn học viết về Người tại Thư viện Kolkata, cũng như dự án thành lập "Góc Việt Nam" tại đây.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đã cùng thưởng thức những bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh do các nhà thơ Ấn Độ tự sáng tác cũng như những bài thơ nổi tiếng trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Người.
Trước đó, Đại sứ Tôn Sinh Thành cùng đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam và Đại diện Ủy ban đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal đã tổ chức lễ dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở công viên Trung tâm thành phố Kolkata để tưởng nhớ Người./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thống đốc tỉnh Moskva  (10/05/2015)
Động thổ dự án nâng cấp Quốc lộ 10 huyết mạch ven biển Bắc Bộ  (10/05/2015)
Mỗi cán bộ sứ quán phải là cầu nối cho quan hệ Việt - Nga  (10/05/2015)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Singapore  (10/05/2015)
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Anh hùng dân tộc, Danh nhân thế giới  (10/05/2015)
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Anh hùng dân tộc, Danh nhân thế giới  (10/05/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay