Khai mạc Hội nghị cấp cao EU và những vấn đề đặt ra
Tại Hội nghị này, 3 hồ sơ quan trọng được lãnh đạo các nước EU tập trung thảo luận.
Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu EU vừa khai mạc sáng 11-12 tại Thủ đô Brúc-xen (Bỉ), với sự có mặt của lãnh đạo 27 quốc gia thành viên của khối này. Đây là Hội nghị cấp cao cuối cùng trước khi kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Pháp.
Tại Hội nghị này, 3 hồ sơ quan trọng được lãnh đạo các nước EU tập trung thảo luận. Trước hết đó là triển vọng của Bản Hiệp ước Lix-bon đang dang dở, trong đó đề cập những quy định hiến pháp mới của Liên minh châu Âu. Bản Hiệp ước này đã không được đa số người dân Ai-len (Irlande) ủng hộ và các nhà lãnh đạo đang hy vọng vào kết quả của cuộc trưng cầu dân ý mới dự kiến sẽ được tổ chức vào năm tới 2009 tại Ai-len.
Nội dung thứ hai đang được tất cả các nước Liên minh châu Âu quan tâm là Kế hoạch phục hồi kinh tế của Khối.
Một nội dung nữa đã được bàn luận không ít tại các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo EU, đó là vấn đề giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và hạn ngạch đối với việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với các nước EU… I-ta-li-a là một trong những nước rất quan tâm tới vấn đề này. Đại sứ I-ta-li-a tại Liên minh châu Âu Phéc-đi-nan-đô Ne-li Phê-rô-xi cho rằng: «Chúng tôi đang muốn có một giải pháp hiệu quả để có thể bảo vệ những lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm nhất trong EU. Đây là những lĩnh vực cốt yếu của nền kinh tế EU và dễ bị ảnh hưởng nhất trong cuộc cạnh tranh quốc tế. Các nước trong EU cần nhanh chóng đi đến những thỏa thuận chung về vấn đề liên quan tới giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính».
Trước khi diễn ra cuộc họp này, vẫn có những bất đồng giữa các nước lớn trong EU, nhất là giữa Pháp với Đức. Thủ tướng Đức vẫn luôn thận trọng với những sáng kiến về chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và phục hồi kinh tế của Ủy ban châu Âu và Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di./.
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát huy tinh thần đoàn kết quân - dân trong Đại thắng mùa Xuân 1975 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam