Tọa đàm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Che Guevara tại Argentina
22:52, ngày 06-06-2014
Những tương đồng về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người du kích anh hùng Ernesto Che Guevara đã được nêu bật trong cuộc tọa đàm ngày 5-6 tại trụ sở Quốc hội Argentina nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2014) và 86 năm ngày sinh của Che Guevara (14-6-1928 - 14-6-2014).
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, cuộc tọa đàm do bà Julia Argentina Perié, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam tại Hạ viện Argentina, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam và Hiệp hội Nghiên cứu và quảng bá những giá trị di sản của Che tổ chức với sự tham gia của đại diện Đoàn ngoại giao và nhiều tổ chức chính trị xã hội Argentina.
Phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Đình Thao và ông Juan Martín Guevara - em trai của Che Guevara và là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu và Quảng bá những giá trị di sản của Che Guevara, đã trình bày quá trình hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Che Guevara, hai nhà cách mạng vĩ đại của thế kỷ XX có chung hoài bão đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Về phần mình, bà Perié nêu bật tầm vóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Che Guevara, cũng như những đóng góp của hai nhà cách mạng xuất chúng này trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bà nhắc lại kỷ niệm tháp tùng Tổng thống Cristina Fernández trong chuyến thăm Việt Nam đầu năm ngoái, trong đó bà có dịp thăm khu di tích địa đạo Củ Chi, biểu tượng của tinh thần đấu tranh quật cường chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ.
Các ý kiến phát biểu khác đã nêu bật giá trị thời đại và ý nghĩa thời sự của tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Che Guevara liên quan tới phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, thực hiện công bằng xã hội… Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
Trong khi đó, Che Guevara được coi là một biểu tượng của phong trào du kích trên thế giới. Sinh ra tại Argentina, Che Guevara tham gia phong trào cách mạng do lãnh tụ Cuba Fidel Castro khởi xướng. Sau khi cách mạng Cuba thành công, ông đã được cử giữ một số chức vụ như Chủ tịch Ngân hàng quốc gia và sau đó là Bộ trưởng Công nghiệp. Năm 1966, Che Guevara đến Bolivia để phát động một cuộc cách mạng giải phóng. Ông bị bắt ngày 8-10-1967 và bị giết hại một ngày sau đó. Ông từng có câu nói bất hủ: “Tạo ra hai, ba… nhiều Việt Nam” nhằm làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc.
Tại buổi tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Đình Thao đã đề cập tới tình hình Biển Đông, trong đó nêu rõ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và điều nhiều tàu và cả máy bay quân sự để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002.
Đại sứ nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam giải quyết những bất đồng trên một cách hòa bình./.
Phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Đình Thao và ông Juan Martín Guevara - em trai của Che Guevara và là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu và Quảng bá những giá trị di sản của Che Guevara, đã trình bày quá trình hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Che Guevara, hai nhà cách mạng vĩ đại của thế kỷ XX có chung hoài bão đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Về phần mình, bà Perié nêu bật tầm vóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Che Guevara, cũng như những đóng góp của hai nhà cách mạng xuất chúng này trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bà nhắc lại kỷ niệm tháp tùng Tổng thống Cristina Fernández trong chuyến thăm Việt Nam đầu năm ngoái, trong đó bà có dịp thăm khu di tích địa đạo Củ Chi, biểu tượng của tinh thần đấu tranh quật cường chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ.
Các ý kiến phát biểu khác đã nêu bật giá trị thời đại và ý nghĩa thời sự của tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Che Guevara liên quan tới phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, thực hiện công bằng xã hội… Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
Trong khi đó, Che Guevara được coi là một biểu tượng của phong trào du kích trên thế giới. Sinh ra tại Argentina, Che Guevara tham gia phong trào cách mạng do lãnh tụ Cuba Fidel Castro khởi xướng. Sau khi cách mạng Cuba thành công, ông đã được cử giữ một số chức vụ như Chủ tịch Ngân hàng quốc gia và sau đó là Bộ trưởng Công nghiệp. Năm 1966, Che Guevara đến Bolivia để phát động một cuộc cách mạng giải phóng. Ông bị bắt ngày 8-10-1967 và bị giết hại một ngày sau đó. Ông từng có câu nói bất hủ: “Tạo ra hai, ba… nhiều Việt Nam” nhằm làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc.
Tại buổi tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Đình Thao đã đề cập tới tình hình Biển Đông, trong đó nêu rõ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và điều nhiều tàu và cả máy bay quân sự để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002.
Đại sứ nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam giải quyết những bất đồng trên một cách hòa bình./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi điện mừng Tổng thống Ai Cập  (06/06/2014)
Phó Chủ tịch nước dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu  (06/06/2014)
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4 (khóa XI) Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam  (06/06/2014)
Việt Nam bàn giao thiết bị nghiên cứu lịch sử quân sự cho Campuchia  (06/06/2014)
Lễ kỷ niệm 20 năm Thành lập Quỹ Bảo trợ trẻ em  (06/06/2014)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên